Sinh 7 Giun - sán

ctythuanphat7@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng mười một 2018
7
1
6

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Chị thắc mắc, tại sao em phải hỏi những câu hỏi này trong khi trong SGK và vở ghi đã có sẵn?
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Mô tả hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đũa và giun đất
* Giun đũa :
-Hình thái cấu tạo :
+Cấu tạo ngoài :cơ thể hình ống, dài 25cm, đơn tính, có ruột sau và hậu môn, ruột thẳng, chỉ có cơ dọc
+Cấu tạo trong : Thành cơ thể có lớp biểu bì& lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có:ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.
-Đặc điểm sinh lý
+Giun đũa phân tính,tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể.
+Giun đũa thụ tinh trong,con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 ngàn trứng một ngày trong năm).
+Trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.
* Giun đất
- Hình thái cấu tạo :
+Cấu tạo ngoài: .Cơ thể dài, thuôn 2 đầu ,phân đốt, có vòng tơ xung quanh mỗi đốt có chất nhày bên ngoài cơ thể giúp da trơn, có đai sinh dục, lỗ sinh dục
+Cấu tạo trong: Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch , hệ tiêu hóa phân hóa rõ: Miệng, hầu,thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột, hậu môn,hệ tuần hoàn kín gồm: mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng vùng hầu(có vai trò như tim) ,hệ thần kinh: kiểu chuỗi hạch
- Đặc điểm sinh lý :Giun đất là các loài lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bao sinh dục. Chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun "tháo" ra, từ đó nở ra thế hệ giun tiếp theo
Phân biệt hình dạng cấu tạo và các phương thức sống của sán dây và sán lá gan
*Sán lá gan
- Hình dạng cấu tạo :Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu ,tiêu giảm lông bơi và giác quan, xuất hiện giác bám, tăng cường cơ quan tiêu hoá và cơ quan sinh sản.
- Phương thức sống :
+ Sán lá gan đẻ nhiều lứa, nhiều trứng.
+ Ấu trùng cũng có khả năng sinh sản vô tính.
+ Có thay đổi vật chủ.
* Sán dây
- Hình dạng cấu tạo : dài từ 4 – 12 m, thân có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20 – 30 mm
- Phương thức sống :
+ Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
+ Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
+ Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
 
  • Like
Reactions: Thảo hahi.love
Top Bottom