Giúp e cụ thể từng hiện tượng bài dao động cơ này

T

toanps_pro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một hệ cơ học như hình vẽ. Khối lượng của ròng rọc không đáng kể. Bỏ qua ma sát ở trục O. m2 > m1. Tại thời điểm thả cho hệ tự do thì lò xo không biến dạng.
a/ Chứng minh rằng hệ dao động điều hòa.
b/ Tìm biên độ dao động.


Mong các bác Giúp e hiện tượng bài này:
- Cách thức, lý do vật dao động
- Lực căng dây 2 nhánh tại ~ thời điểm đặc biệt ( ban đầu, vị trí biên)
- Phương pháp để giải
Trước mắt e không cần phải giải cụ thể đâu ạ, chỉ cần các anh chị nói rõ hiện tượng và hướng đi cho bài này để e hiểu đã. Em cảm ơn nhiều.
P/s: bài này thực ra có trong sách của thầy Tô Giang, quy hệ về hệ nằm ngang , bỏ ròng rọc, nhưng e vẫn chưa hiểu hiện tượng về Động lực học ở bài này lắm nên lên đây tham khảo ý kiến mọi người :). Em cảm ơn nhiều nhiều.
Đáp số là A =2m1.m2.g/k(m1 +m2)
 
N

nganha846

Mong các bác Giúp e hiện tượng bài này:
- Cách thức, lý do vật dao động
- Lực căng dây 2 nhánh tại ~ thời điểm đặc biệt ( ban đầu, vị trí biên)
- Phương pháp để giải
Trước mắt e không cần phải giải cụ thể đâu ạ, chỉ cần các anh chị nói rõ hiện tượng và hướng đi cho bài này để e hiểu đã. Em cảm ơn nhiều.
Ờ, nói chung là em cũng có tinh thần tự học.

Hệ này dao động do lò xo dãn ra, co lại theo quán tính thôi.

Dây này không phải là dây không dãn (do có lò xo). Ban đầu, khi vừa thả hai vật ra, lò xo sẽ bị kéo dãn về 2 phía với các lực m1g và m2g. Sau đó, lò xo đạt độ dãn cực đại, trượt về phía m2 và bắt đầu co lại.

Hướng giải: Ta xác định khối tâm của hệ, vì khối tâm là cố định, không chịu ảnh hưởng của nội lực nên sẽ đơn giản hóa bài toán.

Dây nối không ảnh hưởng tới vị trí khối tâm, ta thay thế vật m1 bằng một lực m1.g đặt tại một đầu lò xo, hướng lên trên. Vật m2 được thay thế bằng một lực m2.g hướng xuống dưới.

Lúc này bài toán quay về bài dao động hai vật nối với nhau bằng 1 lò xo. Ta tìm khối tâm thôi (là vị trí hợp của hai lực). Khói tâm này cách m1 một đoạn l1 và cách m2 một đoạn l2.

Tìm được khối tâm, ta xem như đây là hệ hai con lắc lò xo riêng biệt với khối tâm làm điểm treo. Khối tâm chuyển động có gia tốc (nhưng không cần xét trong trường hợp này). Hai con lắc này cùng chu kì và cùng pha (không tin tính ra thử là biết).

Con lắc 1 có khối lượng m1, cách khối tâm đoạn l1 và có độ cứng k1.
Con lắc 2 có khối lượng m2, cách khối tâm đoạn l2 và có độ cứng k2.

k1, k2 tự tính nhé.

Tính được A1, A2, sau đó tổng lại.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom