Giúp e bài văn biểu cảm về thầy cô với-bài viết số 3

V

vuhuy99

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
P

p3b3o_091098

Vòng thời gian trôi nhanh thật! Bạn còn nhớ không? Ngày đầu tiên bạn mang cặp đến lớp, lần đầu tiên bạn tròn xoe miệng tập đọc, lần đầu tiên bạn lúng túng cầm bút viết nên con chữ tròn vo ngộ nghĩnh. Rồi bạn học làm tính, học làm văn, học làm thơ... và học làm người... Bạn đã đi suốt chặng đường ấy với bàn tay nhẹ nhàng dìu dắt, với ánh mắt luôn trìu mến tình thương của thầy cô. Dòng đời như dòng sông trôi mãi, thầy cô vẫn lặng lẽ ở mãi bến đò, đón và đưa, mải miết tận tuỵ với bao thế hệ học trò....

Đêm khuya thầy chưa ngủ
Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn.

Ơn tình thầy bao la
Bát ngát như rừng hoa
Vì đàn em thân yêu
Vì đàn em thân yêu....

Đã lâu lắm tôi mới lại nghe bài hát này. Vẫn cái cảm giác êm ấm, vẫn tự dưng cay cay ở sống mũi trước những lời ca tha thiết, chân tình, vẫn là cảm xúc của lần đầu hát lên nó. Bài hát dẫn tôi về với những kỷ niệm xa xưa, gợi tôi nhớ đến những thầy cô giáo ngày xưa của mình, những người nghiêm khắc, những người diệu hiền, những người đã đi xa, và cả những người tôi chưa một lần gặp lại.

20/11 năm ấy là một ngày mưa tầm tã. Tôi đến thăm cô giáo dạy lớp 1, lúng túng hệt như ngày đầu đến lớp vì sợ cô không nhận ra mình. Bấm chuông rồi nghe tiếng cô vồn vã chạy ra mở cửa bảo tôi vào nhà mau kẻo lạnh. Cô vẫn vậy, vẫn vui vẻ, vẫn hiền hoà, vẫn mái tóc xoăn dài thơm nức mùi bồ kết, giờ đã điểm sợi bạc, và vầng trán đã líu nhíu nếp nhăn... Cô nhận bông hồng đỏ từ tay tôi, cười thật hiền: "Hôm nay cô có dám đi chơi đâu, sợ học trò đến thăm lại không gặp, tội nghiệp". Tôi cầm lấy bàn tay giờ đã khô ráp vì bụi phấn, bàn tay vẫn nắn nót viết câu cách ngôn lên bảng mỗi đầu tuần, bàn tay đã dìu nét chữ tôi viết nên câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ngày trước… mà thương cô vô hạn. Giọng Huế thật mềm, thật ngọt thủ thỉ dặn tôi: "Ráng học giỏi nghe con, rồi mai mốt lại về thăm cô"...

Khi tóc thầy bạc
Tóc em vẫn còn xanh
Khi tóc thầy bạc trắng
Chúng em đã khôn lớn rồi...

Thầy cô ơi, cảm ơn Người thật nhiều, cảm ơn tóc Người đã bạc cho chúng con nên người...

NHớ THANKS Đó
 
P

p3b3o_091098

Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông. Mồ hôi họ đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Cuộc sống quá bận rộn, có quá nhiều việc phải lo làm tôi không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, quan tâm đến những người xung quanh. Giờ ngồi một mình, nhìn cô lái đò má ửng hồng, như đâu đây hình ảnh của thầy cô đã dạy tôi. Tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa chúng tôi- thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho chúng tôi.

Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.Dòng sông vẫn cứ êm trôi... Tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Bao nhiêu người khách đã sang sông ? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực.. ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi...Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức chp chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế mà, có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích? Có ai nhớ chăng bao kỉ niệm êm đềm thấm đượm tình thầy trò? Nói đến đây, tôi bùi ngùi nhớ lại ngày xưa năm ấy, cách đây ba năm...

Hôm ấy, trời mưa tầm tã, lại vào mùa giá rét. Mẹ rước trễ nên tôi đứng đợi một mình với nỗi lạnh buốt. Chờ hòai chẳng thấy mẹ đến, tôi bắt đầu tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, một bóng áo mưa từ cổng trường lao về phía tôi. Hóa ra là thầy chủ nhiệm. Thầy đưa cho tôi cái áo mưa và đề nghị chở tôi về. Tôi vừa mừng, vừa băn khoăn vì nhà xa. Phút chốc thầy đã chở tôi ra đường, gò tấm lưng gầy vượt băng băng về phía trước. Đến nhà, tôi thấy mặt thầy tái lại, môi tím rung rung. Không màng tới sự giá buốt, thầy đưa dầu và khăn cho tôi. Đã có bố tôi ở nhà, nên thầy cũng yên tâm. Mưa chưa dứt, thầy hối hả ra về. Tôi nhìn theo mà lòng đầy cảm động. Dù có khôn lớn vào đời, mãi mãi tôi khắc ghi kỉ niệm này và hình ảnh thầy, tấm lòng thầy thật cao cả biết bao!


Một dòng đời - một dòng sông
Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải có đò
Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa ...


Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và cô cậu học sinh là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới. Còn gì vui hơn khi những khách qua sông đã nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ.


Thầy ơi, mặc cho cuộc sống bôn ba, thầy vẫn một đời chèo đò đưa từng lớp học sinh qua bến bờ tri thức. Ngày lại ngày, thầy cặm cụi nắm vững tay chèo, chỉ sợ học sinh của mình lạc lối trên đường đời có lắm bão táp, chông gai.

Ánh nắng mặt trời cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến nơi con đập sẽ tự mình rẽ sang một hướng khác. Nhưng việc dạy người làm sao rẽ được, gắn bó đời bằng một lối đi chung. Cao cả thay tấm lòng nhà giáo, lặn lội chở người qua bão táp phong ba cập bờ hạnh phúc. Đến nơi rồi một nụ cười đọng mãi. lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau.
Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?



Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo là qui luật muôn đời. Làm nhà giáo phải quên mình đi để nghĩ nhiều đến người khác. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau đùa đi con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang, nhưng bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Thầy cô giáo là người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ. Người khách xưa biết bao giờ trở lại, có nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông!


Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con mới hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại.
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương



Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết còn vương tơ... Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, bầy học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được tình cảm của thầy cô dành cho chúng. Thầy ơi!

NHỚ THANKS đó
 
D

deltafoce11

Thời gian dường như chẳng bao giờ biết dừng lại để ta hồi tưởng, suy nghĩ thật kĩ thật sâu về những kỉ niệm đã qua để rồi day dứt, nuối tiếc...Phải! Ký ức cứ bị bụi thời gian che mờ để giờ đây ta gột rủa những kỉ niệm thân thương thơ ấu...
Người thầy của tôi cứ sống lặng lẽ suốt cuộc đời thầy, có thể bị xem là cô độc...Dường như học sinh nhắc về thầy với nỗi sợ hãi và cay cú, đơn giản vì thầy thực sự quá nghiêm khắc. Không ai có thể đọc thấy sau đôi mắt thầy nâu sầm khuôn mặt như đanh lại những nghĩ suy của thầy, vì vậy bọn học trò chúng tôi sợ, nhất là cứ đến giờ Toán, phải làm đầy đủ bài tập, học nắm bài thật kĩ để thầy truy bài dù cặn kẽ đến từng ngóc ngách nào cũng có thể trả lời và nếu không sẽ bị điểm kém. Với tôi, điều đó không khó nhưng tôi không thích nhìn các bạn sợ hãi không dám dựng một trò tếu hài trong lớp, không một tiếng nói buôn chuyện, cái im lặng ấy thật ngột ngạt. Những tưởng hiệu quả của việc giáo dục khắt khe ấy sẽ đưa chũng tôi vào khuôn khổ nhưng không thầy đã lầm, tôi- một con bé không biết gì là sợ, vứt bỏ đi chính những cái tốt của mình, một con bé sống quá hạnh phúc trong một gia đình ngọt như kẹo để rồi trở nên nổi loạn và bất trị, tôi muốn sống theo cách của tôi, tôi không hề muốn phụ thuộc và ai cả, tôi xa lánh, ghét bỏ tất thẩy những người bạn muốn làm quen để tìm một cái tôi cô độc...Và dường như thầy đọc được hết thảy những tâm tư, tình cảm cứ cháy rừng rực sau đôi mắt lạnh lùng của một con bé mà ai cũng nghĩ là học giỏi và ngoan hiền. Thầy biết hết, thầy biết những giả tạo mà tôi đang cố dựng nên, sau giờ học thầy gọi tôi tới và hỏi, rất nhiều chuyện, những câu hỏi mà tôi đã từng khinh bỉ nhưng rồi lại từng khắc sâu vào đáy lòng, những cử chỉ nghiêm khắc giống như thầy luôn luôn làm để dạy bảo một ai đó, như uốn nắn một đứa học trò nói giối là "quên" làm bài tập hay giở tài liệu gian lận trong giờ kiểm tra, nhưng tôi khác, tôi không phải là một đứa như thế, tự ái trong tôi trỗi dậy, tôi không cần ai phải " nhận xét" cách sống của tôi, tôi ghét tất thảy những người không lo sống cuộc sống của mình mà lại đi xen vào chuyện người khác, thầy là ai mà có thể "thương hại" tôi, thầy là ai mà được phép "trách móc" tôi, nỗi căm tức tôi nén chặt như chảy xối xả, để quét đi sự bình tĩnh trên khuôn mặt khắc khổ đó. Tôi chạy vụt đi, một cái tát nóng ran một bên má, đau ư? Không bao giờ, tôi ghét thầy, tôi nguyền rủa thầy...
Rồi tôi lập một blog lớp, không khó đối với tôi để lôi kéo tụi bạn cùng lớp đã từng nhiều hơn một lần bị thầy phạt để tham gia nói xấu thầy, bình luận thầy, từ chuyện sáng nay thầy mặc một chiếc áo sờn vai đến chiều nay thầy thắt cà vạt lệch và mái tóc luôn bù xù, chúng tôi âm thầm chống đối thầy, và tôi đã làm được đã làm cái điều mà lũ bạn thỏ đế của tôi, đã từng rất muốn làm, trở thành thủ lĩnh lặng lẽ, tinh ranh nên chưa bao giờ ai phát hiện được đằng sau những thái độ vô lễ đối với thầy là ai bởi vì sự trung thành- là một trong những diều tôi không bao giờ tin... Và tôi hiểu thầy biết, nhưng thầy không nói gì, tôi đã nói rồi, đừng ai xen vào chuyện của tôi, để tôi yên, thế thôi...Cứ thế những chuyện xấu xa, quái quỷ về thầy cứ được thêu dệt thêm ngày một dày và nỗi cô độc trong tôi cũng dày thêm, chỉ có thời gian là mỏng lại...
Tôi trở thành một con bé hư hỏng, giờ đây, tôi không ngại bày tỏ, bất cần đời...Mọi người cứ ngạc nhiên trước sự thay đổi quá nhanh của tôi mà không ngờ rằng đó chỉ là một ít điều họ biết thôi.
Tôi tập đánh võng, lạng lách, tôi tiếp thu khá nhanh và thực hành thành thạo trên chính quốc lộ 1A. Cũng dễ thôi vì trước tôi nằm sát với nó. Khinh thường tôi bỏ qua những ánh nhìn tức giận xét nét của người qua đường, những người lắm chuyện, tôi phải trả giá bằng những cái tát bỏng lửa, có đau đâu, ít ra cũng đâu bằng trái tim tôi bị tổn thương khi trong một đêm mưa bão tôi nhận ra hạnh phúc bao năm tôi sống trong chỉ là giả tạo, tôi không còn tin vào tình yêu...Tôi cô độc...Nhưng chưa bao giờ tôi khóc... Tôi không muốn mình yếu đuối, tôi phải là một con bé mạnh mẽ...
Một chiều tan học, thầy gọi tôi tới và im lặng, tôi đọc được những suy nghĩ của thầy, lại sự thương hại đáng ghê tởm, thầy không nói gì cả, lặng lẽ, còn tôi chỉ nói một lời trước khi chấm dứt sự im lặng này:
- Để em yên...
Ngồi ngoài lan can cảm nhận gió chiều và ngắm hoàng hôn, tóc phất phơ trong gió, tôi lại thấy lạnh lẽo kinh khủng. Thầy kia đang dắt xe ra, người cuối cùng. Tôi muốn thể hiện trước mặt thầy sự bất trị của mình để thầy bỏ cuộc, tôi thực hiện một cú đánh võng "đúng kĩ thuật", bất ngờ, dưới ánh chiều tà chập choạng, một chiếc xe tải trờ tới, tôi trượt ngã, mọi việc xảy ra quá nhanh, máu lênh láng, tôi thấy mình đang bên đường, đau ê ẩm, không, không phải máu của tôi, chiếc xe quay vòng, nát vụn, và thầy tôi đang nằm đó, bất động...
Tỉnh lại xung quanh tôi là một màu trắng, đầu óc mông lung, quay vòng lạc lõng, lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ sự cô độc của mình...
- Con tỉnh rồi. Mẹ tôi mắt đỏ hoe, mọng nước, ba tôi lo âu mặt tái mét, tôi muốn hỏi mẹ, dồn dập, nhưng không nói thành lời, mẹ tôi nói, nhẹ nhàng:
- Con đã khá hơn chưa, để đi cùng ba mẹ...
- Đi đâu?
Mẹ tôi lại khóc, ba tôi nghẹn ngào, nhấn từng tiếng:
-Thầy con... đã đi rồi...
Mọi việc diển ra như một đoạn phim quay chậm, tai tôi lùng bùng, không tin vào mình nữa...
- Ba...vừa nói gì vậy?
Ba tôi chỉ lắc đầu,mọi cảm xúc trong tôi như vỡ oà, tôi không tin, sao đây có thể là sự thật được chứ?...Đầu óc quay cuồng, tôi không khóc...
* * *
Lễ tang thật ảm đạm, những vòng hoa trắng, những bộ áo trắng, trời mưa trắng xoá...Trên bàn thờ nghi ngút khói hương, tôi bắt gặp ánh mắt quen thuộc của thầy- vẫn ánh nhìn nghiêm khắc và buồn- ánh nhìn tôi đã từng rất căm ghét, thầy vẫn đang nhìn tôi, có chăng trách móc? Vì ánh mắt đó tôi đã từng nghĩ mình bị tổn thương...
- Thôi con đừng trách mình nữa, thầy là một thầy giáo vĩ đại, mẹ nghĩ thầy cũng muốn con hiểu ra, rất nhiều điều...Mẹ tôi nghẹn ngào.
-Thầy không hề muốn chết- Tôi hét to và khóc, chắc các bạn không tin, chưa bao giờ, chưa hề tôi lại khóc như thế, những cảm xúc nén chặt trong trái tim bé nhỏ chảy ào theo dòng nước mắt, rất mặn...Thầy ơi tại sao thầy lại vì con mà chết, tại sao thầy lại không đề con chết đi, con muốn chết lắm, vậy mà thầy lại chết thay con, một đứa hư hỏng, không đáng, tại sao??
Những dấu chấm hỏi cứ xoáy vào tâm can tôi nhói buốt. đau đớn, một cảm giác kinh khủng và trống rỗng, yêu thương là như thế sao? Cuối cùng tôi cũng đã hiểu cái tình cảm mà suốt bao năm tôi chưa hề thừa nhận...
Một người phụ nữ mặc áo tang bước tới, tôi thấy nét đớn đau hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ của cô, không trách móc, cô nghẹn ngào:
- Gia đình tìm thầy di vật này thầy viết cho các con, cô không có quyền giữ lại nó, cô gửi con...
Đất dưới chân tôi như sụp xuống, lật từng trang, tôi thấy trang giấy như bị nhoè đi:
" Phương con!
Chắc bây giờ các con đang ghét thầy lắm nhỉ, bao lần rồi thầy trách mắng các con, các con có giận thầy không?Lá thư này thầy viết vì thầy nghĩ nói ra con sẽ lại bị tổn thương, thầy muốn con, nếu có thể, một mình suy ngẫm...
Tâm hồn các con cũng giống như những tờ giấy trắng, mỏng mnah, dễ bị tổn thương, dù thầy không biết đã có chuyện gì xảy ra cho con, nhưng thầy vẫn mong con hãy vui lên, làm thân với bạn bè, con cần các bạn và các bạn cũng cần con, con phải ngây thơ, vui vẻ hạnh phúc như đáng lẽ các con phải thế. Thầy đã đứng trên bục giảng này suốt bao nhiêu năm, có bao chuyện đã xảy ra thầy nhớ rất rõ, học trò, rất nhiều, và con, theo thầy là đặc biệt. Và rồi, thầy cũng biết tại sao thỉnh thoảng thầy bắt gặp ánh mắt cô đơn của con, lạnh lùng băng giá, thầy không muốn nhìn con như thế, con đang tự huyễn hoặc, huỷ hoại chính mình, con có nhớ thầy đã kể cho các con nghe chuyện cây táo, cậu bé cứ vô tình không hiểu không biết những hy sinh mà cây táo dành cho cậu, và ba mẹ con cũng vậy, dù họ có ra sao, thì thầy chắc chắn, họ vẫn luôn yêu thương con, mong con khôn lớn, hạnh phúc, đó là tình yêu thực sự, con à...
Chắc con không ngờ đâu, thầy cũng từng như cn, lớn lên bên ngoại bằng những buổi ve chai lượm lặt, cực khổ, thầy chỉ thấy một mặt trái của cuộc đời để suy ra cuộc đời đủ mặt, một đêm bão, thầy thấy những giọt nước mắt mẹ rơi thấm ướt trang giấy ly dị và cả hai ra đi để lại trái tim thầy tan nát, thầy căm ghét tất cả, từ một cậu bé ngoan hiền thầy trở nên bất trị, thầy sống không có tình yêu, Nhưng rồi thầy đã bước vào ngã rẽ của đời khi thầy gặp cô giáo, thầy đã từng rất ghét cô, chắc như con ghét thầy bây giờ vậy, và rồi, cô vì thầy mà chết, bởi một tai nạn, đó là cái giá thầy phải trả cho nhữn xốc nổi của mình, đau đớn, thầy nhận ra: thầy sống vì cái gì, vì đời thầy, vì tương lai thầy, không phải vì những người thầy căm ghét,thầy phải sống tốt để họ biết, thầy phải vượt qua và sống thật tốt, và con có thể thấy, thầy đang sống tốt như thế nào...
Con cũng thể như vậy, đúng không? Cũng hãy vượt qua và sống tốt, thầy hy vọng như thế, thầy xin lỗi vì đã quá nghiêm khắc với các con, hãy cho thầy thấy con như thế nào bằng nụ cười ngày mai nhé...
" Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười..."
Bài hát đó thầy nghe các con hát, con hát rất hay, nhưng chắc chắn sẽ hay hơn rất nhiều...
Thầy của các con
Tôi khóc, khóc như thể chưa bao giờ được khóc, lúc viết lá thư này. Liệu thầy có biết mình sẽ chết, thầy đã không thể tiếp tục sống tốt nữa rồi, vì tôi...
Tôi cảm nhận được hơi ấm nồng nà từ ba mẹ đang ôm chặt tôi, tôi đã nhận ra rằng, cuối cùng, mình đang rất, rất hạnh phúc.
Thầy ơi, con sẽ cố gắng sống thật tốt, con sẽ vượt qua tất cả để đi tìm cho mình một tương lai, con cảm ơn thầy nhiều lắm, con đang cười nè, thầy có thấy không??
Gió đang mơn man xoa dịu má tôi, tôi đưa tay lên áp vào má, nơi đây đã từng in dấu tay thầy và những căm tức thầy để rồi được những dòng nước mắt xoá sạch...Tôi mỉm cười, hoàng hôn đang buông, rồi ngày mai, bình minh sẽ sáng, một vòng tròn không kết thúc, tôi đã tìm thấy ánh sáng của đời mình...
Tôi đang đứng trước nấm mồ xanh phủ đầy cỏ, đặt lên một vòng hoa trắng, tôi đã nói với thầy và cả với tôi nữa:
Thầy ơi, con đã về đây, con vẫn đang sống rất tốt, rất hạnh phúc, con sắp tốt nghiệp rồi, thầy có biết không? Con đã vạch cho mình con đường con sẽ đi, và sẽ quyết tâm bước đi thật vững trên con đường đó, con biết có thầy, có ba mẹ, có tình yêu thương của mọi người luôn bên con, cảm ơn thầy nhiêu lắm, người thầy vĩ đại của con...
Sau ánh chiều tím hồng của hoàng hôn, tôi thấy thầy, mặt trời rực rỡ, đang mỉm cười...
 
C

conan99

Gửi thầy!

Đã lâu rồi kể từ ngày mà con ra trường tới bây giờ con vẫn chưa về thăm thầy lần nào! chắc thầy giận con lắm, con cũng muốn về lắm nhưng mà thầy ơi, việc học ở ĐH như thầy đã nói với con thì khó lắm, con biết nên ngày đêm con cố gắng học để không phụ lòng của thầy.

Chắc thầy vẫn không nhớ cái ngày đầu tiên còn vào lớp đâu nhỉ? con thì vẫn nhớ, ngày ấy chính thầy đã dắt tay con vào tận lớp mà, có lẽ con là đứa học trò may mắn nhất trong lớp khi được thầy dắt vào! thầy vẫn thường khen con thông minh nhưng mà mỗi khi con làm sai một chút xíu là thầy trừ điểm của con nặng lắm, lúc đầu con trách thầy sao lại như vậy? thầy không nói mà chỉ mỉm cười, rồi cái tin con được vào đội tuyển dự thi HSG môn lý năm ấy làm con rưng rưng nước mắt! trong cuộc thi ấy con là đứa cao điểm nhất và 20-11 năm ắy thầy không nhận bất kỳ quà của ai! thầy còn nói:" Hạng nhất môn lý của học trò đối với thầy là quà tặng cao nhất!"

chưa hết đâu thầy à! em còn nhớ lúc em bị mất xe đạp thì thầy đã chở em về tận nhà, còn nói chuyện với ba mẹ em nữa! không những thế thầy còn đưa cho ba mẹ em số tiền lương ít ỏi của thầy rồi bảo ba mẹ em mua cho em chiếc xe khác! ba mẹ em nhìn thầy mà ứa nước mắt!

ngày tụi em thi sắp đến rồi mà trong lớp còn vài bạn vẫn còn yếu môn của thầy, thầy liền đi nói chuyện với ba mẹ của những bạn đó đến nhà thầy để thầy phụ đạo thêm môn lý! cũng có bạn gửi tiền học phí cho thầy nhưng thầy không lấy. Thầy chỉ cuời, lúc nào thầy cũng cười, mà nụ cười của thầy làm cho tụi em thây được nét khắc khổ của thầy.

Gần đến ngày thi tốt nghiệp thầy chỉ mới nói vài câu thọi mà cả lớp đã khóc ròng, khóc vì không còn được học thầy nữa! có đứa nói:" thầy ơi tụi em tình nguyện không thi tốt nghiệp nữa đễ được ở lại học với thầy thêm 1 năm nữa!" thầy la nó nhưng thầy cũng khóc! khi chuông reng ra về không đứa nào muốn về cả, tụi nó khóa trái cửa khóc suớt muớt. Mấy anh con trai hằng ngày quậy ra trò sao hôm nay hiền thế! khi thầy giám thị mở cửa ra. tụi nó chặn d8ường lại không cho thầy rá thầy phải an ủi tụi nó rằng thi tốt nghiệp xong qua nhà thầy chơi thì tụi nó mới cho thầy về! mà hè năm đó sao mà đến sớm thế, phượng nở rộ hết rồi!..........................
...................còn nhiều kỷ niệm để kể lắm mà sao con không thể nói được. 20/11 năm nay con và lũ tiểu yêu- như thầy thường gọi chúng con như thế- sẽ về thăm thầy

chỉ là một mùa chia tay tưởng tượng của Bg thôi!
 
Top Bottom