giải thích cho mình một số tự ngữ khó hiểu trong hóa học

W

whitetigerbaekho

Cơ chế gốc tự do
Phản ứng cộng HBr vào anken có thể ưu tiên sinh ra sản phẩm cộng trái với quy tắc Maccopnhicop nếu thực hiện phản ứng trong điều kiện phản ứng có mặt chất khơi mào và chiếu sáng như khi cho thêm peroxit hoặc sản phẩm sẵn có peroxit trong hoá chất không tinh khiết,v.v...
CH3−CH=CH2 + HBr -----> CH3CH2CH2−Br
Nguyên nhân là do phản ứng cộng xảy ra theo cơ chế gốc A_R ưu tiên chạy theo hướng tạo ra gốc tự do bền hơn.
Cơ chế cộng AR tương tự như cơ chế SR vì cũng là phản ứng dây chuyền bao gồm ba bước: khơi mào, phát triển mạch và tắt mạch.:
Khơi mào: R-O-O-R --------> R−O∗ -----> R∗
R∗ + H-Br ------> R-H + Br∗
Phát triển mạch:
Br∗ + CH3−CH=CH2 ------> CH3CH∗−CH2Br bên hơn CH3CHBrCH∗2

CH_3-CH-CH_2Br + HBr ------> CH3CH2CH2−Br + Br∗

Sự thay đổi hướng phản ứng khi có mặt peroxit như trên được gọi là hiệu ứng peroxit hay hiệu ứng Kharat.
## Phản ứng cộng theo cơ chế gốc AR còn xảy ra với một số tác nhân như Cl2 , CH3SH ... nhưng không xảy ra với HCl, HI, HF, H2SO4 , H2O .... Vì vậy muốn cộng nước vào anken theo hướng trái quy tác thì ta phải đi theo phương pháp gián tiếp không qu cơ chế gốc, chẳng hạn cộng BH3 rồi oxi hoá bằng H2O2
 
W

whitetigerbaekho

Co chế xà phòng hoá
Trong hóa học, este là hợp chất hữu cơ có nhóm hữu cơ (có ký hiệu R' trong bài này) thay vì một nguyên tử hiđrô trở lên trong axít ôxy. Phân tử axít ôxy có một nhóm chức –OH, từ đó hiđrô (H) có thể phân tích ra thành ion H+.
Các este có một số tính chất chung như:

1. Thủy phân trong môi trường axít (phản ứng thuận nghịch):

RCOOR′ + H2O (H+) ↔ RCOOH + R′OH

2. Thuỷ phân trong môi trường kiềm hay còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Một số tính chất riêng:

1. Este của axít fomic: HCOOR có tính chất của một anđêhít.
2. Este của phenol bị thuỷ phân trong môi trường kiềm không tạo ra rượu. Ví dụ:

CH3COOC6H5 + 2 NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

3. Este của các rượu có liên kiết pi khi thuỷ phân có thể tạo ra anđêhít hoặc xeton. Ví dụ:

CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO

4. Este không no có phản ứng cộng và trùng hợp như hiđrôcacbon không no. Ví dụ phản ứng điều chế thuỷ tinh hữu cơ:

n CH2=C(CH3)–COOCH3 → Plexiglas

Đây là phản ứng trùng hợp với điều kiện về nhiệt độ, xúc tác thích hợp cùng áp suất cao.

Trước đây người ta định nghĩa este là sản phẩm của phản ứng loại nước giữa rượu và axit. Định nghĩa đó bị hạn chế vì có nhiều este được tạo thành từ các loại phản ứng khác. Theo định nghĩa chính xác hơn thì este là sản phẩm thay thế các nguyên tử hiđrô trong phân tử axít bằng các gốc hydrocarbon.
Có thể điều chế este bằng phản ứng giữa rượu đơn chức hoặc đa chức với axít hữu cơ đơn chức hoặc đa chức. Phản ứng này được gọi là phản ứng este hóa. Ngoài ra còn có thể dùng axít tác dụng với ankin hoặc cũng có thể cho phenol cộng với anhiđit axít.

Công thức tổng quát phản ứng este hoá giữa rượu và axit cacboxilit (Phản ứng thuận nghịch, điều kiện: H2SO4 đặc, to)

1. R(COOH)x + xR'OH <=> R(COOR')x + xH2O
2. xRCOOH + R'(OH)x <=> R'(OOCR)x + xH2O
3. yR(COOH)x + xR'(OH)y <=> Ry(COO)xyR'x + xyH2O

Ví dụ:

C2H5OH + CH3COOH <=> CH3COOC2H5 + H2O
C2H5OH + HCl -> C2H5Cl + H2O
 

Nh A nè các bạn

Học sinh
Thành viên
12 Tháng mười một 2020
76
43
26
19
Hà Nội
Trung học phổ thông Quang Trung
Cơ chế gốc tự do
Phản ứng cộng HBr vào anken có thể ưu tiên sinh ra sản phẩm cộng trái với quy tắc Maccopnhicop nếu thực hiện phản ứng trong điều kiện phản ứng có mặt chất khơi mào và chiếu sáng như khi cho thêm peroxit hoặc sản phẩm sẵn có peroxit trong hoá chất không tinh khiết,v.v...
CH3−CH=CH2 + HBr -----> CH3CH2CH2−Br
Nguyên nhân là do phản ứng cộng xảy ra theo cơ chế gốc A_R ưu tiên chạy theo hướng tạo ra gốc tự do bền hơn.
Cơ chế cộng AR tương tự như cơ chế SR vì cũng là phản ứng dây chuyền bao gồm ba bước: khơi mào, phát triển mạch và tắt mạch.:
Khơi mào: R-O-O-R --------> R−O∗ -----> R∗
R∗ + H-Br ------> R-H + Br∗
Phát triển mạch:
Br∗ + CH3−CH=CH2 ------> CH3CH∗−CH2Br bên hơn CH3CHBrCH∗2

CH_3-CH-CH_2Br + HBr ------> CH3CH2CH2−Br + Br∗

Sự thay đổi hướng phản ứng khi có mặt peroxit như trên được gọi là hiệu ứng peroxit hay hiệu ứng Kharat.
## Phản ứng cộng theo cơ chế gốc AR còn xảy ra với một số tác nhân như Cl2 , CH3SH ... nhưng không xảy ra với HCl, HI, HF, H2SO4 , H2O .... Vì vậy muốn cộng nước vào anken theo hướng trái quy tác thì ta phải đi theo phương pháp gián tiếp không qu cơ chế gốc, chẳng hạn cộng BH3 rồi oxi hoá bằng H2O2
Bạn có thể nói rõ = cách viết pthh phản ứng cộng BH3 rồi oxi hoá bằng H2O2 đc ko ạ ?
Cái chỗ cơ chế gốc mà bạn nói đến tóm gọn lại là cái gì ạ bạn ?
 
Top Bottom