giúp dùm nha mọi người!...^0^..*!*

C

congchualolem_b

Đề bài: Thuyết minh về tác phẩm Đai Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi
Mở bài:là tác phẩm văn học chính luận của NT viết sau cuộc k/c chống quân Minh tuyên bố về chiến thắng và khẳng định nền độc lập tòan vẹn của dân tộc ta, được in lần đầu trong “Đại việt sử kí toàn thư” (1967) gồm 74 liên, thể cáo, văn biền ngẫu.
Thân bài:
* các phần chính:
+ mở đầu là “lung khởi”sau khi nêu đường lối chính trị của k/n LS: “việc nhân nghĩa…trừ bạo”, xác định những nhân tố làm nên cộng đồng người Việt tạo nên truyền thống tinh thần cho quốc gia, ngang hàng với TQ.
+ Thừa cơ nhà Hồ k thu phục đc lòng dân, chúng sang chiếm nước ta. Suốt 20 năm chúng “dối trời lừa dân”, đẩy dân ta xuống vực thẳm khiến k gì có thể còn, gây biết bao tội ác rùng rợn
+ quá trình k/n của LS từ lúc ý chí nung nấu trong lòng chủ tướng, khó khăn chồng chất, chờ thời cơ, cố gắng vượt qua.
+ những chiến thắng oanh liệt của quân ta và thất bại thảm hại của quân địch
+ lời tuyên bố rất có ý nghĩa về sự độc lập của dân tộc ta
*giá trị:
Chưa đầy 150 vế đã khái quát cô đọng mà đầy đủ thực tế lịch sử vĩ đại trong 20 năm, có những xu thế họat động ngược chiều nhau về kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại. Là lời tuyên cáo đanh thép nhất về sự thất bại của những lực lượng tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ, là lời tuyên bố trang trọng về sự trưởng thành của một dân tộc hiểu đc mình và vượt qua mình để chiến thắng. Là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Kết tinh tư tưởng dân tộc và dân chủ của nhân dân ta, “tư tưởng nhân nghĩa có tính cách mạng” với tư tưởng của Khổng Mạnh. Là mốc lớn trong lịch sử tư tưởng, tư duy trí tuệ dân tộc, đánh dấu giai đọan phục hưng thứ hai về văn hóa và tinh thần.
thuật: là áng văn chính luận, lập luận chặt chẽ, đanh thép đến mức mẫu mực. Trình tự diễn biến khép mở hoàn chỉnh, đúng lúc đúng chỗ, k ảnh hưởng đến mạch logic của bài văn. Dùng công lập ý, dùng từ làm tôn lên vẻ trang nghiêm của tòan bài. Hình tượng ng đứng ra tuyên cáo nổii dần lên với tư thế đĩnh đạc uy nghi, đứng ở tầm rất cao của một anh hùng. Nghệ thuật tuyên cáo đến mức mẫu mực, còn kết hợp với bút pháp trữ tình. Viết bằng trái tim chân thành của nghệ sĩ vào bậc tinh tế nhất của sự rung cảm, lời văn xúc động lạ thường. Lời phẫn nộ gay gắt dành cho kẻ thù,giọng hào hùng sảng khoái nói về bước lớn lên của quân đội khởi nghĩa. Kết hợp chặt chẽ giữa những câu ngắn và câu văn dài làm nhịp văn dồn dập khẩn trương,ào ào tuôn chảy. Ngòi bút giàu hình ảnh, miêu tả diễn biến trận đánh liên hoàn, khắc họa hình ảnh tướng tá.
Kết bài: là kiệt tác có ý nghĩa và giá trị k bao giờ cũ được công nhận trong lịch sử văn học thành văn dài hơn 900 năm, có hiện thực vĩ đại, chặng đừơng máu lửa của dân tọc đi tới văn minh. Là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt, trở thành khuôn mẫu cho văn chính luận và cho nhiều sáng tác khác nhau thuộc nhiều dòng phái văn học.
 
S

seagirl_41119

Tác hại của ma túy

1. Ma tuý là gì ?
Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích …) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể ( về sinh lý và tâm lý) , làm cho người sử dụng nó có ham muốn không kềm chế được, phải gia tăng liều luợng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngaà càng suy kiệt, nhân cách suy thoái, tiền bạc khánh kiệt …
Các chất ma tuý thường dùng là thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, moocphin, seduxen ….

2. Các loại ma tuý : Ma túy có hai loại chính là ma túy có nguồn gốc thừ thực vật và ma túy được tổng hợp từ các loại hoá chất.
- Ma túy thực vật được chế biến ra từ các cây tự nhiên như :
+ Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
+ Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên.
+ Từ lá cây coca, chế ra chất Cathinon, có nhiều ở Châu Phi
- Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm Amphetamin, Methamphetamin, các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần.

3. Sử dụng ma túy có thể dẫn ngay đến nghiện ma túy
Có một số loại ma tuý nếu dùng đúng liều lượng, đúng lúc, đúng bệnh chúng sẽ có chức năng chữa bệnh chẳng hạn seduxen gây ngủ, dolargan có tác dụng giảm đau …Tuy nhiên, nếu dùng với mục đích tiêu khiển, tự ý tăng liều lượng, tăng thời gian sử dụng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nghiện. bởi vì trong cơ thể con người, bình thường tuyến yên vẫn tiết ra một lượng endoorphin có tác dụng giảm đau khi cơ thể đau đớn. khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma túy sẽ thay thế dần endoorphin. Tuyến yên ngày càng tiết ít endoorphin, do vậy người nghiện phải tăng liều sử dụng am tuý để bù lượng endoorphin bị giảm, nếu không cơ thể sẽ bị đau đớn khi vận động hoặc va chạm … tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nghiện ma túy. Khi đã nghiện ma túy thì tuyến yên không tiết chất endoorphin nữa nên cơ thể cứ phải lệ thuộc vào ma tuý với liều dùng ngày càng cao hơn.

4. Tác hại của ma tuý :
Ma túy gây tác hại cho cá nhân người sử dụng, cho gia đình và xã hội
- Đối với cá nhân : sức khỏe của người nghiện bị suy kiệt, không thể làm ra tiền. Từ đó, người nghiện tìm mọi cách để có tiền mua thuốc như ăn cắp, ăn trộm, phạm tội.
- Đặc biệt với những người tiêm chích, nếu sử dụng chung bơm kim tiêm (tiêm chích chung), họ có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.
- Đối với gia đình và cộng đồng : gia đình có người nghiện phải chịu nhiều nỗi bất hạnh : kinh tế khánh kiệt, gia đình bất hòa …
- Xã hội phải tốn tiền để chữa chạy cho người nghiện, trật tự an toàn XH bị ảnh hưởng, các tội phạm hình sự gia tăng, sức lao động của cộng đồng suy yếu …

Đây là dạng bài thuyết minh cơ bản, chỉ cần có thông tin là viết đc
Chúc bn làm bài tốt
 
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quang.

- Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn dâng "Bình Ngô sách" lên Lê Lợi, trở thành vị quân sư "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời".

- Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo "Bình Ngô Đại Cáo" sau đó được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê và viết chiếu cầu hiền. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha. Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước.

- Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá.

Nguyễn Trãi là người anh hùng thủa "Bình Ngô", văn võ toàn tài.
Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hoá, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo "Bình Ngô Đại cáo". Nó là một luận văn chính trị, quân sự, đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn". "Bình Ngô đại cáo" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân "cuồng Minh", ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở "Bình Ngô", tuyên bố đất nươc Đại Việt bước vào kỷ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở.


Kể những thời đại nước Việt Nam mất quyền tự chủ và chịu ách thống trị của ngoại bang, thì những năm thuộc nhà Minh (1414-1427), tuy chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng lại là những năm mà dân chúng đã phải chịu đựng nhiều lầm than khổ nhục. Năm bính tuất (1406) Minh Thành-Tổ, mượn cớ giúp vua nhà Trần dẹp sự tiếm nghịch của Hồ Qúi-Ly, sai Thành quốc-công là Chu Năng làm đại tướng, cùng với hai phó tướng là Tân thành-hầu Trương Phụ và Tây bình-hầu Mộc Thạnh tuyển binh làm hai đạo sang đánh An-Nam. Khi tả quân từ Quảng Tây đến Long Châu thì đại tướng Chu Năng qua đời và Trương Phụ lên làm thống lĩnh, tiến quân đánh lấy cửa Ba Lụy, tức là Nam quan bây giờ, rồi tiến sang phía tây bắc, về mé sông Cầu. Từ Vân Nam, Mộc Thạnh chuyển quân theo đường Mông Tự sang đánh lấy cửa Phủ Lĩnh thuộc tỉnh Tuyên-Quang rồi tiến về phía Sông Thao để hội ở Bạch Hạc với đạo quân của Trương Phụ. Phó tướng Mộc Thạnh là người nhiều mưu lược, nhưng lại dè dặt trong việc dụng binh. Trong khi ấy thì Trương Phụ là người tham bạo, đi đến đâu là tàn sát, thây người xếp thành núi, người chết rồi còn nấu thịt để lấy dầu. Mặt khác quân xâm lăng nhà Minh còn chiêu dụ người bản xứ ra làm tay sai, nhận những chức quan nhỏ để cùng chúng vơ vét bạc vàng, bắt đàn bà con gái để đưa về Tầu. Người dân, tuy oán hận Hồ Qúi-Ly, nhưng cũng còn luyến tiếc nhà Trần, và cảm thấy nỗi nhục vong quốc nên vẫn còn có nhiều nơi nổi lên phù trợ hậu duệ vua Trần để chống quân xâm lăng. Trương Phụ và Mộc Thạnh phải hai lần kéo quân sang nước ta, quân Minh hung hãn đánh dẹp từ địa đầu quan ải cho đến tận đất Hoá châu. Tháng chín năm qúi tỵ (1413), Trương Phụ dẫn quân vào Thuận Hoá, phá được tàn quân nhà Hậu Trần, vị vua cuối cùng là Trần Qúi Khoách, cùng với những bô tướng trung kiên như Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy phải chạy vào ẩn núp trong rừng núi nhưng sau đó đều bị bắt, và trên đường bị giải về Yên Kinh vua tôi đều tuẫn tiết, mang cái chết báo đền cho non sông.

Sau khi chiếm trọn được lãnh thổ, bình định được hai châu Thuận Hóa và Tân Bình ở cực nam đất nước, giáp với Chiêm Thành, Trương Phụ làm sổ kiểm tra dân đinh, đặt quan cai trị, coi giang sơn gấm vóc của nước ta như vẫn còn là Giao châu đời nhà Đường khi xưa. Tháng tám năm giáp ngọ (1414) Trương Phụ và Mộc Thạnh về Tàu đem theo tiền bạc vơ vét được và một số đông phụ nữ bị ép buộc phải đi theo. Trong thời gian lệ thuôïc nhà Minh tiếp theo đó (1414-1427), dưới sự cai trị thật dã man và tàn nhẫn của bọn tham quan Lý Bân và Mã Kỳ được cử sang thay cho Trương Phụ, dân ta bị sách nhiễu trăm đường khổ sở. Những chổ có mỏ vàng, mỏ bạc thì dân bị đốc thúc đi khai mỏ, thật là cực nhọc. Miền rừng núi thì người sơn cước bị lùa vào rừng, tìm ngà voi, sừng tê giác, săn bắn, đặt bẫy để bắt những loài chim qúy, những thú vật hiếm hoi để đưa về Tầu, dễ gây ra diệt chủng cho nhiều loài muông thú. Trong khi ấy thì lại có những người bản xứ, tuy cũng đã theo đòi nghiên bút, biết đôi chữ nghĩa, nhưng vì tham danh lợi, không cần liêm sỉ, ra làm quan với nhà Minh, ỷ thế vào giặc để tham nhũng bóc lột dân lành. Vào thời đại dân tình cực khổ, lòng người sầu oán, sĩ phu càng thấy tâm hồn ưu uất khi đọc lại mấy câu thơ cuối trong bài Thuật Hoài của liệt sĩ Đặng Dung

"Quốc thù vị phục, đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền, đái nguyệt ma"
tạm dịch là
"Thù nước chưa đền, đầu sớm bạc,
Dưới trăng mài kiếm, đã bao phen."

Nhưng đất nước ta, qua cơn bĩ cực lại tới tuần thái lai. Nhờ vận nước trở lại hanh thông, vị anh hùng áo vải ở Lam Sơn là Lê Lợi, vào mùa xuân năm mậu tuất (1418) đã dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi kể tội nhà Minh và kêu gọi người dân đồng lòng hiệp sức đuổi quân xâm lăng tàn bạo ra khỏi bờ cõi của non sông. Sau mười năm gian lao vất vả, Bình Định Vương nhờ được chính nghĩa, dùng sức yếu mà thắng được thế giặc mạnh, phá tan quân địch ở Tây Kinh, rồi kéo quân về uy hiếp Đông Đô, làm khiếp vía Chinh Di tướng quân là Vương Thông do Minh Đế cử sang cứu viện. Trong trận đánh cuối cùng, quân Minh lại tăng viện theo hai ngả, dùng Chinh Lỗ phó tướng quân Liễu Thăng theo đường Quảng Tây và Chinh Nam đại tướng quân Mộc Thạnh theo đường Vân Nam, những tưởng phen này lại phá thành dẹp lũy, đem bản đồ đất Giao châu về Minh triều dâng hiến. Nào ngờ quân của Bình Định Vương, đao mài lưỡi cho sắc, mũi thương nung cho nhọn, quân sĩ hăng say quyết lòng tử chiến với địch, ở trận Chi Lăng Liễu Thăng bị đại bại, để rồi tử vong tại Mã Yên Sơn, tướng nhà Minh thì Lương Minh tử trâïn, Lý Khánh đâm cổ tự vẫn. Đám tàn quân do đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc thu thập, kéo nhau chạy về Lạng Giang cũng bị những hổ tướng của Bình Định Vương là Lê Khôi và Nguyễn Xí đem quân thiết kỵ đuổi theo truy kích và vây bắt để rồi kẻ dập đầu tạ lỗi, người qùy gối đầøu hàng. Bình Định Vương, lấy nhân nghĩa để thu phục lòng người nên mở đường cho Vương Thông dâng biểu về vua Tuyên Tông nhà Minh để xin cầu hoà. Đến tháng chạp năm Đinh Mùi (1427), Vương y lời hội ước, tha chết cho quân Minh, cấp cho thủy quân 500 chiếc thuyền và giao cho bọn Phương Chính và Mã Kỳ quản lĩnh để dương buồm ngược về Bắc phương, và cùng một lúc thả 2 vạn quân sĩ đã ra hàng cho Tham tướng nhà Minh là Mã Anh chấp lãnh, rồi đưa qua sông Nhị Hà để lục tục kéo về Tầu cùng với chủ tướng Vương Thông đi đoạn hậu. Đuổi được quân thù ra ngoài bờ cõi, toàn dân Việt đã hoan ca mở một kỷ nguyên mới, tự chủ cho giang sơn.

Sau khi đã dẹp xong nạn xâm lăng, đánh đuổi quân Minh trở về phương bắc, Vương ra lệnh cho công thần Nguyễn Trãi viết bản "Bình Ngô Đại Cáo" tại bờ sông Hồng, trong tư dinh Bồ Đề để tuyên cáo với quốc dân rằng can qua nay đã hết, quốc gia bắt đầu một thời đại bình trị. Bản văn viết từ năm 1427, cho tới nay đã trải qua gần 6 thế kỷ mà vẫn lưu truyền lại như là một áng văn chương tuyệt tác, nói lên tinh thần bất khuất của người dân Việt.
 
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Ma túy gây ra rất nhiều tác hại:
- Về kinh tế:
Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Với trên 100.000 người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin: 100.000đồng/liều, có loại 30.000 đồng đến 70.000 đồng/liều, có người nghiện phải dùng 3 lần 1 ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2.000 tỷ đồng. Năm 2002, toàn thế giới có 200 triệu người nghiện ma tuý, tăng 10 triệu so với năm 2001. Ở Việt Nam trong bảy năm qua (1993 - 2000) tổng số người được cai nghiện là 166.203 lượt. Năm 2002 có 142.002 người nghiện được lập danh sách có hồ sơ kiểm soát, tăng 28.098 người so với năm 2001. Với tình trạng như vậy, số người nghiện ma tuý toàn thế giới hàng năm đã đốt hàng chục tỷ USD! Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho Nhà nước hàng năm phải dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy đó là:
+ Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy
+ Chi phí cho công tác vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, cần sa.
+ Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện.
+ Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma túy
+ Chi phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống ma túy
+ Chi phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma tuý. Tệ nạn nghiện ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Để có tiền sử dụng ma túy hàng vạn người nghiện đã phạm tội trộm cắp, cướp của, giết người, buôn bán ma túy... Qua thống kê được biết 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma tuý gây ra hoặc có liên quan đến ma túy. Trong số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30 đến 50% số người phạm tội về ma tuý, năm 2001, số người phạm tội về ma túy chiếm trên 70% số người phạm tội. Tội phạm và ma tuý gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu, mại dâm... phát triển
- Về xã hội: Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS. Theo thống kê trong số những người bị nghiện HIV thì có gần 70% là do nghiện hút ma tuý. Vì vậy, ma tuý là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ma túy phá hoại sức khoẻ của con người, người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thần kinh. Họ thường gầy còm ốm yếu, kém ăn, kém ngủ, thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lười lao động... Khi dùng loại ma tuý kích thích hoạt động hoặc gây ảo giác làm cho người nghiện có những nhận thức và hành động không phù hợp với đạo đức, tập quán và pháp luật nên dễ dàng phạm tội. Tệ nạn ma túy tác động làm gia tăng tệ nạn mại dâm (do sử dụng các chất ma túy kích thích). Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ do người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ gây ra. Tệ nạn nghiện ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu về đạo đức, lối sống, sức khoẻ, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai tiền đồ của dân tộc. Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma tuý trả lời: sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thoả mãn nhu cầu ma tuý. Vì vậy, họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội. Theo số liệu thống kê thì trong số người nghiện ma tuý có 85,5% là đối tượng có tiền án, tiền sự.
Do đó, ma tuý là tác nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình và làm xuống cấp thuần phong mỹ tục. Tóm lại , tệ nạn nghiện ma túy ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đến hạnh phúc của mỗi gia đình, sức khoẻ và tính mạng của con người. Ma tuý còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà nước vì vậy cuộc chiến chống ma tuý còn diễn ra hết sức quyết liệt
 
Top Bottom