Giúp e bài này với ạ

H

huonggiang1525

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Cho đoạn thơ:
" Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao "
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu phân tích để làm rõ giá trị của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên
Câu 2: Ca dao có câu : " Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn"
Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy CMR truyền thống đạo lí đó vẫn đang được con người coi trọng trong xã hội ta ngày nay
Câu 3: Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
P/s: Giúp e vs ạ... [-O< [-O< [-O< e cần gấp lắm lắm luôn....
 
T

trucphuong02

Câu 3:
Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là nhà giáo viết văn làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài thơ Ông đồ viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm từ cạn mà tứ sâu biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học chữ nghĩa Thánh hiền. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ hoa đào nở… bên phố đông người qua. Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỷ niệm đẹp:

Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến như Tú Xương từng nói: Nào có ra gì cái chữ Nho Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co… Xưa kia bao nhiêu người thuê viết, bây giờ người thuê viết nay đâu? Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong nghiên sầu, như làm cho giấy đỏ nhạt nhoà buồn không thám. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiến sầu…

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người tràn vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi, ông đồ vẫn ngồi đấy như bất động, lẻ loi và cô đơn: Qua đường không ai hay. Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thía.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ồng đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hoas lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ Ông đồ chứa chan tinh thần nhân đạo. Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thể cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả Thi nhân Việt Nam đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác Ông đồ.

GG
 
S

sonsuboy

Vũ Đình Liên là một nhà giáo ,nhà phê bình văn học và dịch thuật ,bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ. Ông sáng tác không nhiều và những sáng tác của ông đều mang một niềm hoài cổ về lũy tre ,về thành cổ và về những người “muôn năm cũ”. Trong số đó bài thơ “Ông đồ” được đánh giá là bài thơ tiêu biểu nhất của ông ,bài thơ đưa Vũ Đình Liên thành người mở đường và góp phần thành công trong phong trào thơ mới. Hai khổ cuối là hai khổ thơ tiêu biểu nhất trong bài thơ Ông đồ. Hai khổ thơ này nói lên một nét đẹp truyền thống của dân tộc dường như đã bị lãng quên.

Ngày tết đến trong mỗi gia đình người Việt chúng ta đều không thể thiếu những món ăn cổ truyền mang hương vị dân tộc mà môi khi nhắc đến nó ta sẽ cảm nhận ngay ngày tết đang dần về trên mỗi con phố nẻo đường tràn ngập dòng người nô nức đi mua sắm để chuẩn bị những thứ không thể thiếu:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh”

phan tich ong do vu dinh lien

Đặc biệt là câu đối đỏ là thứ mà dường như trong mỗi gia đình đêu không thể thiếu trong mỗi ngày tết. Câu đối đỏ là một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Hà thành trong mỗi dịp tết. Hình ảnh ông đồ già với những khổ giấy tròn ngang đủ loại cùng những nghiêng mực ngồi bên các con phố đông đúc như là một đặc trưng không thể thiếu của ngày tết trong thế kỷ mười chín. Nếu như trước đây hình ảnh ông đồ xuất hiện như một đặc trưng trong ngày tết như các khổ thơ đầu nhà thơ Vũ Đình Liên đã nhắc đền thì hai khổ thơ cuối lại là một khung cảnh thê lương đến sầu não:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”

Đọc đến đây ta cảm thấy tình cảnh đáng thương của ông đồ. Theo tín hiệu của hao đào nở ông đồ vẫn ngồi đấy bày mực tàu giấy đỏ trên những con phố đông đúc người qua lại sắm tết. Nhưng trái lại là cảnh người thờ ơ hờ hững đi qua không ai hay ông đồ vẫn ngồi đó ,mọi thứ vẫn như xưa nhưng dương như một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam đã bị lãng quên ngay trên đường phố mà không ai hay biết. Thảm cảnh thê lương ngồi hóa đá của ông đồ khiến chúng ta thấy nhói lòng. Chẳng còn nữa cảnh mọi người nô nức đi xin chữ ,háo hức chờ đợi đến lượt mình mà hiện tại phũ phàng khiến cả tác giả và chúng ta đứng lặng người trước khung cảnh chẳng như xưa. Hai câu thơ:

“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụị bay”
GG
 
L

leemin_28

Vũ Đình Liên bước vào “Thơ mới” với tấm lòng cảm thương chân thành, và mang nặng niềm hoài cổ. Ông đồ là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?



Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, và cái “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng — tâm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.


Nguồn ST
 
Top Bottom