T
tranthuyluc
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Mai mình phải nộp bài này, các bạn giúp mình nhé.
Các bạn thử xem những câu đặc biệt của mình được chưa nhé (những câu đặc biệt màu đỏ) (vì cô giáo bắt phải có 1 câu đặc biệt trong bài):
Có 3 câu tục ngữ
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật so sánh ngang bằng kết hợp với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp để đề cao cách ứng xử tốt đẹp giữa con người với con người. Bằng những kinh nghiệm đúc kết, tác giả đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Thương thân nghĩa là thương chính bản thân mình. Khi chúng ta buồn mà không có ai chia sẻ, khi chúng ta gặp khó khăn mà không ai giúp đỡ, khi chúng ta ốm đau mà không có ai chăm sóc,… thì lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy thương bản thân mình. Thương người là xót thương những người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. Và chính vì thế, thương người như thể thương thân chính là chúng ta yêu quý bản thân thế nào thì hãy dành chính những tình thương đó cho những người khác. Nếu một xã hội ai cũng biết thương người khác như bản thân mình thì sẽ không có ai phải đau thương cho tấm thân mình cả. Hãy sống với nhau bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, hãy thể hiện lòng đồng cảm của mình vì một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng mình. Để chúng ta biết yêu. Biết thương. Cảm thông.
ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để đề cao sự biết ơn đối với những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta. Ông cha ta, từ lâu đời đã có một truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống nhận ơn của người khác thì phải nhớ đến họ. Để có được những trái quả thơm ngon mà chúng ta ăn là biết bao công sức gieo trồng, vun đắp, chăm sóc của người trồng cây. Chúng ta phải nhớ tới họ, tới những người đã cho ta thưởng thức những trái quả ngon, ngọt. Cũng với đạo lý đó, để có được tấm áo cho ta mặc là biết bao công sức của người may, để có được chúng ta ngày nay là biết bao những giọt nước mắt của các bậc làm cha, làm mẹ, và để chúng ta được sống trong nền hòa bình tự do là không biết bao hi sinh của các anh hùng vĩ đại từ thời các Vua Hùng,… Đó là những con người mà chúng ta đáng ghi nhớ, vì tất cả những gì họ đã làm cho chúng ta. Chính vì thế, từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn có truyền thống giỗ tổ Hùng Vương, Đức thành Trần Hưng Đạo Vương, có những ngày lễ giỗ những người đã khuất trong gia đình, nhớ ơn đến những người làm thầy giáo, cô giáo,… Chúng ta. Các thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn ghi nhớ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta luôn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Có những lúc cuộc sống khốn khó, chúng ta cũng phải giữ gìn nhân phẩm để tiếng thơm mãi ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Chính vì thế, những người lao động trong xã hội phong kiến xưa cho dù bị xã hội phong kiến bóc lột nghiệt ngã nhưng họ vẫn giữ nhân phẩm không bị nhơ bẩn, và đó chính là niềm tin, giúp họ có động lực để sống. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất. Vì chúng ta. Vì mọi người. Thế giới.
Các bạn giúp mình nhanh nhé.
Tks trước!
Các bạn thử xem những câu đặc biệt của mình được chưa nhé (những câu đặc biệt màu đỏ) (vì cô giáo bắt phải có 1 câu đặc biệt trong bài):
Có 3 câu tục ngữ
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật so sánh ngang bằng kết hợp với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp để đề cao cách ứng xử tốt đẹp giữa con người với con người. Bằng những kinh nghiệm đúc kết, tác giả đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Thương thân nghĩa là thương chính bản thân mình. Khi chúng ta buồn mà không có ai chia sẻ, khi chúng ta gặp khó khăn mà không ai giúp đỡ, khi chúng ta ốm đau mà không có ai chăm sóc,… thì lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy thương bản thân mình. Thương người là xót thương những người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. Và chính vì thế, thương người như thể thương thân chính là chúng ta yêu quý bản thân thế nào thì hãy dành chính những tình thương đó cho những người khác. Nếu một xã hội ai cũng biết thương người khác như bản thân mình thì sẽ không có ai phải đau thương cho tấm thân mình cả. Hãy sống với nhau bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, hãy thể hiện lòng đồng cảm của mình vì một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng mình. Để chúng ta biết yêu. Biết thương. Cảm thông.
ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để đề cao sự biết ơn đối với những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta. Ông cha ta, từ lâu đời đã có một truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống nhận ơn của người khác thì phải nhớ đến họ. Để có được những trái quả thơm ngon mà chúng ta ăn là biết bao công sức gieo trồng, vun đắp, chăm sóc của người trồng cây. Chúng ta phải nhớ tới họ, tới những người đã cho ta thưởng thức những trái quả ngon, ngọt. Cũng với đạo lý đó, để có được tấm áo cho ta mặc là biết bao công sức của người may, để có được chúng ta ngày nay là biết bao những giọt nước mắt của các bậc làm cha, làm mẹ, và để chúng ta được sống trong nền hòa bình tự do là không biết bao hi sinh của các anh hùng vĩ đại từ thời các Vua Hùng,… Đó là những con người mà chúng ta đáng ghi nhớ, vì tất cả những gì họ đã làm cho chúng ta. Chính vì thế, từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn có truyền thống giỗ tổ Hùng Vương, Đức thành Trần Hưng Đạo Vương, có những ngày lễ giỗ những người đã khuất trong gia đình, nhớ ơn đến những người làm thầy giáo, cô giáo,… Chúng ta. Các thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn ghi nhớ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta luôn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Có những lúc cuộc sống khốn khó, chúng ta cũng phải giữ gìn nhân phẩm để tiếng thơm mãi ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Chính vì thế, những người lao động trong xã hội phong kiến xưa cho dù bị xã hội phong kiến bóc lột nghiệt ngã nhưng họ vẫn giữ nhân phẩm không bị nhơ bẩn, và đó chính là niềm tin, giúp họ có động lực để sống. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất. Vì chúng ta. Vì mọi người. Thế giới.
Các bạn giúp mình nhanh nhé.
Tks trước!