Giải thích câu tục ngữ

X

xuancuthcs

Từ xưa đến nay ông cha ta luôn coi trọng những cái trong sáng, thanh khiết. Vì thế họ đã khuyên chúng ta cũng như là kinh nhiệm cho chũng ta để giữ lấy cái trong sáng mà mình đang có. Tất cả được đúc kết trong câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng".Ở đây chũng ta thấy rất rõ đạo lý sâu sắc bên trong: Khi ở gần một cái tốt thì chũng ta sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân và phát huy những cái tốt. NHững ng lại nếu ở trong một tập thể xấu xa, thối nát ta cũng sẽ trở nên như vậy thôi. Những cũng có một số cá nhân biết cứng lòng không bị sa đà vào những cám dỗ của cái xấu thì ở đâu đi trăng nhữa họ vẫn cứ giữ được sự thuần khiết trong mình.
 
H

huuthuyenrop2

Cho bạn dàn ý cả đoạn văn luôn.........................................................
DÀN Ý:

1-Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)

-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)

2-Thân bài:

a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ, dễ hiểu

c- Phân tích, bình luận trên các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứ đầy đủ để bài thuyết phục)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)
dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ qua về họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng ^^

d- Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định lại ý kiến.

-Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giống như hoa sen"gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")

3- Kết bài

- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....

Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người. .
 
K

keohong2000

Từ xưa đến nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, là túi khôn của con ng. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, kinh nghiệm quý giá. Trong đó có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"- biểu hiện một vấn đề trong cuộc sống: ở hoàn cảnh, mt hay điều kiện nào, chúng ta sẽ thích nghi và gắn cuộc sống của mình với mt, hoàn cảnh và điều kiện đó. Như vậy mt của xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách con ng. Bởi vậy, chúng ta cần phải biết chọn bạn mà chơi. Câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" có ND vô cùng sâu sắc mà thấm thía lòng ng. Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, để nêu lên bài học, kinh nghiệm này, ông bà ta đã mược hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng liên quan đến con ng để thể hiện ý của mình. tuy vậy, câu tục ngữ này cũng có 2 nghĩa riêng của nó.
Về nghĩa đen: Mực là thứ gần gũi với tuổi hs của chúng ta. Mực có màu đen và khi sử dụng mực thì chúng ta sẽ rất dễ bị dây bẩn. Mực theo nghĩa bóng còn tượng trưng cho cái xấu xa, đen tối, ko tốt đẹp và dễ bị lây nhiễm. Còn đèn ? Một ngọn đèn được thắp sáng lên thì ta cũng nhận được 1 phần ánh sáng làm rạng rỡ khuôn mặt ta, nghĩa là đèn soi tỏ mọi vật xung quanh; tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sửa. Chỉ cần gần gũi, thường xuyên quan hệ với ng tốt, chúng ta sẽ được sống trong một mt tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng sẽ học đc những gì tốt đẹp, nhiều điều hay lẽ phải cần có. Và đó chính là mối quan hệ giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách con ng.
Vì sao "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"? Câu tục ngữ muốn nói rằng: con ng nói chung, đặc biệt là tuổi trẻ chưa có mt để rèn luyện, thử thách nhiều. Vì vậy, cũg chưa có bản lĩnh vững vàng để nhìn nhận và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước lẫn nhau, 1 cá nhân thường bị tập thẻ lôi cuốn, dụ dỗ. Tật xấu dễ làm, dễ học nhưng rất khó bỏ. Thực tế cho thấy những điều đó là rất đúng.
1 số thanh niên sống trong gđ nề nếp, nhưng sau đó cũg trở thành kẻ xấu chỉ vì có 1 thời gian chơi với người xấu và lớn lên, những tệ nạn xã hội, những thói xấu bên ngoài dần lôi cuốn, quyến rũ và dẫn đến những hành vi ko tốt. ko chỉ ở ngoài xã hội, mà những tấm gương của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,... trong gđ cũg dẫn đến nh tác động xấu ko kém của xã hội và ảnh ưởng ko tốt tới tâm hồn tuổi thơ. Trẻ em như tờ giấy trắng, mọi hành vi xấu xung quanh mà trẻ bắt chước được chính là vết mực xấu trên tờ giấy đó, cho dù có tẩy đi cũng sẽ để lại 1 vết hằn.
Trong văn thơ, nhà văn Nam Cao cũng đã nhấn mạnh hình ảnh Chí Phèo vốn chỉ là 1 nông dân hiền lành, chất phác nhưng từ khi bị đưa đẩy vào tù, làm quen với thói xấu, giao du với sự thù hằn của bọn lưu manh trong tù. Để khi trở ra, con người Chí Phèo nhuốm đầy thù hận như vừa lột xác trong đống bùn đen. Từ đó, anh là con ma, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, anh hại bao người, kết cục thật bi thương. Đồng thời, qua những bộ phim và báo chí, chúng ta cũng tận mắt chứng kiến cảnh những thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã thành công nhưng khi trở về lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện ngập cũ, thế là ngựa quen đường cũ, tự đi theo vết xe đổ của chính bản thân, lao vào con đường hút hít. Hiện đại có đủ các tật xấu, thói hư mà các bậc làm cha mẹ cũng ko thể quản thúc nổi. Còn ngày xưa, mẹ Mạnh Tử phải dời nhà đi tới 3 lần để có môi trường tốt nhằm nuôi dạy con thành người. bà đã thấy được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách ở con ng.
Chính câu tục ngữ:“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã chứng mình rằng môi trường, hoàn cảnh và điều kiện sống có tác động hết sức to lớn đến sự phát triển của con người. Nếu chúng ta được sống trong 1 môi trường tốt, gia đình hoà thuận, anh em yêu thương nhau, thầy cô hết lòng dạy dỗ, bạn bè giúp đỡ, chan hoà lẫn nhau,.... Nhất định chúng ta sẽ trở thành người tốt và là một tấm gương tốt. Chắc chắn là như vậy, nền tảng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh đã, đang và sẽ đào tạo ra bao công nhân, kĩ sư, bác sĩ lành nghề,..... làm rạng danh đất nước VN với các cường quốc năm châu.
Thật vậy, nếu ta quan hệ với bạn tốt và giúp đỡ nhau thì sẽ đưa mình vào nếp sống đẹp. Bạn siêng năng, hiếu học, ta học theo thì ta thì chắc chắn ta cũng tiến bộ hơn. Ngược lại, ta quan hệ với bạn xấu thì "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", chúng ta sẽ trở thành người xấu.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là 1 bài học vô cùng quý giá, 1 lời răn dạy hết sức đúng đắn và bổ ích. Nó giúp ta giữ được bản thân và sửa mình để ngày càng sống đẹp hơn. Đồng thời chuyển đến chúng ta chính là nhận thức được ảnh hưởng, tác động hết sức to lớn của môi trường xung quanh, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè trong môi trường sống và học tập. Phải luôn tỉnh táo, nhận thức đúng đắn và xa lánh cái xấu. Tuy nhiên, con ng cũng có khả năng tác động lại hoàn cảnh sống, môi trường sống, phân biệt cái đúng, cái hay; xa lánh cái xấu ko có nghĩa là xa lánh bạn bè có thiếu sót, có tật xấu mà phải góp phần cảm hoá, giúp đỡ bạn bè có khuyết điểm.
(Nguồn Internet-Yahoo!Hỏi&Đáp)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom