A
aaronmax
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mùa thi tốt nghiệp và đại học cận kề chính là thời điểm các học sinh phải học “căng như dây đàn” để vươn tới những ước mơ hoài bão lớn và trước mắt là được vào cánh cửa đại học. Căng thẳng, stress là không thể tránh khỏi .Trung tâm gia sư tphcm Tài Năng Việt xin chia sẻ cho các bạn học sinh những cách để giải tỏa căng thẳng .
1. Hãy lên kế hoạch ôn tập chuẩn bị kỹ lưỡng
Đây là cách tốt nhất để giảm căng thẳng trong mùa thi. Việc phân bổ thời gian hợp lý, tốt nhất là trước kỳ thi vài tuần. Một số em học sinh có thói quen đợi đến gần thi rồi mấy đêm hôm trước mới vội vàng nhồi nhét tất cả những gì đã học. Như vậy, rõ là không nạp thêm được kiến thức vào đầu mà còn làm bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi hơn. Vậy nên, hãy lên kế hoạch ôn luyện để sẵn sàng chiến đấu với 2 kỳ thi quan trọng này bạn nhé.
2. Đề ra mục tiêu cho mỗi môn học
Nếu không có mục tiêu cho mỗi môn học, bạn sẽ không thể có định hướng rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy có quá nhiều thứ cần phải học mà không biết bắt đầu từ đâu. Việc đặt mục tiêu cho mỗi môn học giúp bạn phát huy thế mạnh hay khắc phục những hạn chế của mình.
Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu cần cân nhắc cho phù hợp với khả năng của bạn. Ví dụ, môn Toán không phải là thế mạnh của bạn, vậy hãy đặt ra số điểm mong muốn của bạn ở môn này để phấn đấu. Điều này sẽ giúp bạn biết mình cần bổ sung những kiến thức gì để đạt mục tiêu ấy.
3. Xây dựng thời gian biểu cho mỗi tuần
Cùng đếm ngược lại thời gian xem bạn còn bao tuần nữa sẽ đến kỳ thi và lập thời gian biểu cho những hoạt đông hàng ngày của mình qua từng tuần. Như vậy là ngày hôm nay bạn chỉ cần nhìn vào list kế hoạch đặt trước và cứ thế mà thực hiện thôi. Bạn sẽ không bị quên những việc quan trọng, mà lại biết mình đang tiến triển ở giai đoạn nào. Đây là việc làm vô cùng có ích, nó giúp bạn quản lý, sử dụng thời gian một cách hiệu quả và hợp lý. Đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giải trí hơn.
4. Thực hiện và đánh giá kết quả qua từng ngày
Mục tiêu và kế hoạch cần được thực hiện một cách nghiêm túc, nếu không, bạn sẽ thấy căng thẳng hơn. Việc đánh giá kết quả học tập sẽ giúp bạn hiểu được rằng bạn có thể hoàn thành tốt kế hoạch không, từ đó điều chỉnh list việc cần làm cho phù hợp.
5. Thư giãn
Đừng lúc nào cũng căng như sợi dây đàn như thế, một vài bản nhạc nhẹ, dành thời gian đi bộ trong công viên hoặc xem một bộ phim hài là những gợi ý giúp bạn được thư giãn mà không mất quá nhiều thời gian. Thiếu ngủ và ăn uống thất thường cũng làm giảm trí nhớ và không thể giải quyết mọi việc một cách trôi chảy, đồng thời tăng áp lực của bạn lên. Vì vậy, một chút thư giãn giúp trí não của bạn được nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những cuộc chiến ác liệt tiếp theo đấy
6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng hợp lý góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể và khi cơ thể đầy đủ năng lượng mới có thể học tập và làm việc được. Bạn hãy nhờ mẹ hay chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với mình nhé.
7.Suy nghĩ tích cực
Sự lo lắng và căng thẳng của bạn có thể đến từ việc…sợ…bạn sợ thi đại học không đậu ư? Đừng quan tâm đến việc đó, chỉ cần bạn chăm chỉ học tập và tận dụng thực sự có ích 24 tiếng mỗi ngày thì kết quả sẽ không phụ lòng bạn. Qúa lo lắng cho tương lai mà không lo lắng và hành động cho ngày hôm nay là một sai lầm đấy. Dù sao thì vẫn cứ lạc quan và suy nghĩ tích cực lên bạn nhé.
8. Tâm sự, chia sẻ với gia đình, thầy cô và bạn bè
Đồng hành cùng bạn trong những kỳ thi sắp tới còn có gia đình, bố mẹ, thầy cô, cùng bạn bè. Vậy nên hãy chia sẻ với họ nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì chưa giải quyết được. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt cho vấn đề của mình và sẽ không cảm thấy căng thẳng nữa.
Cũng nên lưu ý rằng, trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, các bạn học sinh, sinh viên thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo. Chúc bạn học sinh có kì thi thật thành công
1. Hãy lên kế hoạch ôn tập chuẩn bị kỹ lưỡng
Đây là cách tốt nhất để giảm căng thẳng trong mùa thi. Việc phân bổ thời gian hợp lý, tốt nhất là trước kỳ thi vài tuần. Một số em học sinh có thói quen đợi đến gần thi rồi mấy đêm hôm trước mới vội vàng nhồi nhét tất cả những gì đã học. Như vậy, rõ là không nạp thêm được kiến thức vào đầu mà còn làm bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi hơn. Vậy nên, hãy lên kế hoạch ôn luyện để sẵn sàng chiến đấu với 2 kỳ thi quan trọng này bạn nhé.
2. Đề ra mục tiêu cho mỗi môn học
Nếu không có mục tiêu cho mỗi môn học, bạn sẽ không thể có định hướng rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy có quá nhiều thứ cần phải học mà không biết bắt đầu từ đâu. Việc đặt mục tiêu cho mỗi môn học giúp bạn phát huy thế mạnh hay khắc phục những hạn chế của mình.
Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu cần cân nhắc cho phù hợp với khả năng của bạn. Ví dụ, môn Toán không phải là thế mạnh của bạn, vậy hãy đặt ra số điểm mong muốn của bạn ở môn này để phấn đấu. Điều này sẽ giúp bạn biết mình cần bổ sung những kiến thức gì để đạt mục tiêu ấy.
3. Xây dựng thời gian biểu cho mỗi tuần
Cùng đếm ngược lại thời gian xem bạn còn bao tuần nữa sẽ đến kỳ thi và lập thời gian biểu cho những hoạt đông hàng ngày của mình qua từng tuần. Như vậy là ngày hôm nay bạn chỉ cần nhìn vào list kế hoạch đặt trước và cứ thế mà thực hiện thôi. Bạn sẽ không bị quên những việc quan trọng, mà lại biết mình đang tiến triển ở giai đoạn nào. Đây là việc làm vô cùng có ích, nó giúp bạn quản lý, sử dụng thời gian một cách hiệu quả và hợp lý. Đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giải trí hơn.
4. Thực hiện và đánh giá kết quả qua từng ngày
Mục tiêu và kế hoạch cần được thực hiện một cách nghiêm túc, nếu không, bạn sẽ thấy căng thẳng hơn. Việc đánh giá kết quả học tập sẽ giúp bạn hiểu được rằng bạn có thể hoàn thành tốt kế hoạch không, từ đó điều chỉnh list việc cần làm cho phù hợp.
5. Thư giãn
Đừng lúc nào cũng căng như sợi dây đàn như thế, một vài bản nhạc nhẹ, dành thời gian đi bộ trong công viên hoặc xem một bộ phim hài là những gợi ý giúp bạn được thư giãn mà không mất quá nhiều thời gian. Thiếu ngủ và ăn uống thất thường cũng làm giảm trí nhớ và không thể giải quyết mọi việc một cách trôi chảy, đồng thời tăng áp lực của bạn lên. Vì vậy, một chút thư giãn giúp trí não của bạn được nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những cuộc chiến ác liệt tiếp theo đấy
6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng hợp lý góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể và khi cơ thể đầy đủ năng lượng mới có thể học tập và làm việc được. Bạn hãy nhờ mẹ hay chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với mình nhé.
7.Suy nghĩ tích cực
Sự lo lắng và căng thẳng của bạn có thể đến từ việc…sợ…bạn sợ thi đại học không đậu ư? Đừng quan tâm đến việc đó, chỉ cần bạn chăm chỉ học tập và tận dụng thực sự có ích 24 tiếng mỗi ngày thì kết quả sẽ không phụ lòng bạn. Qúa lo lắng cho tương lai mà không lo lắng và hành động cho ngày hôm nay là một sai lầm đấy. Dù sao thì vẫn cứ lạc quan và suy nghĩ tích cực lên bạn nhé.
8. Tâm sự, chia sẻ với gia đình, thầy cô và bạn bè
Đồng hành cùng bạn trong những kỳ thi sắp tới còn có gia đình, bố mẹ, thầy cô, cùng bạn bè. Vậy nên hãy chia sẻ với họ nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì chưa giải quyết được. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt cho vấn đề của mình và sẽ không cảm thấy căng thẳng nữa.
Cũng nên lưu ý rằng, trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, các bạn học sinh, sinh viên thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo. Chúc bạn học sinh có kì thi thật thành công