Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm ????????

F

faustvn01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong những kỳ thi tốt nghiệp cũng như thi đại học những năm gần đây thường có câu hỏi về giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm, ví như:

+ Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (3đ)-- Câu 2, đề II, Đề thi tốt nghiệp THPT hệ không phân ban năm 2007.
+ Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân (3đ) --- Đề thi tốt nghiệp THPT, phân ban năm 2007
+ Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên? (2đ) ---- Đề thi đại học khối C năm 2003
.................

Vậy, với dạng bài này, chúng ta phải làm như thế nào? Trình bày bài ra sao cho hợp lý để bài viết vừa mạch lạc lại vừa không bị sa đà, lạc đề và phân phối hợp lý thời gian làm bài? Mong các bạn cùng thảo luận và đóng góp ý kiến !

Trong chương trình học cũng có nhiều tác phẩm có nhan đề rất ấn tượng nhưng không phải nhan đề nào chúng ta cũng hiểu và lý giải được hết cái hay của nó. Mọi người cùng chia sẻ những thắc mắc, ý kiến, cảm nhận của mình về chủ đề này nhé.
 
S

sweetnightmare

Dường như ngày nay học văn không cần sự sáng tạo nữa, hơn nữa đối với những câu hỏi như vậy, thiết nghĩ cứ học thuộc theo một khuôn mẫu có sẵn để đạt điểm trọn vẹn.
Mà khuôn mẫu ở đâu? Ở đáp án của Bộ chứ ở đâu!
 
H

hocmai.vanhoc1

Đối với những câu hỏi như thế này chúng ta nên làm như sau
- Yêu cầu: ngắn gọn, đúng, đủ ý. (không nên mất thời gian về câu hỏi này)
- Nội dung: Cần nêu được ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng
Chẳng hạn đề bài yêu cầu giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Rừng xà nu
- Ý nghĩa tả thực: chỉ cả một rừng xà nu ở Tây Nguyên với các cây lớn nhỏ, bị thương...
- Ý nghĩa tượng trưng:
+ Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên
+ Rừng xà nu còn là một biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít...
+Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đại bác tàn phá mỗi ngày. Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả muốn khẳng định con người Tây Nguyên vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng
+ Nhan đề Rừng xà nu còn gợi lên chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thị, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.
 
F

faustvn01

Dường như ngày nay học văn không cần sự sáng tạo nữa, hơn nữa đối với những câu hỏi như vậy, thiết nghĩ cứ học thuộc theo một khuôn mẫu có sẵn để đạt điểm trọn vẹn.

Mình phần nào chia sẻ quan điểm này của Sweetnightmaire. Tuy vậy, những câu hỏi dạng này không hẳn chỉ là những câu hỏi lý thuyết khô khan (như các câu hỏi yêu cầu trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm...). Ngược lại, nó đòi hỏi người làm bài phải có sự hiểu biết toàn diện nội dung tư tưởng tác phẩm, đọc kỹ văn bản, hiểu được dụng ý nghệ thuật sâu kín của nhà văn gửi gắm vào tác phẩm. Người viết có thể tùy theo mức độ cảm nhận, lí giải tác phẩm của mình mà đưa ra những giải thích, bình luận về ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Khi nhắc đến một tác phẩm văn học nào đó, nhan đề (tên gọi) của nó chỉ là thứ chúng ta dùng để định danh, phân biệt nó với tác phẩm khác và có cảm giác nó chỉ là một yếu tố "bên ngoài", "thêm vào" của tác phẩm. Thực tế, nhan đề của tác phẩm văn học cũng chính là một bộ phận không thể tách rời của tác phẩm, nằm trong sự tổ chức thống nhất các yếu tố để thể hiện chủ đề chung của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Thậm chí, nó còn có một vai trò hết sức quan trọng (so với những yếu tố khác của tác phẩm như: côt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ....), theo mình, có 2 vai trò chính:

+ Nhan đề là yếu tố đầu tiên của tác phẩm mà người đọc được tiếp xúc :nó được đặt ở đầu văn bản, có sự ngăn cách với phần văn bản tác phẩm và được thể hiện ở khổ chữ khác - thường là lớn hơn. Tên tác phẩm cũng được in rõ ở ngoài bìa sách hay ở phần mục lục. Vậy, độc giả tiếp xúc với tác phẩm, trước hết là tiếp xúc với nhan đề của nó. Chính vì vậy, một nhan đề Tốt phải là một nhan đề gây được ấn tượng cho người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm, khêu gợi trí tò mò và mong muốn khám phá của người đọc.

+ Nhan đề là yếu tố thể hiện tập trung nhất, cô đọng nhất dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn gửi gắm thông qua tác phẩm. Một nhan đề ấn tượng chỉ thu hút người đọc lúc ban đầu khi tiếp xúc với tác phẩm, nhưng để tạo được sự sâu sắc, thú vị, nhan đề đó cần phải thể hiện tập trung nhất, cô đọng nhất (vì dung lượng của một nhan đề không cho phép quá dài) tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Nó thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ trong tổng thể tác phẩm. Chính vì vậy, khi phân tích, lý giải ý nghĩa nhan đề tác phẩm, chúng ta nên đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác như các nhân vật, các chi tiết sự kiện của tác phẩm, ... và đặc biệt là mối quan hệ với chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
 
F

faustvn01

Ý nghĩa nhan đề: Mảnh trăng cuối rừng

Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn hay của Nguyễn Minh Châu và của văn xuôi chống Mĩ nói chung.
Được biết, ban đầu tác giả đặt tên tác phẩm của mình là "Mảnh trăng". Nhưng sau này in lại trong các tuyển tập, ông đổi lại thành "Mảnh trăng cuối rừng" như nhan đề hiện nay trong sách giáo khoa.

vậy các bạn nghĩ gì về sự thay đổi này? Đâu mới là nhan đề phù hợp nhất cho tác phẩm ?
 
Top Bottom