"ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình"
Ánh trăng được nhân hóa "im phăng phắc" mang gương mặt của 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình,bao dung và độ lượng, không hề trách mắng hay phê bình. Chính sự im lặng của trăng mới là sự trừng phạt nghiêm khắc khiến con người giật mình. Ở cả bài thơ,tác giả sử dụng hình ảnh vầng trăng, chỉ đến đây nhà thơ mới nói đến ánh trăng. Đó là thứ ánh sáng luôn soi chiếu trong tâm hồn mỗi con người, nhắc nhở họ về thái độ sống đúng đắn.
Tác giả bây giờ mới dung từ “ta” như nhận trách nhiệm về bản thân mình. “Giật mình” (là hình ảnh ẩn dụ) để nhận ra cách sống nông nổi, để mà ăn năn, hối hận. Chính sự giật mình đó để rồi ta thay đổi cách sống sao cho trong sáng, chân thiện hơn, tốt đẹp hơn với nghĩa tình và với chính mình.