Ừ, thực ra những câu chuyện này chỉ là giai thoại. Theo những gì chị biết thì năm 1930 cha Hoàng Cúc được bổ nhiệm làm chủ sự một công sở ở Qui Nhơn, Hoàng Cúc theo cha vào đó công tác và tại đây không biết từ khi nào Hàn Mặc Tử đã để ý đến Hoàng Cúc.Qua một người bạn thân là T.T (đồng thời là họ hàng của Hoàng Cúc) Hàn Mặc Tử đã gửi cho Hoàng Cúc một bức thư nhưng T.T nhận thư mà không trao cho Hoàng Cúc vì cha Hoàng Cúc rất nghiêm khắc và phong kiến. Vì vậy, qua một thời gian dài, Hoàng Cúc vẫn không hay biết gì.
Năm 1938, Hoàng Cúc theo cha nghỉ hưu trở về Huế, nhà ở Vĩ Dạ. Tại đây, Hoàng Cúc nhận được tập thơ Gái quê mà Hàn Mặc Tử gửi tặng qua T.T. Lúc này Hoàng Cúc mới biết rõ vềmôit tình thầm kín của HMT. Khi được biết HMT lâm bệnh hiểm nghèo, Hoàng Cúc đã gửi cho HMT một bức bưu ảnh phong cảnh Huế với lời thăm hỏi, chúc thi sĩ sớm bình phục. Và ít lâu sau, Hoàng Cúc nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử gửi tặng kèm theo mấy hàng chữ:
"Túc hạ,
Có nhận được bức ảnh bến Vĩ Dạ lúc hừng đông (hay là một đêm trăng?) với mấy hàng chữ túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến người bạn năm nào, thế là phúc hậu lắm rồi, và mong rằng một mùa xuân nào đây được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho. Thăm túc hạ bình an và vui vẻ.
Ký tên: Hàn Mặc Tử"
Hoàng Cúc nhận thư trên của Hàn Mặc Tử vào tháng 11 năm 1939. Một năm sau khi nhận được tin HMT qua đời, Hoàng Cúc có vào Qui Nhơn một mình lặng lẽ đến viếng môn HMT. Ngoài ra Hoàng Cúc không hề thổ lộ với ai về tình cảm của mình với HMT.
Như vậy có thể nói, hoàn cảnh ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chính là được lấy tứ từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi cho HMT. Trong đó chứa đựng cả cảnh và tình.
Trên đây là một số thông tin về giai thoại HMT và Hoàng Cúc cũng như hoàn cảnh ra đời bài thơ ĐTVD, hi vọng chị có thể giúp các em hiểu thêm về bài thơ cũng như tác giả của nó - nhà thơ Hàn Mặc Tử.