Vật lí 10 Giải thích hiện tượng

Function

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng chín 2021
20
24
6
Du học sinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đấm vỡ 1 tấm kính hoặc phá vỡ một tấm kính bằng cách sử dụng cả cơ thể thì có bị thương bởi những mảnh kính vỡ không?
2. Nam châm vĩnh cửu có hết từ tính không? Tại sao?
3. Tại sao ngọn nến trước khi tắt, ánh lửa tự nhiên rực sáng?

Mình cần giải đáp
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Nam châm vĩnh cửu có hết từ tính không? Tại sao?
Nam châm vĩnh cửu sẽ còn từ tính mãi nếu ở trong môi trường từ hoặc được bảo quản trong điều kiện lý tưởng, còn trên thực tế thì khó đấy. Sau đây là một số lý do có thể làm giảm/làm mất tính từ của nam châm:
1. Bị ngăn cách bởi vật cách từ
2. Tiếp xúc với môi trường nước/một số loại chất lỏng
3. Khi ở trong không gian có nhiệt độ khác với nhiệt độ quy định (cao hơn nhiệt độ cực đại hoặc thấp hơn nhiệt độ cực tiểu của nam châm)

Chúc bạn học tốt
Tham khảo thêm tại thiên đường vật lý
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
3. Tại sao ngọn nến trước khi tắt, ánh lửa tự nhiên rực sáng?

Mình cần giải đáp
Mình khá hứng thú với hiện tượng này, nó làm mình liên tưởng đến hiện tượng "hồi quang phản chiếu", không biết bạn có tìm hiểu về nó chưa? Nếu chưa thì có thể tìm hiểu và đọc thử nhé, biết đâu lại tìm được lời giải cho hiện tượng trên :D
Tham khảo: Giải thích hiện tượng Vật Lí
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Đấm vỡ 1 tấm kính hoặc phá vỡ một tấm kính bằng cách sử dụng cả cơ thể thì có bị thương bởi những mảnh kính vỡ không
câu hỏi thú vị :p
theo anh còn tuỳ loại kính ta tác dụng lực nữa ví dụ như kính cường lực thì theo anh là không nha vì khi vỡ kính sẽ tạo ra các mảnh nhỏ như hạt lựu còn kính thường mà ta hay dùng thì chắc chắn rồi em ơi...anh có thằng bạn trước sút cái tủ kính haha...
thêm 1 thông tin nữa đó là tại sao kính cường lực mà có thể vỡ nhỉ nếu em thấy thú vị hãy trả lời lại anh sẽ giải thích nhé :D
 
  • Like
Reactions: Function

Function

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng chín 2021
20
24
6
Du học sinh
Mình khá hứng thú với hiện tượng này, nó làm mình liên tưởng đến hiện tượng "hồi quang phản chiếu", không biết bạn có tìm hiểu về nó chưa? Nếu chưa thì có thể tìm hiểu và đọc thử nhé, biết đâu lại tìm được lời giải cho hiện tượng trên :D
Tham khảo: Giải thích hiện tượng Vật Lí
Hồi quang phản chiếu là hiện tượng trên con người, còn cái này là một hiện tượng trên vật chất, mình cần lời giải thích trên nó chứ không phải cho hồi quang phản chiếu
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
Theo câu hỏi của bạn thì mình hiểu ngọn nến cháy hết nhiên liệu rồi tự tắt. Mình chưa thấy ngọn nến trước khi tự tắt lại bùng lên bao giờ, bạn có thể cung cấp video để xác thực hiện tượng trên không?
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

Function

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng chín 2021
20
24
6
Du học sinh
Theo câu hỏi của bạn thì mình hiểu ngọn nến cháy hết nhiên liệu rồi tự tắt. Mình chưa thấy ngọn nến trước khi tự tắt lại bùng lên bao giờ, bạn có thể cung cấp video để xác thực hiện tượng trên không?
Mình chưa thấy nhưng có một số bài viết về hiện tượng hồi quang phản chiếu lại ví nó với hiện tượng ngọn nến trên như là: Đèn cầy trước khi tắt ánh lửa thường rực sáng rồi tắt ngúm sau đó.
Mình không biết nó có đúng với thực tế hay không và tại sao nó lại như vậy mà người viết lại có thể sử dụng nó để ví với một hiện tượng khác ở người nên mình mới cần giải thích
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
Haizz, thì ra là vậy! Cái cách diễn đạt của họ làm chúng ta hiểu nhầm đây là 1 hiện tượng vật lý bí ẩn nào đó. Mình cho rằng nó không phải là hiện tượng vật lý vì không phản ánh 1 quy luật đặc thù nào cả.

Chẳng qua do cấu tạo của tim nến. Khi cây nến cháy gần hết, toàn bộ sáp nến chảy ra khiến tim nến bị ngã, nằm ngang. Khi ấy diện tích tiếp xúc của tim nến với không khí lớn hơn so với khi tim nến thẳng đứng, nên ngọn lửa to hơn thôi.

0000.jpg
 
Top Bottom