Giúp e đề cương văn hkI với !

L

lyzk_ng0

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp e lần nữa nhá. e cảm ơn nhiều :D
Ai giúp đc câu nào thì giúp :D


Bài 1: Tổng quan văn học Việt Nam
- Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ.

Bài 2: Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm San sử thi Tây Nguyên).
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Đăm San trong cảnh ăn mừng chiến thắng.

Bài 3: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
- Cảm nhận của em về mối quan hệ cha con, vợ chồng trong chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ?

Bài 4: Uy – lít – xơ trở về (trích Ô-đi-xê – Sử thi Hi Lạp) của Hô-me-rơ.
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp ?

Bài 5: Ra-ma buộc tội (trích Ra-na-ya-na – Sử thi Ấn Độ)của Van-mi-ki.
- Cảm nhận của em về h/ả nàng Xi-ta bước vào dàn hỏa thêu .

Bài 6: Tấm Cám (truyện cổ tích)
- Anh (chị ) có suy nghĩ ntn về hành động trả thù của Tấm đối với Cám ?

Bài 7: Tỏ lòng (Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão)
(1) - Cảm nhận của anh (chị) về hào khí Đông A qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão ?
(2) - Cảm nhận về vẻ đạp của trang nam nhi thời Trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão ?

Bài 8: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nêu cảm nhận chung của anh (chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn ?

Bài 9 : Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du
- Tấm lòng nhân đạo của ND gửi gắm togn bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí”
- Phân tích bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” của ND.

Bài 10 : Tại Lầu Hoàng Hạc tiênc Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
- Các nhà thơ Đường rất coi trọng tình bạn, anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí, ý nghĩa tình bạn trong cuộc sống ngày nay ?

Bài 11 : Cảm xúc Mùa thu – Đỗ Phủ
- Nỗi lòng ĐP thể hiện ntn trong bài thơ ?

Bài 12: Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu. Nỗi oán của người phòng khuê – Vương Xương Linh. Khe chim kêu – Vương Duy.
- Trình bày khái quát nội dung chính của ba bài thơ Lầu Hoàng Hạc, nỗi oán của người phòng khuê, khe chim kêu.

Bài 1: Hđ giao tiếp = ngôn ngữ:
- VD minh họa của hđ giao tiếp = ngôn ngữ ?

Bài 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- VD minh họa của ngôn ngữ nói.
- VD minh họa của ngôn ngữ viết.

Bài 1: Chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu cho bài văn tự sự.
- Thế nào là sự việc tiêu biểu, chi tiết trong một bài văn tự sự ?
- Hãy chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích “Ra-ma buộc tội”.
 
S

s0cbay_kut3

Đề 4: HÌnh tượng nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

Ý 1: Vẻ đẹp của Uy-lít-xơ:
Uy-lít-xơ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, và của tác phẩm Ô-đi-xê. Nhân vật hiện lên với vẻ đẹp cao cả và phi thường.
+, vẻ đẹp ngoại hình: Uy-lít- xơ đẹp như 1 vị thần ( sau khi tắm xong...)
+, Chàng còn là người có sức mạnh phi thường: Uy đã cùng con trai giết chết 108 vị cầu hôn.
+, Trí tuệ hơn người: Cải trang thành người hành khất, bí mật cùng con trai bàn kế hoạch, biết nhận ra thái độ và thử thách của vợ... nhắc nhở con trai đề phòng...
+, phong thái điềm tĩnh, tự tin: Chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp
+, Chung thủy, ân nghĩa với vợ con
==> Qua nhân vật Uy: -, Sức mạnh của Uy biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng.
-, Qua đó cũng ca ngợi tình cảm gia đình

Ý 2; Nhân vật Pê-nê-lốp:
+, được khắc họa = 1 vẻ đẹp ấn tượng, cao cả-là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ thời đại ngày nay.
+, P là 1 người phụ nữ có trí tuệ, sắc sảo, thông minh hơn người: Thận trọng trước người mà nàng chưa tin tưởng rằng đó là chồng mình. Biết tạo thử thách cho chàng...
+. Người vợ chung thủy: 20 năm vẫn chờ chồng, thận trọng trước Uy cũg bởi vì tình yêu sâu sắc đối vs chàng, xuất phát từ trái tim ko muốn trao nhầm chỗ...
+, Tình yêu thươg chồng, con của p vô cùng đằm thắm, mãnh liệt, nồng nàn.
==> Chân dung P hiện lên đầy tình nghĩa
+, P cũng là người phụ nữ rất hiền dịu, gần gũi, đời thường vs những cung bậc cảm xúc...
==> Hình ảnh lý tưởng của người phụ nữ Hi Lạp cổ đại, kết tinh vẻ đẹp cao cả và gần gũi, có tình yêu nồng nàn và thắm thiết==> là cơ sở để hình thành yếu tố gia đình, khẳng định giá trị của gia đình

Ý 3: đánh giá
+,Qua 2 nhân vật, ta thấy được vẻ đẹp của những con người Hi lạp cổ đại....
+, Khẳng định giá trị bền vững của tình cảm gia đình
+, khẳng định tài năng xây dựng nhân vật sử thi
 
B

bengoc5

bài 8 Nhàn nhé bạn, làm hơi sơ xài


Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn có học vấn uyên bác, là tác giả của hai tập thơ: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm). Nếu hơn một thế kỉ trước quan niệm sống nhàn đã được viết trong bài thơ Côn Sơn Ca thì đến Nguyễn Bình Khiêm nhàn thành lẽ sống, đề tài sáng tác – tiêu biểu là tác phẩm “Nhàn”.
Ở hai câu đề ta thấy hình ảnh một lão nông dân sống thảnh thơi ở nơi vườn quê than thuộc:
“Một mai, một cuốc, một cần cầu
Thở thẩn dầu ai vui thú nào”
Câu thơ sử dụng số từ “một” và phép liệt kê “mai”, “cuốc”, “cần câu”. Đây là những nông cụ sinh hoạt của một lão nông vui thú ruộng vườn. Bên cạnh đó, từ “dầu ai” với nghĩa mặc ai, kết hợp với từ láy “thơ thẩn” gợi dáng vẻ chậm rải, khoan thai. Hình ảnh của một tiên ông trong cảnh vườn quê mộc mạc
Lời thơ giản dị thể hiện vẻ đẹp của sống của một nông dân “nhàn” hạ, phong thái ung dung thảnh thơi với tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, “vui thú” điền viên.
Với cách sống đó Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bộc lộ quan niệm nhàn của riêng mình. Ông là một Nho quan sống với nghĩa vụ “trí quân trạch dân” nhưng hoàn cảnh triều đình lúc bấy giờ tranh giành quyền lực, nhân dân đói khổ. Vì vậy chức tước bổng lộc của Nguyễn Bỉnh Khiêm không giúp gì được cho dân cho nước và việc “lánh đục về trong” là cách ứng xử phù hợp với cách đạo đức của một nhà Nho chân chính. Phải chăng vì vậy mà tác giả viết:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Câu thơ dùng phép đối và những hình ảnh đối lập “ta đại” – “người khôn”, “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao”. Tác giả cho thấy hai quan niệm, hai cách sống khác sống nhằm nhấn mạnh quan niệm của mình về “dại”, “khôn”. Lời thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách chứa đựng niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả. “Nhàn” là nhận “dại” về mình nhường “khôn” cho người, xanh lánh chốn danh lợi bon chen. Ta có thể thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gìn giữ được nhân cách, đức độ của một kẻ sĩ, điều mà không phải ai cũng có thể làm được trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Để sống “nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống một cuộc sống sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Hai câu thơ đối nhau rất chuẩn. Nhà thơ đã cụ thể hóa những sinh hoạt hằng ngày với bữa cơm thật bình dị, mùa nào thức nấy. Mùa “thu” thường có măng mọc quanh nhà. Mùa “đông” thường có giá đỗ sau vườn. Mùa “xuân”, “hạ” thì trời nóng, tác giả thích “tắm” ở hồ “ao”, khu cảnh đẹp, nước trong mát. Có thể thấy đó là cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, tận hưởng được mọi vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. Vì theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống “nhàn” là xa lánh nơi quyền quí danh lợi mà tác giả gọi là “chốn lao xao”, sống “nhàn” là sống hòa hợp với tự nhiên. Không nên hiểu đơn thuần sống “nhàn” là sống nhàn hạ về thể chất, trốn tránh vất vả cực nhọc, quay lưng với đời sống xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản than. Nguyễn Bình Khiêm nhàn than mà không nhàn tâm, tuy “nhàn” nhưng ông vẫn luôn canh cánh nỗi niềm yêu nước lo dân. Đặt vào hoàn cảnh sang tác. Đây chính là quan niệm sống có giá trị tích cực trong quan niệm sống “nhàn” của Bạch Vân cư sĩ.
Quan niệm sống như vậy đã giúp Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn thong tuệ mang tính triết lí:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Hai câu thơ thật trang nhã, nhẹ nhàng. Dây là cách viết sáng tạo, dùng điển tích Thuần Vu. Chính điển tích này đã cho Nguyễn Bình Khiêm cái nhìn điềm đạm về phú quý. Ông đã từng là Trạng Nguyên làm quan trong triều nên đạ biết đến cuộc sống phú quý. Đó là danh vọng, địa vị, quyền thế, giàu sang…Vì vậy phú quí đối với ông là có thật nhưng cách viết phủ định ở câu cuối chứng tỏ rằng: phú quí không phải là mục đích cuộc đời của Nguyễn Bình Khiêm. Có lẽ vì vậy, tuy đã đạt đến đỉnh cao danh vọng nhưng trước sau ông vẫn sống đúng với tư thế, tâm thế, nhân cách của một bậc đại trượng phu không màng danh lợi.
Bài thơ “Nhàn” sử dụng phép đối, hình ảnh đối lập, điển tích…Những ngôn từ mộc mạc, tự nhiên và ý vị, giọng thơ giàu chất triết lí. Tất cả đã khắc họa vẻ đẹp nhân cách của tác giả. Đó là thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. Tác phẩm còn ca ngợi lối sống ẩn dật nhưng thanh cao đẹp đẽ của các nhà Nho giàu lòng yêu nước lúc bấy giờ.
Nguyễn Bình Khiêm là cây đại thụ của thế kỉ XVI. Với tác phẩm “Nhàn” ông đã thể hiện đầy đủ, trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách, trí tuệ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 
C

congchuatuyet204

bai
bài 1: hđ gío tiếp = ngôn ngữ là hđ trao đổi thông tin của con ng trong xã hội, đc tiến hành chủ yéu = phương tiện ngôn ngũ( dạng nói hay dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức tình cảm, hđ
VD: - hoa ơi, đi học nào!
- đợi mình 1 tí.
- nhanh lên nhé....
- hai bên có cương vị ngang = nhau
-các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau
- diễn ra trong hoàn cảnh....
- hướng vào nội dung...
- đạt đc mục đích giao tiếp.
BÀI:2/ đặc điểm ngôn ngữ nói:
- ng nói, ng nghe nói trực tiếp vs nhau
- luân phiên thay đổi ngôi kể
- diễn ra túc thời, mau lẹ. ko có đk gọt giũa lời nói
- có thể phối hợp vs nét mặt cử chỉ
- ngôn ngữ đa dạng
đặc điểm ngng viết:
- thể hiện bằng chữ viết
- ko có ngữ điệu. đc hỗ trợ = hệ thống dấu câu.
-từ ngữ đc lụa chọn
VD: nói: cuộc phỏng vấn, học tập trên lớp, nói chuyện hằng ngày.......
- viết: làm bài vănviết sách báo..............
------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI HAY NHỚ THANK.
 
Top Bottom