Giải thích giùm câu này

T

tiendatsc

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
1 lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con​

Giải thích giùm
Thanks nhìu

Giải thích ý nghĩa :Núi Thái Sơn là một quả núi đồ sộ trên đất nước Trung Quốc, ở đây chỉ công đức vô cùng lớn lao của cha .Nước trong nguồn là nước trong nguồn chảy ra chẳng bao giờ dứt, ở đây chỉ tình nghĩa hết sức dài lâu của mẹ . Cả hai ca dao trên có ý nói : kẻ làm con biết được công ơn vô cùng lớn lao và dài lâu của cha mẹ và đã có ý nhấn mạnh vào công ơn, tình nghĩa vô cùng lớn lao của cha mẹ và gián tiếp khuyên kẻ làm con phải cố lo tròn chữ hiếu
Giải thích lý do :Các nước Á Đông chúng ta tự ngàn xưa đã tổng kết được công ơn của cha mẹ trong “ chín chữ cù lao “. Đó là sinh (sinh ra ta ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),súc (bú mớm),trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ) , cố (trông nom ), phục (che chở) , phúc( khuyên răn)cho con cái . Để hiếu thảo với cha mẹ ,ta không những phải biết ơn, kính yêu , vâng lời , giúp đỡ, phụng dưỡng ,thực hiện hoài bão, ước mơ của cha mẹ luôn khiến cho cha mẹ vui lòng , làm rạng danh cha mẹ mà có phải hết lòng lòng thương yêu anh chị em, kính yêu ông bà, quí trọng họ hàng ,kính trọng tổ tiên
 
C

chipvoi0912

theo mình thì:
Sử dụng phép so sánh
-Thái sơn là một ngọn múi vững chãi to lớn nhất Trung Quốc. Nó trường tồn cùng thời gian->công cha là vô cùng lớn lao , cha là chỗ dựa về mặt ý chí
-ngọt ngào ,trong mát,chảy vô tận-> tình cảm vô hạn và vô tận của mẹ , mẹ là chỗ dựa về tình cảm
( bạn nên phân tích rõ hơn )
 
T

tieulongcongchua

mình có ý thế này thôi!!!
*****bài ca dao âm điệu thật là ngọt ngào, lời lẽ nhẹ nhàng, thiết tha mà hàm súc, thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái và nhắn nhở những người làm tròn bổn phận của mình,ở đây, hình tượng ngọn núi thái sơn sừng sững,nước trong nguồn mát lành đã được ông cha ta đưa vào câu ca dao với những liên tưởng hết sức sâu xa!
*******núi thái sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở trung quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ,vững chắc. chính người đã dạy dỗ, hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống. và thông qua những hình tượng nước trong nguồn, ngọn nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn và ta cũng cảm nhận rõ được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao nhiêu. từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy đuco75 ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ,công ơn đó,ân nghĩa to lớn đó, sâu nặng xiết bao, chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sáng bằng.chính vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc , cay đắng của cha mẹ đã trải qua vì ta.

---->>>> nghĩ đại ra đ0ược chừng nớ, thấy có ý nghĩa các bạn nhớ thanks nghne
 
P

penhox9x_siuquay

em đồng ý với ý kiến của anh Tien Dat. cho em hỏi một chut....cũng về ngữ văn lớp 7 lun là: đề : chúng minh rằng nhân Viet nam xưa nay song theo dao li ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nuớc nhớ nguồn đi. nhanh giúp em nha!
thank you!!!
 
T

tiendatsc

Vào dịp 27-7 hằng năm, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ và củng cố quyết tâm làm tốt công tác này hơn nữa. Cách đây 60 năm, ngày 27-7-1947 được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Ngày Thương binh toàn quốc (sau đó được đổi là Ngày thương binh, liệt sĩ). Ngày này đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn thúc giục, nhắc nhở toàn Ðảng, toàn dân ta phát huy hơn nữa truyền thống "uống nước nhớ nguồn" - một đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. Vào ngày này, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ và củng cố quyết tâm làm tốt công tác này hơn nữa. Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây".
Ở mỗi địa phương, từ nhiều đời nay luôn có tập tục lập miếu thờ, đền thờ những người có công dựng nước và giữ nước như: anh hùng có công đánh giặc giữ nước, ông tổ làng nghề, người phá hoang lập làng, lập ấp... Có thể nói, truyền thống quý giá này được nâng lên một chất mới khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (tháng 8-1945), một chế độ xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ đại. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập chưa được bao lâu thì kháng chiến bùng nổ, chúng ta phải tiếp tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giặc ngoại xâm, trong hoàn cảnh vừa chiến đấu, vừa xây dựng đất nước - một hoàn cảnh hết sức khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm giải quyết tốt chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, nên đã tạo sức mạnh to lớn góp phần đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, mặc dù chúng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Khi cả nước thống nhất đi lên xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới; công tác đền ơn đáp nghĩa của Ðảng và Nhà nước ta có những bước phát triển mới cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Ðảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ. Ðặc biệt, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định về Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, với nội dung cơ bản là xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có công với nước, làm sao cho các gia đình thuộc diện chính sách này ở các địa phương có mức sống ngang bằng hay khá hơn mức sống trung bình ở địa phương cư trú. Theo đó, là ở mỗi địa phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình trong diện chính sách phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm cho họ có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Ðó là những mốc son đánh dấu tình cảm biết ơn sâu sắc, trách nhiệm lớn lao và quyết tâm hành động rất lớn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc đền đáp công ơn to lớn đối với những người đã vì nước xả thân quên mình.
Quả thật, hơn hai mươi năm đổi mới thắng lợi, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tính đến nay, cả nước có hơn 50 vạn thân nhân liệt sĩ, gần 60 vạn thương binh, bệnh binh, hơn 43 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (còn sống là 7.120 người), hơn 13 nghìn người có công với nước. Hằng năm, Ðảng, Nhà nước cùng toàn dân đã chi một số tiền rất lớn vào công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách vượt qua khó khăn, đặc biệt là làm sao động viên họ phát huy ý chí tự lực, tự cường để vươn lên và làm gương giúp đỡ người khác cùng phát triển. Ðến hết năm 2007 này, chúng ta phấn đấu cả nước cơ bản không còn hộ chính sách trong diện nghèo (đã xóa nghèo). Ðến nay, hơn 40 tỉnh, thành phố đã xóa xong nhà tạm cho các hộ chính sách; gần 95% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở địa bàn cư trú; nhiều địa phương đã thực hiện đạt 100% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình trên địa bàn. Có 95% số xã, phường được công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Cái quý nhất có lẽ là phong trào này đã ăn sâu bám rễ và ngày càng phát triển trong xã hội ta, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi; từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như đồng bào có đạo trong cả nước. Nhiều tổ chức, cá nhân, tập thể, địa phương đã thực hiện rất tốt công tác này và trở thành điển hình xuất sắc để chúng ta học tập, noi theo. Các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh hay các ngành như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... là những nơi có phong trào đền ơn đáp nghĩa tổ chức thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả rất cao
 
H

hinhacon_ha

bài của tiendat chỉ là 1 luận điểm nhỏ thui, vẫn chưa đầy đủ
 
T

tiendatsc

Cậu ơi, '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' và '' Uống nước nhớ nguồn'' đều có cùng 1 ý nghĩa.
Đây là tớ đã tổng hợp cả 2 rùi.
 
Top Bottom