- 14 Tháng mười một 2015
- 4,677
- 7,748
- 879
- 20
- Hà Nội
- THCS Mai Dịch
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Điều này xuất phát từ việc những người cha hoặc quá nghiêm khắc hoặc quá bận rộn với công việc, ham bù khú với bạn bè, ít dành thời gian khi con còn nhỏ. Tạo ký ức cho con, làm bạn cùng con là cách nhà thơ Nguyễn Phong Việt xích lại gần con trai trong cách giáo dục gia đình và con cái của mình.
Những ngày cuối tuần, tôi thường từ chối nhiều cuộc hẹn, bớt việc lại, chở con trai đi lang thang vài điểm ở Sài Gòn. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ, về sở thích chơi các loại xe của con, về ước mơ vu vơ làm siêu nhân,… Dịp Hè hoặc cận Tết, bao giờ tôi cũng cố thu xếp công việc, tranh thủ đưa con trai về quê. Chúng tôi sẽ cùng nhau đi khắp xóm, thăm người này, gặp gỡ người kia; tha thẩn ra đồng n ó mương, ngắm nắng. Tôi sẽ chỉ cho con biết cây này cây kia, con lợn con gà; sẽ kể cho con nghe những ngày tuổi thơ tôi nghịch ngợm, nắng cháy khét tóc. Bạn sẽ nghĩ là tôi đang muốn tạo tuổi thơ cho con. Điều đó đúng một phần, phần còn lại liên quan đến vấn đề giáo dục gia đình, tôi muốn cho con điều tôi đã từng mong ba của mình như thế.
Ký ức cho ai?
Tuổi thơ tôi gắn liền với ruộng đồng, ngõ xóm. Hầu như không khi nào tôi ngồi thủ thỉ với ba, ngoại trừ những lúc hiếm hoi được ba cắt tóc trong cái tiệm nhỏ mở ngay trước nhà. Một ngày của ba quần quật với việc mưu sinh, sau đó là giấc ngủ lấy sức cho hôm sau. Điều ba truyền dạy cho tôi là cách sống tự lập, biết chăm lo cho bản thân, đừng làm phiền người khác quá mức.
Tôi không biết đó có phải là sự may mắn cho con đường lập nghiệp sau này của mình không; chỉ biết ở khía cạnh nào đó, vào thời điểm mà sự vất vả của cuộc sống thường trực hàng ngày trên bậc cửa nhà thì đó là giải pháp hiệu quả nhất để một đứa nhỏ “sinh tồn”.
Tuy nhiên, thi thoảng nhìn thấy cảnh ba con nhà người khác chơi đùa với nhau, tôi mơ hồ cảm thấy một khoảng trống trong lòng mình. Đôi khi, tôi thèm một cái vỗ vai, một câu động viên của ba khi vấp ngã, cả lúc nhỏ và lúc đã trưởng thành, thay vì đứng lên trong nỗi tủi thân. Trong những năm tháng đầu tiên xa nhà đi học, tôi đã thử ngồi xuống nghĩ về khoảng thời gian đó. Nếu tôi và ba có ký ức cùng nhau, chẳng phải tôi sẽ có cơ hội bày tỏ nhiều hơn, học được cách mạnh mẽ hơn trong lời nói lẫn hành động hay sao; còn ba đã có thể hiểu thêm về tôi, về tính cách của đứa con hay mơ mộng.
Tôi không trách ba, bởi ba đã cho tôi một cuộc đời, cố gắng nuôi tôi ăn học trong nhiều nỗi nhọc nhằn, cơ cực. Đấy là điều tôi không bao giờ phụng hiếu hết được. Chỉ là, ngày bé tôi đã mong ba như thế nào thì hiện tại tôi sẽ cho con trai của tôi điều ấy. Tôi muốn được biết con đang nghĩ gì, con mơ ước gì, tôi có thể chia sẻ gì với con. Và bởi tôi tin, ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ được tạo nên trong giáo dục gia đình sẽ trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi nhất cho con sau này.
Tròn hay khuyết?
Ông bà ta có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người đàn ông từ xưa đến nay dường như luôn được nuông chiều, chỉ cần kiếm tiền là đủ mà không phải gánh vác trách nhiệm trong việc giáo dục gia đình và chăm sóc con cái. Đôi khi không phải họ thờ ơ hay, vì họ chẳng thương con mà bởi họ mãi bận rộn với công việc mà quên mất mình đã trở thành một người cha, một người chồng. Trong guồng quay của xã hội nhộn nhịp, những gã đàn ông ham chơi lại càng “cò kè”, bớt xén chút thời gian nhỏ nhoi về nhà để “chiếm hữu” cho riêng mình.
Tôi có một người bạn cực thương con nhưng ham vui, hay bù khú với bạn bè. Một tối, về nhà thấy con trai đang ngồi chờ, bỗng giật mình tự hỏi, bao lâu rồi mình không tắm cho thằng bé? Và tôi biết, có rất nhiều người cha một ngày nào đấy sẽ rơi vào trạng thái này.
Sẽ chẳng có ai mong muốn mình là một đứa con thiệt thòi. Cũng không người cha nào muốn con ngày càng xa cách mình. Để một lúc nào đó, giật mình thấy con khôn lớn, nhưng suốt quãng đời trưởng thành của con mình không có được mấy khoảnh khắc đồng hành. Tại sao mình không thể hiểu được con nghĩ gì, tại sao nói mà con không nghe, tại sao hễ giáp mặt là hai ba con căng thẳng?
Tôi luôn nghĩ rằng, nếu muốn con chia sẻ, hãy tập thói quen chia sẻ với con trước, ngay từ lúc con còn nhỏ. Nếu muốn con vững vàng, hãy truyền điều đó cho con. Nếu muốn con ham học hỏi, hãy đi cùng con khám phá thế giới. Nếu muốn con hiểu về yêu thương thì phải bày tỏ sự yêu thương đó hàng ngày để con cảm nhận.
Cuộc sống luôn có ngoại lệ với một số ít người, không cần đủ đầy thì họ vẫn sống tốt… nhưng với phần lớn mọi người, đặc biệt là với con trẻ, sự đủ đầy yêu thương và san sẻ trong gia đình chính là nguồn “nguyên liệu chính” tạo nên một nhân cách tốt, một trái tim biết yêu thương về sau.
“Ba ơi, ba không được nhắm mắt!”, ước gì mọi đứa con đều có thể nói ra và mọi người ba trên thế giới này đều đủ kiên nhẫn lắng nghe, sau đó mỉm cười: “Ba biết rồi, để ba trông chừng con nhé!”.
Những ngày cuối tuần, tôi thường từ chối nhiều cuộc hẹn, bớt việc lại, chở con trai đi lang thang vài điểm ở Sài Gòn. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ, về sở thích chơi các loại xe của con, về ước mơ vu vơ làm siêu nhân,… Dịp Hè hoặc cận Tết, bao giờ tôi cũng cố thu xếp công việc, tranh thủ đưa con trai về quê. Chúng tôi sẽ cùng nhau đi khắp xóm, thăm người này, gặp gỡ người kia; tha thẩn ra đồng n ó mương, ngắm nắng. Tôi sẽ chỉ cho con biết cây này cây kia, con lợn con gà; sẽ kể cho con nghe những ngày tuổi thơ tôi nghịch ngợm, nắng cháy khét tóc. Bạn sẽ nghĩ là tôi đang muốn tạo tuổi thơ cho con. Điều đó đúng một phần, phần còn lại liên quan đến vấn đề giáo dục gia đình, tôi muốn cho con điều tôi đã từng mong ba của mình như thế.
Ký ức cho ai?
Tuổi thơ tôi gắn liền với ruộng đồng, ngõ xóm. Hầu như không khi nào tôi ngồi thủ thỉ với ba, ngoại trừ những lúc hiếm hoi được ba cắt tóc trong cái tiệm nhỏ mở ngay trước nhà. Một ngày của ba quần quật với việc mưu sinh, sau đó là giấc ngủ lấy sức cho hôm sau. Điều ba truyền dạy cho tôi là cách sống tự lập, biết chăm lo cho bản thân, đừng làm phiền người khác quá mức.
Tôi không biết đó có phải là sự may mắn cho con đường lập nghiệp sau này của mình không; chỉ biết ở khía cạnh nào đó, vào thời điểm mà sự vất vả của cuộc sống thường trực hàng ngày trên bậc cửa nhà thì đó là giải pháp hiệu quả nhất để một đứa nhỏ “sinh tồn”.
Tuy nhiên, thi thoảng nhìn thấy cảnh ba con nhà người khác chơi đùa với nhau, tôi mơ hồ cảm thấy một khoảng trống trong lòng mình. Đôi khi, tôi thèm một cái vỗ vai, một câu động viên của ba khi vấp ngã, cả lúc nhỏ và lúc đã trưởng thành, thay vì đứng lên trong nỗi tủi thân. Trong những năm tháng đầu tiên xa nhà đi học, tôi đã thử ngồi xuống nghĩ về khoảng thời gian đó. Nếu tôi và ba có ký ức cùng nhau, chẳng phải tôi sẽ có cơ hội bày tỏ nhiều hơn, học được cách mạnh mẽ hơn trong lời nói lẫn hành động hay sao; còn ba đã có thể hiểu thêm về tôi, về tính cách của đứa con hay mơ mộng.
Tôi không trách ba, bởi ba đã cho tôi một cuộc đời, cố gắng nuôi tôi ăn học trong nhiều nỗi nhọc nhằn, cơ cực. Đấy là điều tôi không bao giờ phụng hiếu hết được. Chỉ là, ngày bé tôi đã mong ba như thế nào thì hiện tại tôi sẽ cho con trai của tôi điều ấy. Tôi muốn được biết con đang nghĩ gì, con mơ ước gì, tôi có thể chia sẻ gì với con. Và bởi tôi tin, ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ được tạo nên trong giáo dục gia đình sẽ trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi nhất cho con sau này.
Tròn hay khuyết?
Ông bà ta có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người đàn ông từ xưa đến nay dường như luôn được nuông chiều, chỉ cần kiếm tiền là đủ mà không phải gánh vác trách nhiệm trong việc giáo dục gia đình và chăm sóc con cái. Đôi khi không phải họ thờ ơ hay, vì họ chẳng thương con mà bởi họ mãi bận rộn với công việc mà quên mất mình đã trở thành một người cha, một người chồng. Trong guồng quay của xã hội nhộn nhịp, những gã đàn ông ham chơi lại càng “cò kè”, bớt xén chút thời gian nhỏ nhoi về nhà để “chiếm hữu” cho riêng mình.
Tôi có một người bạn cực thương con nhưng ham vui, hay bù khú với bạn bè. Một tối, về nhà thấy con trai đang ngồi chờ, bỗng giật mình tự hỏi, bao lâu rồi mình không tắm cho thằng bé? Và tôi biết, có rất nhiều người cha một ngày nào đấy sẽ rơi vào trạng thái này.
Sẽ chẳng có ai mong muốn mình là một đứa con thiệt thòi. Cũng không người cha nào muốn con ngày càng xa cách mình. Để một lúc nào đó, giật mình thấy con khôn lớn, nhưng suốt quãng đời trưởng thành của con mình không có được mấy khoảnh khắc đồng hành. Tại sao mình không thể hiểu được con nghĩ gì, tại sao nói mà con không nghe, tại sao hễ giáp mặt là hai ba con căng thẳng?
Tôi luôn nghĩ rằng, nếu muốn con chia sẻ, hãy tập thói quen chia sẻ với con trước, ngay từ lúc con còn nhỏ. Nếu muốn con vững vàng, hãy truyền điều đó cho con. Nếu muốn con ham học hỏi, hãy đi cùng con khám phá thế giới. Nếu muốn con hiểu về yêu thương thì phải bày tỏ sự yêu thương đó hàng ngày để con cảm nhận.
Cuộc sống luôn có ngoại lệ với một số ít người, không cần đủ đầy thì họ vẫn sống tốt… nhưng với phần lớn mọi người, đặc biệt là với con trẻ, sự đủ đầy yêu thương và san sẻ trong gia đình chính là nguồn “nguyên liệu chính” tạo nên một nhân cách tốt, một trái tim biết yêu thương về sau.
“Ba ơi, ba không được nhắm mắt!”, ước gì mọi đứa con đều có thể nói ra và mọi người ba trên thế giới này đều đủ kiên nhẫn lắng nghe, sau đó mỉm cười: “Ba biết rồi, để ba trông chừng con nhé!”.