Giải thích câu"Thươg người như thể thươg thân" và cmr người vn ta luôn sốg và làm theo đạo lý đó.

D

d3vil_boy_98

M

minh_minh1996

Mai mình phải nộp bài này, các bạn giúp mình nhé.
Các bạn thử xem những câu đặc biệt của mình được chưa nhé (những câu đặc biệt màu đỏ) (vì cô giáo bắt phải có 1 câu đặc biệt trong bài):
Có 3 câu tục ngữ

THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật so sánh ngang bằng kết hợp với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp để đề cao cách ứng xử tốt đẹp giữa con người với con người. Bằng những kinh nghiệm đúc kết, tác giả đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Thương thân nghĩa là thương chính bản thân mình. Khi chúng ta buồn mà không có ai chia sẻ, khi chúng ta gặp khó khăn mà không ai giúp đỡ, khi chúng ta ốm đau mà không có ai chăm sóc,… thì lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy thương bản thân mình. Thương người là xót thương những người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. Và chính vì thế, thương người như thể thương thân chính là chúng ta yêu quý bản thân thế nào thì hãy dành chính những tình thương đó cho những người khác. Nếu một xã hội ai cũng biết thương người khác như bản thân mình thì sẽ không có ai phải đau thương cho tấm thân mình cả. Hãy sống với nhau bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, hãy thể hiện lòng đồng cảm của mình vì một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng mình. Để chúng ta biết yêu. Biết thương. Cảm thông.

ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để đề cao sự biết ơn đối với những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta. Ông cha ta, từ lâu đời đã có một truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống nhận ơn của người khác thì phải nhớ đến họ. Để có được những trái quả thơm ngon mà chúng ta ăn là biết bao công sức gieo trồng, vun đắp, chăm sóc của người trồng cây. Chúng ta phải nhớ tới họ, tới những người đã cho ta thưởng thức những trái quả ngon, ngọt. Cũng với đạo lý đó, để có được tấm áo cho ta mặc là biết bao công sức của người may, để có được chúng ta ngày nay là biết bao những giọt nước mắt của các bậc làm cha, làm mẹ, và để chúng ta được sống trong nền hòa bình tự do là không biết bao hi sinh của các anh hùng vĩ đại từ thời các Vua Hùng,… Đó là những con người mà chúng ta đáng ghi nhớ, vì tất cả những gì họ đã làm cho chúng ta. Chính vì thế, từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn có truyền thống giỗ tổ Hùng Vương, Đức thành Trần Hưng Đạo Vương, có những ngày lễ giỗ những người đã khuất trong gia đình, nhớ ơn đến những người làm thầy giáo, cô giáo,… Chúng ta. Các thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn ghi nhớ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta luôn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Có những lúc cuộc sống khốn khó, chúng ta cũng phải giữ gìn nhân phẩm để tiếng thơm mãi ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Chính vì thế, những người lao động trong xã hội phong kiến xưa cho dù bị xã hội phong kiến bóc lột nghiệt ngã nhưng họ vẫn giữ nhân phẩm không bị nhơ bẩn, và đó chính là niềm tin, giúp họ có động lực để sống. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất. Vì chúng ta. Vì mọi người. Thế giới.

Các bạn giúp mình nhanh nhé.
Tks trước!

Trong cuộc sống con người, thứ quý nhất ko fải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người .Tình yêu thương,đó là tình cảm cao quý mà con người sẽ ko thể sống nếu thiếu nó.
Tình cảm ấy đc vun đắp và fát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa GĐ, thầy cô, bè bạn, người thân, ...Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm iu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương of anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quí mến of bạn bè, sự giúp đỡ of con người với con người,sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng...Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất of nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Ko những thế, tình cảm đó còn thể hiện hteo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim of họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề "Quyết tử cho TQ quyết sinh" ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùnh hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con ĐN
Mỗi ai cũng fải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị of con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện
Trong dân gian có câu "1 con ngựa đau....." hay "la` lành đùm lá rách" chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta fải bít tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người ko thể sống mà ko có tình iu thương. Tình iu thương tạo nên sự htân ái, đòan kết cộng đồng, Đã từ lâu nhân dân ta bít iu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bbão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn of sự đoàn kết. Chính tình iu thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích fục vụ lợi ích cho XH"1 cây là chẳng nên......."
Tình thương bao la còn đc Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 "...Mọi người ai cũng fải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng fải đc học hành", việc thực hiện "hũ gạo cứu đói" , "nhường cơm sẻ áo", "lá lành đùm lá rách" đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết iu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau
Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh
"Cuộc sống ko fải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc" Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ qúy báu nhất, nó vô giá, đc con người tạo ra và con người fải quí trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỷ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu Mà tính vị kỷ thói hư tật xấu làm gì, nói gì , nghĩ gì cũng vì cái Ta, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. "Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ"
Quả vậy "Thương người như thể thương thân" - Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con nguơi tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi!
Trong cuộc sống ngày nay, tình iu thương ngày càng fát triển hay mai một đều do ý thức of con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta fải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm of bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên,gom góp chút tiền giúp đở những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích of mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN.
Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân fải có trách nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, fấn đấu trở thành công dân tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân đc ấm no, hạnh phúc

...............................................................
 
V

vitconxauxi_vodoi

thương người như thể thương thân

*giải thích câu tục ngữ:
-thương người và thương thân:là một câu so sánh hai vế
thương thân:+thân là thân thể hay thân xác,là phần vật chất sống của mỗi người,được cha mẹ cho mà có.
+thương:diễn tả tâm trạng,bộc lộ tình cảm
=>Thương thân:diễn tả tâm trạng người tự lập,cô đơn phải thương lấy mình,tự mình chăm sóc,giữ gìn và chia sẻ buồn vui với chính mình.=>thể hiện một tình thương dồi dào nhất,là bản tính của mỗi người,nhất là người cô đơn..tóm lại,thương thân là tình thương đậm đà nhất ,sự giữ gìn chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người,với chính mình.
<=>thương ngươi như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên :hãy yêu thương chăm sóc,thông cảm và chia sẻ buồn vui,hoạn nạn với người khác như chính bản thân mình vậy.
*Dẫn chứng trong văn học:có những câu thánh ngữ,tục ngữ,ca dao đã nói rõ lên những biểu hiện thương người như thể thương thân:
-nhường cơm sẻ áo
-nhân vật bà hàng xóm trong tắt đèn đã mang gạo sang cho để chị dậu nấu cháo cho anh dậu.
*dẫn chứng trong cuộc sống và ngày nay nhân dân ta vẫn còn thương người như thể thương thân:
-khi lũ lụt tại miền trung thì cả nước tích cực ủng hộ như:tiền,sách vở,quần áo
-ủng hộ quỹ người mù
-ủng hộ tiền vào quỹ của chương trình Trái tim cho em
-nhiều người trước lúc qua đời đã hiến tim,gan,thận....................................
 
Last edited by a moderator:
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn lấy chữ nhân làm gốc, đó đã trở thành một truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ta. Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân.
Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, bệnh đau không thuốc chữa trị. Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
Câu tục ngữ là lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân rọng người khác như yêu thương trân trọng chính bản thân mình. Mọi người thường nói “Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái”. Vì vậy, mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng: Mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ người khác, xem sự đau khổ của họ chính là sự đau khổ của mình. Nếu ai cũng đề cao đạo lí thương người như thể thương thân thì xã hội sẽ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn còn không ít kẻ sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình, thậm chí còn âm mưu hại người để được lợi, thờ ơ, bình thản trước nỗi đau của người khác.
Một số tấm gương sáng về đạo lí thương người như thể thương thân: Những người bình dị nhường cơm sẻ áo, cứu giúp người hoạn nạn; cứu người trong những giờ phút cấp bách không nghĩ đến tính mạng của mình; những người xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cứu nước; việc HS tham gia góp quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia đóng bảo hiểm y tế…. tất cả đều vì tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, muốn mọi người có cuộc sống ấm no.
Tóm lại, tinh thần tương thân tương ái được gửi gắm trong câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thể hiện một nét đẹp nổi bật trong bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nếu chúng ta biết đề cao và thực hiện nó thì tinh thần tương thân tương ái ấy như thể được mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải cố gắng thực hiện cao nhất lời khuyên của câu tục ngữ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. và cũng để xây dựng đất nước phồn vinh phát triển.
 
Top Bottom