Phân tích nhân vật Vũ nương
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả (Là một trong số 20 truyện của Nguyễn Dữ).
- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện.
- Tình cảm chung, tính cách chung của nhân vật. Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
2. Thân bài:
* Tóm tắt tác phẩm.
* Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: dẫn chứng: “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.
- Nàng là người phụ nữ thủy chung.
+ Khi chồng ở nhà
+ Khi tiễn chồng ra trận
+ Những ngày tháng xa chồng
+ Khi bị nghi can
+ Khi sống dưới thủy cung
- Là người con dâu hiếu thảo
+ Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm. (lời nói của mẹ chồng).
+ Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ
- Là người mẹ yêu thương con
- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.
3. Kết bài:
- Khái quát nhân vật Vũ Nương: mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Nhà thơ tỏ thái độ ca ngợi nàng.
-phân tích nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng.
- Giới thiệu nhân vật Ông Hai: Là người nông dân yêu làng, yêu nước.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt
b. Phân tích nhân vật Ông Hai:
* Khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi nghe tin giữ, ở trên đường: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.
- Khi về đến nhà: nằm vật ra giường, đau buồn khiến người ông nhũn ra như mất hết sức lực, nước mắt ông tràn ra, suốt đêm “trằn trọc” không ngủ được.
- Tâm trạng của Ông hai những ngày sau đó:
+ Không bước chân ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở trong nhà.
+ Thấy tiếng nói cười ngoài xa cũng chột dạ.
+ Sợ mụ chủ nhà nói những câu bóng gió xa xôi.
+ Suốt ngày ngồi lặng trên góc giường.
=> Ông Hai sống trong bi kịch triền miên, nặng nề.
- Khi trò chuyện với con
+ Bộc bạch với con những nỗi lòng mình.
+ Nghe con nói ngây thơ, nước mắt ông ròng ròng trên má.
+ Dứt khoát không chọn con đường trở về làng.
* Tâm trạng của Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.
- Sung sướng, hãnh diện, tự hào khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.
- Cái mặt buồn tủi mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy, miệng bỏm bẻm nhai trầu.
- Chia quà cho các con một cách hồ hởi.
- Lận đận đi khoe khắp nơi về tin tốt lành.
- Ông Hai khoe nhà ông bị đốt.
3. Kết bài:
- Đánh giá thành công của Kim Lân khi xây dựng nhân vật ông Hai.
- Khẳng định lòng yêu nước của ông Hai.