Văn 9 Giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Kiều

Alex Pier

Học sinh
Thành viên
11 Tháng bảy 2021
67
184
21
Bình Định
F4F
Last edited:
  • Like
Reactions: moctieududu

moctieududu

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười 2021
125
154
36
Hà Nội
Chào bạn ,
Mình xin đưa ra một vài gợi ý để bạn tham khảo về vẻ đẹp của Thúy Kiều (Bức chân dung xinh đẹp của Thùy Kiều đã được thi hào Nguyễn Du khắc họa thành công qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều")

I. Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm
II. Thân bài :
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
-Cảm nhận vẻ đẹp của Kiều:
+ Chỉ bằng vài nét chấm phá,nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt người đọc một nàng Kiều trẻ trung,mang vẻ đẹp hoàn mĩ.Nếu như vẻ đẹp hài hòa,phúc hậu,ưa nhìn của Vân được tác giả miêu tả hoàn hảo ở bốn câu thơ trước đó thì Kiều lại mang một vẻ đẹp vượt trội,vượt lên cả sự hoàn hảo ấy,đó là vẻ đẹp "sắc sảo"về trí tuệ,"mặn mà" trong tâm hồn:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn".
Nếu ở Thúy Vân,nhà thơ chỉ tập trung miêu tả khuôn mặt, vẻ đẹp ngoại hình thì ở Thúy Kiều Kiều,Nguyễn Du lại đặc tả đôi mắt -nơi thể hiện rõ những gì tinh túy nhất của một con người.Nếu như nước hồ mùa thu là màu nước vào thời điểm đẹp nhất trong năm với làn nước trong xanh,tĩnh lặng và sâu cùng cái dáng núi mùa xuân thon thả đã phô ra cái vẻ tuyệt đẹp của thiên nhiên thì ở đây,vẻ đẹp kiêu sa,đài các,vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của một kiệt sắc giai nhân tên Vương Thúy Kiều lại được Nguyễn Du đặc tả qua đôi mắt
"Làn thu thủy nét xuân sơn".
Dưới đôi lông mày thanh tú kia là đôi mắt trong sáng,long lanh, đó không phải là đôi mắt chết,không hề vô hồn vô cảm mà ở nó ánh lên sự ấm áp ,tươi trẻ của người thiếu nữ tràn trề sức sồng.Quả là một đôi mắt đẹp! Vẻ đẹp của nàng khiến tạo hóa thiên nhiên đẹp vô ngần cũng phải "hờn" phải "ghen".
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhà thơ đã vẽ nên một nàng Kiều không chỉ có nhan sắc mà còn có một tài năng thiên bẩm :
"Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm".
Đó là một người con gái tài hoa,cái tài của nàng là sự kết tinh cao độ của tất cả "cầm-kì-thi-họa". Đó là những gì mà một người con gái được coi là tài giỏi trong xã hội xưa. Với kết cấu đảo trật tự cú pháp đưa "thông minh" lên làm nhãn tự, tác giả đã nhấn mạnh tài năng của Kiều mà trong đó nổi bật nhất la tài đánh đàn
"Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương",
đánh đàn đã trở thành sở trường,là năng khiếu và trở thành "nghề riêng" của nàng.Bao nhiêu tâm tư tình cảm tâm trạng của Kiều đều kết đọng lại trong khúc "thiên Bạc mệnh" do nàng tự soạn. Tiếng đàn ấy khi trầm khi bổng,khi réo rắt lúc lại du dương đã góp phần thể hiện thế giới nội tâm của Kiều_một tâm hồn đa sầu đa cảm.Khúc đàn ấy như báo trước một cuộc đời đầy sóng gió,bất hạnh của người con gái tài hoa bạc mệnh. Đỉnh cao của khiếu âm nhạc ở nàng là tài soạn nhạc với cung đàn“bạc mệnh ”mang âm điệu não nùng.Dường như số phận đã nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hoá thân thành bản đàn bạc mệnh. Thuyết “tài mệnh tương đố” cũng mách bảo người nghe về một tương lai dâu bể sẽ xô cuốn đời nàng .Tất cả tài năng của Kiều đều ở mức tuyệt đỉnh ,tuyệt đỉnh như chính nhan sắc mà tạo hoá đã kỳ công ban cho nàng, mà“hồng nhan đa truân”,”chữ tài liền với chữ tai một vần ”.Triết lý đó đã được người học trò xuất sắc của đạo Khổng vận dụng để dự đoán trước cuộc đời của người con gái sắc nước hương trời ấy

III. Kết bài:
-Với một tấm nhân đạo ,một quan điểm thẩm mỹ và triết lý vì con người ,ở đoạn trích này Nguyễn Du đã thực sự tạo nên một viên ngọc bằng ngôn ngữ đẹp nhất ,lấp lánh nhất và cũng ý nghĩa nhất .Đúng như nhận định :“Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những tạo nên được hai bức chân dung mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười mà dường như còn nói lên được cả tính cách ,thân phận …toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng ” (Hoài Thanh ) .
-Tổng kết nghệ thuật & nội dung

Xin lỗi bạn vì trả lời hơi muộn ^^
Chúc bạn học tốt nhé!
 
Top Bottom