Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Từ xưa đến nay văn chương luôn là tiếng nói từ tận đáy lòng của con người. Nó mang muôn màu sắc, muôn vẻ đẹp của hàng ngàn vạn vật. Thứ văn chương đem đến còn là lòng vị tha, sự đồng cảm, khát vọng, niềm tin... và muôn vàn tình cảm khác trong cuộc sống mà ta đang có cũng như chưa có. Đó là lý do vì sao tác giả Hoài Thanh nhận định rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
Ai cũng biết “Văn chương là một thứ trừu tượng mà ta chỉ có thể lắng nghe, cảm nhận chứ không thể nhìn thấy hay chạm vào”. Song văn chương lại là nơi kết tụ những tinh hoa, vẻ đẹp của cuộc sống. Không chỉ vậy, văn chương còn là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, nó tạo ra sự sống và làm đẹp cho sự sống. Hoài Thanh cũng từng nhắc tới “nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha”, vậy tình cảm có nghĩa là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương có thể tạo ra và bồi đắp cảm xúc cho con người để ta hiểu hơn, cảm nhận đầy đủ hơn về những tình cảm trong lòng mình.
''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" thật vậy, bằng những từ ngữ gần gũi, chân thật và cảm động văn chương có thể khiến ta hiểu được cái hoàn cảnh, tình cảm cách xa ta hàng vạn dặm, ngàn năm. Cho ta biết được những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh thống khổ… và những kẻ có lòng dạ thú vật trong xã hội xưa.
Ở cái thời nhà nước phong kiến còn tồn tại, thời nhân dân ta phải chịu cảnh bị áp bức, bốc lột, cai trị của những tên quan lại lòng lang dạ thú đáng khinh miệt; qua tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn bạn sẽ hiểu được tình cảnh thảm sầu, thống khổ của nhân dân ta trước thiên tai, lũ lụt; và bạn cũng sẽ biết được tâm địa ác độc của bọn quan lại, cư nhiên trơ mắt ngồi nhìn, thậm chí còn không quan tâm đến sống chết của bất kì ai. Chắc rằng dù bạn là ai cũng không kìm được sự tức giận của bản thân nếu gặp phải hoàn cảnh ấy.
Nói đến thời phong còn phải kể đến số phận thảm thương của những người phụ nữ có thân phận bé nhỏ, yếu đuối mà lại bị chà đạp, vùi dập nhiều nhất. Có thể vừa nghe đến bạn sẽ không biết được họ đã oan ức, tuổi hờn đến mức nào nhưng qua những dòng thơ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son” thì bạn sẽ phải cảm thông, xót thương cho họ nhiều nhất.
Còn ở thời loạn lạc, ví như bài "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt, "Phò Giá Về Kinh" của Trần Quang Khải...; tuy không trong cuộc chiến, trong thời kì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc nhưng khi đọc các bài thơ ấy ta vẫn cảm nhận được nhiệt huyết chiến đấu đáng sôi, lòng căm thù giặc ngoại xâm đang dâng trào trong lòng của các anh hùng dân tộc lẫn trong lòng ta, vẫn có nỗi hận sâu đậm với bọn cướp nước và bọn bán nước. Ta còn hình dung ra được nỗi vất vả, cực khổ của các anh hùng, quân sĩ trong những trận chiến sinh tử ngày đêm qua các tác phẩm "Hịch Tướng Sĩ" của Trần Hưng Đạo, "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi... Tất cả những nỗi oán hận bọn ngoại quốc chưa bao giờ lên tới đỉnh điểm nếu bạn không đọc qua những tác phẩm trên. Chỉ có qua văn chương ta mới thật sự hiểu được cái cảm giác tột cùng là thù hận bọn giặc ngoại xâm ác ôn kia, tột cùng là sự thương mến, kính trọng những người đã hi sinh. Nhưng trên hết thảy những thù hận đó, ở hiện tại, sau khi đọc những bài thơ văn ấy ta phải thật sự rất rất biết ơn các anh hùng đã hi sinh vì dân tộc, vì nước Nam này và càng thêm yêu, thêm trân trọng, gìn giữ thành quả, công lao của họ đã gây dựng chính là Việt Nam của bây giờ.
Trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, bạn sẽ phải rung động, tội nghiệp cho những đứa trẻ vô tội, đáng thương kia. Trông khi tuổi đời còn non nớt lại không nhận được sự chăm sóc, thương yêu từ cả bố và mẹ, ấy thế cô bé Thủy lại còn phải nghỉ học vì hoàn cảnh túng quẩn của gia đình. Những cảm xúc khó tả tạo ra sự đồng cảm, xót xa của người đọc dành cho hai nhân vật Thành và Thủy. Chính văn chương đã làm rõ nên sự nghiệt ngã, đau thương mà do con người tạo ra cho con người; đã nhấn mạnh cái cảm xúc mà không phải ai cũng chịu được. Từ đó càng làm cho con người ta phải yêu thương nhau, quý trọng nhau nhiều hơn nữa để có thể san sẻ những nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống và cùng nhau hướng bước trên quãng đời tương lai đầy khó khăn phía trước.
Cũng bằng những từ ngữ gần gũi, chân thật và sắc nét ấy mà văn chương "luyện cho ta những cảm ta sẵn có". Văn chương sẽ bồi đắp những tư tưởng, tình cảm của ta khiến chúng trở nên sâu sắc, đẹp đẽ hơn. Như bài thơ "Tiếng Gà Trưa" của Xuân Quỳnh; bài "Tĩnh Dạ Tứ" của Lí Bạch, "Nhớ mẹ" của Nguyễn Vân Anh...; bạn có thể đang hoặc không ở xa cha mẹ, ông bà và gia đình nhưng khi đọc được những dòng thơ ấy chắc rằng bạn sẽ không khỏi xúc động bởi sự cảm thông, thấu hiểu cho nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết của các tác giả. Biết bao xúc cảm bỗng dưng sẽ tụ tập nơi đáy lòng khiến ta mang mác buồn và không thể ngăn chính bản thân rơi lệ. Từ đó sẽ khiến ta càng thêm trân trọng hạnh phúc thực tại, yêu quý những thứ đang có, đang sở hữu chính là tình cảm gia đình, là quê hương, đất nước.
Để làm rõ hơn về tình cảm gia đình ta còn có những câu ca dao, tục ngữ như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bộc dở hay đỡ đần”….
Ngoài ra văn chương còn cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước, về những danh lam, thắng cảnh, kì quan nổi tiếng qua những bài “Động Phong Nha” của Trần Hoàng, “Sài gòn tôi yêu” của Minh Hương, “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng… để ta tự hào về Tổ quốc thân yêu.
Với những tình cảm, ý nghĩa mà văn chương đem lại ta phải khẳng định rằng: “ Văn chương là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống”. Nếu mất đi văn chương thì cuộc sống thật tẻ nhạt, sẽ không còn gì gọi là thương xót, đồng cảm… Vậy nên hãy cùng nhau giữ gìn đừng để cơn lốc của hiện đại dập tắt đi giá trị của văn chương.
Lề: "Làm phiền mọi người nhận xét giùm mình. Làm ơn!!!"
Ai cũng biết “Văn chương là một thứ trừu tượng mà ta chỉ có thể lắng nghe, cảm nhận chứ không thể nhìn thấy hay chạm vào”. Song văn chương lại là nơi kết tụ những tinh hoa, vẻ đẹp của cuộc sống. Không chỉ vậy, văn chương còn là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, nó tạo ra sự sống và làm đẹp cho sự sống. Hoài Thanh cũng từng nhắc tới “nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha”, vậy tình cảm có nghĩa là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương có thể tạo ra và bồi đắp cảm xúc cho con người để ta hiểu hơn, cảm nhận đầy đủ hơn về những tình cảm trong lòng mình.
''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" thật vậy, bằng những từ ngữ gần gũi, chân thật và cảm động văn chương có thể khiến ta hiểu được cái hoàn cảnh, tình cảm cách xa ta hàng vạn dặm, ngàn năm. Cho ta biết được những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh thống khổ… và những kẻ có lòng dạ thú vật trong xã hội xưa.
Ở cái thời nhà nước phong kiến còn tồn tại, thời nhân dân ta phải chịu cảnh bị áp bức, bốc lột, cai trị của những tên quan lại lòng lang dạ thú đáng khinh miệt; qua tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn bạn sẽ hiểu được tình cảnh thảm sầu, thống khổ của nhân dân ta trước thiên tai, lũ lụt; và bạn cũng sẽ biết được tâm địa ác độc của bọn quan lại, cư nhiên trơ mắt ngồi nhìn, thậm chí còn không quan tâm đến sống chết của bất kì ai. Chắc rằng dù bạn là ai cũng không kìm được sự tức giận của bản thân nếu gặp phải hoàn cảnh ấy.
Nói đến thời phong còn phải kể đến số phận thảm thương của những người phụ nữ có thân phận bé nhỏ, yếu đuối mà lại bị chà đạp, vùi dập nhiều nhất. Có thể vừa nghe đến bạn sẽ không biết được họ đã oan ức, tuổi hờn đến mức nào nhưng qua những dòng thơ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son” thì bạn sẽ phải cảm thông, xót thương cho họ nhiều nhất.
Còn ở thời loạn lạc, ví như bài "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt, "Phò Giá Về Kinh" của Trần Quang Khải...; tuy không trong cuộc chiến, trong thời kì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc nhưng khi đọc các bài thơ ấy ta vẫn cảm nhận được nhiệt huyết chiến đấu đáng sôi, lòng căm thù giặc ngoại xâm đang dâng trào trong lòng của các anh hùng dân tộc lẫn trong lòng ta, vẫn có nỗi hận sâu đậm với bọn cướp nước và bọn bán nước. Ta còn hình dung ra được nỗi vất vả, cực khổ của các anh hùng, quân sĩ trong những trận chiến sinh tử ngày đêm qua các tác phẩm "Hịch Tướng Sĩ" của Trần Hưng Đạo, "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi... Tất cả những nỗi oán hận bọn ngoại quốc chưa bao giờ lên tới đỉnh điểm nếu bạn không đọc qua những tác phẩm trên. Chỉ có qua văn chương ta mới thật sự hiểu được cái cảm giác tột cùng là thù hận bọn giặc ngoại xâm ác ôn kia, tột cùng là sự thương mến, kính trọng những người đã hi sinh. Nhưng trên hết thảy những thù hận đó, ở hiện tại, sau khi đọc những bài thơ văn ấy ta phải thật sự rất rất biết ơn các anh hùng đã hi sinh vì dân tộc, vì nước Nam này và càng thêm yêu, thêm trân trọng, gìn giữ thành quả, công lao của họ đã gây dựng chính là Việt Nam của bây giờ.
Trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, bạn sẽ phải rung động, tội nghiệp cho những đứa trẻ vô tội, đáng thương kia. Trông khi tuổi đời còn non nớt lại không nhận được sự chăm sóc, thương yêu từ cả bố và mẹ, ấy thế cô bé Thủy lại còn phải nghỉ học vì hoàn cảnh túng quẩn của gia đình. Những cảm xúc khó tả tạo ra sự đồng cảm, xót xa của người đọc dành cho hai nhân vật Thành và Thủy. Chính văn chương đã làm rõ nên sự nghiệt ngã, đau thương mà do con người tạo ra cho con người; đã nhấn mạnh cái cảm xúc mà không phải ai cũng chịu được. Từ đó càng làm cho con người ta phải yêu thương nhau, quý trọng nhau nhiều hơn nữa để có thể san sẻ những nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống và cùng nhau hướng bước trên quãng đời tương lai đầy khó khăn phía trước.
Cũng bằng những từ ngữ gần gũi, chân thật và sắc nét ấy mà văn chương "luyện cho ta những cảm ta sẵn có". Văn chương sẽ bồi đắp những tư tưởng, tình cảm của ta khiến chúng trở nên sâu sắc, đẹp đẽ hơn. Như bài thơ "Tiếng Gà Trưa" của Xuân Quỳnh; bài "Tĩnh Dạ Tứ" của Lí Bạch, "Nhớ mẹ" của Nguyễn Vân Anh...; bạn có thể đang hoặc không ở xa cha mẹ, ông bà và gia đình nhưng khi đọc được những dòng thơ ấy chắc rằng bạn sẽ không khỏi xúc động bởi sự cảm thông, thấu hiểu cho nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết của các tác giả. Biết bao xúc cảm bỗng dưng sẽ tụ tập nơi đáy lòng khiến ta mang mác buồn và không thể ngăn chính bản thân rơi lệ. Từ đó sẽ khiến ta càng thêm trân trọng hạnh phúc thực tại, yêu quý những thứ đang có, đang sở hữu chính là tình cảm gia đình, là quê hương, đất nước.
Để làm rõ hơn về tình cảm gia đình ta còn có những câu ca dao, tục ngữ như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bộc dở hay đỡ đần”….
Ngoài ra văn chương còn cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước, về những danh lam, thắng cảnh, kì quan nổi tiếng qua những bài “Động Phong Nha” của Trần Hoàng, “Sài gòn tôi yêu” của Minh Hương, “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng… để ta tự hào về Tổ quốc thân yêu.
Với những tình cảm, ý nghĩa mà văn chương đem lại ta phải khẳng định rằng: “ Văn chương là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống”. Nếu mất đi văn chương thì cuộc sống thật tẻ nhạt, sẽ không còn gì gọi là thương xót, đồng cảm… Vậy nên hãy cùng nhau giữ gìn đừng để cơn lốc của hiện đại dập tắt đi giá trị của văn chương.
Lề: "Làm phiền mọi người nhận xét giùm mình. Làm ơn!!!"