giúp "cobetuoiteen" với ?!!^^

C

cobetuoiteen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi ng` ơi, giúp mình cái nì nha, mình đang cần gấp gấp lắm, cảm ơn mọi ng` nhìu nha!:)

Cho đoạn thơ:
Áo anh rách vai
quần tôi có vài mảnh vá
miệng cười buốt giá
Chân ko giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Trích "Đồng chí"_Chính Hữu)

a)Trong các từ "vai, miệng, chân. tay" ở trên, từ nào dc dùng theo nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức hoán dụ hay ẩn dụ.
b)Nêu nội dung đoạn thơ.

:) :)
 
F

faustvn01

cobetuoiteen said:
Mọi ng` ơi, giúp mình cái nì nha, mình đang cần gấp gấp lắm, cảm ơn mọi ng` nhìu nha!:)

Cho đoạn thơ:
Áo anh rách vai
quần tôi có vài mảnh vá
miệng cười buốt giá
Chân ko giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Trích "Đồng chí"_Chính Hữu)

a)Trong các từ "vai, miệng, chân. tay" ở trên, từ nào dc dùng theo nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức hoán dụ hay ẩn dụ.
b)Nêu nội dung đoạn thơ.

:) :)

1. Theo anh thì các từ "vai" trong đoạn thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ. Từ "vai" vốn là từ chỉ một bộ phận cơ thể người được dùng để chỉ một bộ phận tương ứng trên trang phục của con người.

2. Nội dung bao trùm của đoạn thơ trên là thể hiện hình ảnh người chiến sĩ với cuộc sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, vất vả, thiếu thốn nhưng chính trong hoàn cảnh đó, tình đồng đội đồng chí, sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương vô cùng chân thành, cảm động của họ lại càng ngời sáng.

Đó là một vài ý kiến của anh. Các em có thể tham khảo và bổ sung thêm nhé.
 
Q

quinhmei

Neu_em_khong_phai_giac_mo trả lời rất đúng câu a, nhưng chưa đủ. Ở câu này còn yêu cầu " Nghĩa đó được dùng theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?" nữa cơ mà. Vì thế mình xin bổ sung ý kiến của mình cho câu hỏi này. Nghĩa đó được chuyển đổi theo phương thức ẩn dụ.
 
Q

quinhmei

Tuy thật lòng tớ rất "ngu" về vấn đề ẩn dụ hay hoán dụ này nhưng nói rằng đây là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ không phải là không có cơ sở. Đây là phép ẩn dụ định danh, cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. VD như đầu làng, chân trời tay ghế, vai áo (Trường hợp trên)...
 
Top Bottom