C
congchualolem_b
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ông cha ta vẫn có câu :
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao vẫn vang đọng trong lòng mỗi người dân Việt khi đến 10-3, đó là dịp để mỗi chúng ta hướng về nguồn cội chung của dân tộc để thể hiện lòng biết ơn với những vua Hùng đã cất công dựng nước và giữ nước, những người đã khởi đầu cho truyền thống dân tộc và là cái nôi của tất cả những người mang dòng máu dòng máu lạc hồng.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ [1]
Lĩnh Nam chích quái thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương."
Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng giúp việc. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.
[sửa] Các vị vua
Hùng Dương (Lộc Tục)
Hùng Hiền (Lạc Long Quân)
Hùng Lân (vua)
Hùng Việp
Hùng Hy
Hùng Huy
Hùng Chiêu
Hùng Vỹ
Hùng Định
Hùng Hy
Hùng Trinh
Hùng Võ
Hùng Việt
Hùng Anh
Hùng Triều
Hùng Tạo
Hùng Nghị
Hùng Duệ
Theo Hùng triều ngọc phả, nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.
Năm nay là năm lẻ nên tỉnh Phú Thọ làm chủ lễ, trực tiếp đứng ra lo toan chu tất cho lễ hội, đúng như quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây cũng là năm đầu tiên, Đền Hùng cùng với 1.416 di tích thờ các vua Hùng trong cả nước thực hiện nghi thức tưởng niệm chung. Thế nên, ông Nguyễn Tiến Khôi, Giám đốc Ban Quản lý di tích Đền Hùng đã nói: Lễ hội năm nay được tổ chức trang trọng với nhiều nét mới ở cả phần lễ và phần hội.
Lễ hội bảo tồn văn hóa
Ngày chính giỗ là 10/3 âm lịch (4/4) nhưng lễ hội đền Hùng năm nay bắt đầu từ 6/3 âm lịch (tức 31/3) và kéo dài đến hết ngày 10/3 âm lịch. Ngày chính giỗ sẽ có các nghi thức cúng tế và dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, lãnh đạo Đảng,Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tiến hành theo đúng các nghi thức Bộ VH, TT& DL quy định. Nghĩa là lễ phẩm sẽ gồm 18 chiếc bánh chưng bọc lá dong tươi, lạt màu đỏ, 18 chiếc bánh dày có dán chữ phúc, hương hoa, trầu cau, rượu nước và ngũ quả. Trang phục hành lễ trên cơ sở lễ phục đã được Bộ thống nhất sử dụng năm 2004, nhạc lễ thì sử dụng đĩa nhạc Giỗ tổ Hùng Vương mà Bộ đã duyệt. Đêm trước ngày giỗ chính, sẽ có bắn pháo hoa tầm thấp tại khu di tích Đền Hùng. Được biết, Công ty Mai Linh sẽ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ chất lượng cao, được xếp từ 6.000 chiếc bánh chưng nhỏ.
Phần hội năm nay mở ra các hoạt động văn hoá, thể thao trong một không gian rộng từ Việt Trì đến núi Nghĩa Lĩnh, gắn với chương trình "Du lịch cội nguồn" giữa 3 tỉnh Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái. Năm nay, ngoài "chủ nhà" Phú Thọ, các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc cũng tham dự lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc và phong phú: Giới thiệu sản phẩm làng nghề, văn hoá ẩm thực, trưng bày hoa thơm trái ngọt các tỉnh, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày. Ngoài ra, còn có cácgiải thể thao, vật dân tộc, giải cờ tướng, cờ người mở rộng, bơi chải Bạch Hạc. Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa độc đáo: Diễn xướng dân gian truyền thống, hát xoan, đâm đuống, đánh trống đồng, dân ca dân vũ… Trong các ngày lễ hội, các rạp chiếu bóng đều phục vụ nhân dân.
Cảnh quan làm vừa lòng du khách
Cùng với nơi thờ tự các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, những năm gần đây Nhà nước cho phép quy tụ những giá trị văn hoá về khu Đền Hùng. Thế nên, khách thập phương về Đền Hùng năm nay sẽ tiếp tục chứng kiến diện mạo mới của khu di tích với không gian rộng lớn từ Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, đến Đền Mẫu Âu Cơ sang Đền Lạc Long Quân, Bảo tàng Hùng Vương... Sân hành lễ có không gian rộng lớn, với chiều dài 250m, rộng 160m, đường lên sân trước cổng đền được lát bằng đá xanh, hai bên là thảm cỏ, cây xanh và đặc biệt trồng 18 cây chò nâu (hoàn thành trong tháng 2 âm lịch). Sân trước cổng đền được mở rộng gấp 5 lần, lát bằng đá lấy từ Bình Định. Đền Thượng cũng được hoàn thành việc tu bổ trước Tết Kỷ Sửu. Để tạo cảnh quan trong khu di tích, từ khu vực ngã năm đền Giếng đến cổng đền, các kiốt, quầy bán hàng được sắp xếp quy củ. Các hộ kinh doanh đều phải đăng ký bán hàng đủ lượng, đúng giá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm nay, việc phân luồng giao thông sẽ được thực hiện hợp lý hơn, từ khu vực ngã ba Hàng, quốc lộ 32C để giảm thiểu lượng xe vào khu vực trung tâm. Các bãi gửi xe máy, xe ôtô cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Dự kiến năm nay, lượng khách hành hương về đất Tổ sẽ đông hơn năm ngoái (năm ngoái có khoảng 6 triệu khách). Thế nên ngay từ những ngày này, nhân viên thu gom rác đã được tăng cường, hai đoàn kiểm tra liên ngành đã có mặt sẵn sàng xử lý các vi phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, xử lý người "chặt chém" khách… Họ cũng đã có các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngày lễ.
Hôm qua (29/3), Đền Quốc tổ Lạc Long Quân tại quần thể khu di tích Đền Hùng cũng đã được khánh thành để hướng tới ngày Quốc giỗ. Được khởi công xây dựng từ ngày 26/3/2007, đền thờ có diện tích hơn 13ha, với tổng vốn đầu tư 139 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Cổng đền, cổng biểu tượng, nghi môn nội ngoại, sân hành lễ, phương đình (nhà bia) tả vu cùng khu nhà thờ hình chữ "đinh" gồm đền thờ chính, tiền tế, đại bái và hậu cung. Lễ đúc tượng Quốc tổ Lạc Long Quân cũng đã bắt đầu từ 7/2 với ba bức tượng có tổng trọng lượng là 2,5 tấn gồm: Tượng Đức Quốc tổ Lạc Long Quân (nặng 1,5 tấn, cao 1,98m), ở tư thế ngồi trên ngai, đặt trên bệ đá, hai bức tượng tướng lĩnh hầu cận (mỗi bức nặng 0,5 tấn, cao 1,8m). Sau khi hoàn thiện, ba bức tượng này sẽ được rước về yên vị tại Đền thờ Lạc Long Quân để thờ tự, tôn vinh công đức của Đức Quốc tổ.
Việc khánh thành Đền Quốc tổ trước ngày Quốc giỗ cũng là một trong các hoạt động của Đại lễ giỗ tổ Hùng Vương. Đây cũng là hoạt động chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo: Báo Hanoinet
Theo đó, lễ phục và âm nhạc sử dụng trong ngày này do Bộ VH-TT&DL duyệt; lễ phẩm dâng vua Hùng gồm 18 chiếc bánh chưng buộc lạt đỏ, 18 bánh dày dán chữ phúc cùng hương hoa, trầu cau. Riêng phần hội, mỗi địa phương tổ chức theo những cách khác nhau, tùy hoàn cảnh.
Ban quản lý lễ hội đền Hùng 2009 đã có những biện pháp giảm thiểu tình trạng chen lấn, xô đẩy của du khách. Ảnh: Trung Kiên
Lễ giỗ Tổ năm nay có sự tham gia của một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai. Đây được coi là bước chuẩn bị cho đại lễ năm 2010. Ông Khôi cũng cho biết, tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành đề án Tổ chức giỗ tổ Hùng Vương và tham gia đóng góp tu bổ đền Hùng theo đúng chủ trương của chính phủ. Theo đó, lễ giỗ tổ năm 2010 sẽ có sự tham gia của tất cả Bộ, ban ngành Trung ương và các tỉnh thành cả nước.
Năm nay, việc phân luồng giao thông được điều chỉnh từ khu vực Ngã ba Hàng và quốc lộ 32C để giảm thiểu lượng xe vào trung tâm. Tất cả các hàng quán phải niêm yết công khai giá bán, ký cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Phòng quản lý dịch vụ du lịch cũng thắt chặt quản lý với các dịch vụ lễ hội, đồng thời phối hợp với trạm y tế các xã lân cận thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa và giá bán.
Lễ an vị Quốc tổ Hùng Vương
Sáng 25/3, Lễ an vị Quốc tổ Hùng Vương diễn ra tại Khu Tưởng niệm các vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử -Văn hóa dân tộc TP HCM (Phường Long Bình, Quận 9).
Khu Tưởng niệm các vua Hùng rộng gần 6 ha nằm trên ngọn đồi cao 21m. Theo thiết kế, khu Tưởng niệm gồm ba tầng: tầng một là sân hội (nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội), tầng hai là gian thờ chính và tầng ba là sân vọng (cúng ngoài trời).
Gian thờ chính gồm 9 gian, mỗi gian thờ một nhân vật tổ tiên hay các bậc hiền nhân như Lạc Long Quân - Âu Cơ, An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương…
Trước đó, linh vị (đất, nước, bát nhang) Quốc tổ Hùng Vương đã được đón rước trang trọng từ Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). Theo Ban quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, vào ngày 4/4 (tức 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ TP.HCM sẽ tổ chức Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu 2009 tại đây.
10-3 là cơ hội để mỗi người con đất Việt thể hiện tấm lòng của mình với quê hương, là lúc tình đoàn kết dân tộc lại được siết chặt và nâng cao. Vang vọng đâu đây còn nghe lời nhắc của Bác: "các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"...
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao vẫn vang đọng trong lòng mỗi người dân Việt khi đến 10-3, đó là dịp để mỗi chúng ta hướng về nguồn cội chung của dân tộc để thể hiện lòng biết ơn với những vua Hùng đã cất công dựng nước và giữ nước, những người đã khởi đầu cho truyền thống dân tộc và là cái nôi của tất cả những người mang dòng máu dòng máu lạc hồng.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ [1]
Lĩnh Nam chích quái thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương."
Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng giúp việc. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.
[sửa] Các vị vua
Hùng Dương (Lộc Tục)
Hùng Hiền (Lạc Long Quân)
Hùng Lân (vua)
Hùng Việp
Hùng Hy
Hùng Huy
Hùng Chiêu
Hùng Vỹ
Hùng Định
Hùng Hy
Hùng Trinh
Hùng Võ
Hùng Việt
Hùng Anh
Hùng Triều
Hùng Tạo
Hùng Nghị
Hùng Duệ
Theo Hùng triều ngọc phả, nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.
Năm nay là năm lẻ nên tỉnh Phú Thọ làm chủ lễ, trực tiếp đứng ra lo toan chu tất cho lễ hội, đúng như quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây cũng là năm đầu tiên, Đền Hùng cùng với 1.416 di tích thờ các vua Hùng trong cả nước thực hiện nghi thức tưởng niệm chung. Thế nên, ông Nguyễn Tiến Khôi, Giám đốc Ban Quản lý di tích Đền Hùng đã nói: Lễ hội năm nay được tổ chức trang trọng với nhiều nét mới ở cả phần lễ và phần hội.
Lễ hội bảo tồn văn hóa
Ngày chính giỗ là 10/3 âm lịch (4/4) nhưng lễ hội đền Hùng năm nay bắt đầu từ 6/3 âm lịch (tức 31/3) và kéo dài đến hết ngày 10/3 âm lịch. Ngày chính giỗ sẽ có các nghi thức cúng tế và dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, lãnh đạo Đảng,Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tiến hành theo đúng các nghi thức Bộ VH, TT& DL quy định. Nghĩa là lễ phẩm sẽ gồm 18 chiếc bánh chưng bọc lá dong tươi, lạt màu đỏ, 18 chiếc bánh dày có dán chữ phúc, hương hoa, trầu cau, rượu nước và ngũ quả. Trang phục hành lễ trên cơ sở lễ phục đã được Bộ thống nhất sử dụng năm 2004, nhạc lễ thì sử dụng đĩa nhạc Giỗ tổ Hùng Vương mà Bộ đã duyệt. Đêm trước ngày giỗ chính, sẽ có bắn pháo hoa tầm thấp tại khu di tích Đền Hùng. Được biết, Công ty Mai Linh sẽ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ chất lượng cao, được xếp từ 6.000 chiếc bánh chưng nhỏ.
Phần hội năm nay mở ra các hoạt động văn hoá, thể thao trong một không gian rộng từ Việt Trì đến núi Nghĩa Lĩnh, gắn với chương trình "Du lịch cội nguồn" giữa 3 tỉnh Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái. Năm nay, ngoài "chủ nhà" Phú Thọ, các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc cũng tham dự lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc và phong phú: Giới thiệu sản phẩm làng nghề, văn hoá ẩm thực, trưng bày hoa thơm trái ngọt các tỉnh, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày. Ngoài ra, còn có cácgiải thể thao, vật dân tộc, giải cờ tướng, cờ người mở rộng, bơi chải Bạch Hạc. Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa độc đáo: Diễn xướng dân gian truyền thống, hát xoan, đâm đuống, đánh trống đồng, dân ca dân vũ… Trong các ngày lễ hội, các rạp chiếu bóng đều phục vụ nhân dân.
Cảnh quan làm vừa lòng du khách
Cùng với nơi thờ tự các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, những năm gần đây Nhà nước cho phép quy tụ những giá trị văn hoá về khu Đền Hùng. Thế nên, khách thập phương về Đền Hùng năm nay sẽ tiếp tục chứng kiến diện mạo mới của khu di tích với không gian rộng lớn từ Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, đến Đền Mẫu Âu Cơ sang Đền Lạc Long Quân, Bảo tàng Hùng Vương... Sân hành lễ có không gian rộng lớn, với chiều dài 250m, rộng 160m, đường lên sân trước cổng đền được lát bằng đá xanh, hai bên là thảm cỏ, cây xanh và đặc biệt trồng 18 cây chò nâu (hoàn thành trong tháng 2 âm lịch). Sân trước cổng đền được mở rộng gấp 5 lần, lát bằng đá lấy từ Bình Định. Đền Thượng cũng được hoàn thành việc tu bổ trước Tết Kỷ Sửu. Để tạo cảnh quan trong khu di tích, từ khu vực ngã năm đền Giếng đến cổng đền, các kiốt, quầy bán hàng được sắp xếp quy củ. Các hộ kinh doanh đều phải đăng ký bán hàng đủ lượng, đúng giá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm nay, việc phân luồng giao thông sẽ được thực hiện hợp lý hơn, từ khu vực ngã ba Hàng, quốc lộ 32C để giảm thiểu lượng xe vào khu vực trung tâm. Các bãi gửi xe máy, xe ôtô cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Dự kiến năm nay, lượng khách hành hương về đất Tổ sẽ đông hơn năm ngoái (năm ngoái có khoảng 6 triệu khách). Thế nên ngay từ những ngày này, nhân viên thu gom rác đã được tăng cường, hai đoàn kiểm tra liên ngành đã có mặt sẵn sàng xử lý các vi phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, xử lý người "chặt chém" khách… Họ cũng đã có các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngày lễ.
Hôm qua (29/3), Đền Quốc tổ Lạc Long Quân tại quần thể khu di tích Đền Hùng cũng đã được khánh thành để hướng tới ngày Quốc giỗ. Được khởi công xây dựng từ ngày 26/3/2007, đền thờ có diện tích hơn 13ha, với tổng vốn đầu tư 139 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Cổng đền, cổng biểu tượng, nghi môn nội ngoại, sân hành lễ, phương đình (nhà bia) tả vu cùng khu nhà thờ hình chữ "đinh" gồm đền thờ chính, tiền tế, đại bái và hậu cung. Lễ đúc tượng Quốc tổ Lạc Long Quân cũng đã bắt đầu từ 7/2 với ba bức tượng có tổng trọng lượng là 2,5 tấn gồm: Tượng Đức Quốc tổ Lạc Long Quân (nặng 1,5 tấn, cao 1,98m), ở tư thế ngồi trên ngai, đặt trên bệ đá, hai bức tượng tướng lĩnh hầu cận (mỗi bức nặng 0,5 tấn, cao 1,8m). Sau khi hoàn thiện, ba bức tượng này sẽ được rước về yên vị tại Đền thờ Lạc Long Quân để thờ tự, tôn vinh công đức của Đức Quốc tổ.
Việc khánh thành Đền Quốc tổ trước ngày Quốc giỗ cũng là một trong các hoạt động của Đại lễ giỗ tổ Hùng Vương. Đây cũng là hoạt động chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo: Báo Hanoinet
Theo đó, lễ phục và âm nhạc sử dụng trong ngày này do Bộ VH-TT&DL duyệt; lễ phẩm dâng vua Hùng gồm 18 chiếc bánh chưng buộc lạt đỏ, 18 bánh dày dán chữ phúc cùng hương hoa, trầu cau. Riêng phần hội, mỗi địa phương tổ chức theo những cách khác nhau, tùy hoàn cảnh.
Ban quản lý lễ hội đền Hùng 2009 đã có những biện pháp giảm thiểu tình trạng chen lấn, xô đẩy của du khách. Ảnh: Trung Kiên
Lễ giỗ Tổ năm nay có sự tham gia của một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai. Đây được coi là bước chuẩn bị cho đại lễ năm 2010. Ông Khôi cũng cho biết, tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành đề án Tổ chức giỗ tổ Hùng Vương và tham gia đóng góp tu bổ đền Hùng theo đúng chủ trương của chính phủ. Theo đó, lễ giỗ tổ năm 2010 sẽ có sự tham gia của tất cả Bộ, ban ngành Trung ương và các tỉnh thành cả nước.
Năm nay, việc phân luồng giao thông được điều chỉnh từ khu vực Ngã ba Hàng và quốc lộ 32C để giảm thiểu lượng xe vào trung tâm. Tất cả các hàng quán phải niêm yết công khai giá bán, ký cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Phòng quản lý dịch vụ du lịch cũng thắt chặt quản lý với các dịch vụ lễ hội, đồng thời phối hợp với trạm y tế các xã lân cận thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa và giá bán.
Lễ an vị Quốc tổ Hùng Vương
Sáng 25/3, Lễ an vị Quốc tổ Hùng Vương diễn ra tại Khu Tưởng niệm các vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử -Văn hóa dân tộc TP HCM (Phường Long Bình, Quận 9).
Khu Tưởng niệm các vua Hùng rộng gần 6 ha nằm trên ngọn đồi cao 21m. Theo thiết kế, khu Tưởng niệm gồm ba tầng: tầng một là sân hội (nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội), tầng hai là gian thờ chính và tầng ba là sân vọng (cúng ngoài trời).
Gian thờ chính gồm 9 gian, mỗi gian thờ một nhân vật tổ tiên hay các bậc hiền nhân như Lạc Long Quân - Âu Cơ, An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương…
Trước đó, linh vị (đất, nước, bát nhang) Quốc tổ Hùng Vương đã được đón rước trang trọng từ Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). Theo Ban quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, vào ngày 4/4 (tức 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ TP.HCM sẽ tổ chức Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu 2009 tại đây.
10-3 là cơ hội để mỗi người con đất Việt thể hiện tấm lòng của mình với quê hương, là lúc tình đoàn kết dân tộc lại được siết chặt và nâng cao. Vang vọng đâu đây còn nghe lời nhắc của Bác: "các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"...