Giải nhanh cực trị hàm trùng phương

thangnguyenst95

Cựu Phụ trách môn Toán
Thành viên
9 Tháng tư 2013
163
214
36
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cực trị hàm trùng phương là một vấn đề quen thuộc trong các đề thi. Người ra đề có thể “bịa” rất nhiều câu hỏi khác nhau về vấn đề này. Ở đây mình chỉ đề cập tới một số vấn đề hay gặp nhất. Mọi người đóng góp thêm để chủ đề đầy đủ hơn nhé.
1. Cơ sở lý thuyết:
Cho hàm số $y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c$.

TXĐ: $D=\mathbb{R}$.

Ta có: $y'=4a{{x}^{3}}+2bx$.

$y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}

& x=0 \\

& {{x}^{2}}=-\frac{b}{2a} \\

\end{align} \right.$

2. Một số kết quả đáng nhớ.
1.png
a, Đồ thị hàm số luôn có ít nhất một cực trị tại điểm $A\left( 0,c \right)$.

b, Điều kiện để hàm số có ba điểm cực trị: $-\frac{b}{2a}>0$ ($a,b$ trái dấu) (1) .

c, Khi hàm số thỏa mãn điều kiện (1), thì 3 điểm cực trị của hàm số tạo thành một tam giác cân ABC, cân tại $A\left( 0,c \right)$. Ta sẽ chứng minh được một số kết quả thú vị sau:
- $\tan \alpha =\frac{{{b}^{2}}}{4\left| a \right|}\sqrt{-\frac{2a}{b}}$ với $\alpha =\widehat{ABC}$.

- ${{S}_{\Delta ABC}}=\frac{{{b}^{2}}}{4\left| a \right|}\sqrt{-\frac{b}{2a}}$ .

- $R=\frac{{{b}^{3}}-8a}{8\left| a \right|b}$ với $R$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

(bạn đọc tự chứng minh các công thức trên nhé)

 
Last edited:

thangnguyenst95

Cựu Phụ trách môn Toán
Thành viên
9 Tháng tư 2013
163
214
36
Hà Nội
ÁP DỤNG:
Bài 1: Cho hàm số $y=2{{x}^{4}}-4m{{x}^{2}}+1$. Tìm m để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tại A, B, C sao cho tam giác ABC:
a, Là tam giác đều.
b, Là tam giác vuông.
c, Là tam giác có một góc bằng ${{120}^{o}}$.
d, Có cạnh bên gấp ba lần cạnh đáy.
e, Có diện tích bằng 1.
f, Có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng 1.

Giải:
$a = 2,b = - 4m,c = 1$.
Để hàm số có 3 cực trị $ \Rightarrow - \frac{b}{{2a}} = m > 0 \Leftrightarrow m > 0$.
Ta có tam giác ABC luôn là tam giác cân, giả sử cân tại A.

a, Để tam giác ABC là tam giác đều, suy ra $\widehat {ABC} = {60^o}$
$\begin{array}{l}
\tan \widehat {ABC} = \frac{{{b^2}}}{{4\left| a \right|}}\sqrt { - \frac{{2a}}{b}} = 2{m^2}\sqrt {\frac{1}{m}} = \tan {60^o} = \sqrt 3 \\
\Leftrightarrow m = \sqrt[3]{{\frac{3}{{4}}}}
\end{array}$.
b, Để ABC là tam giác vuông, lưu ý ABC luôn là tam giác cân, suy ra ABC vuông cân ở A.
Vậy nên ABC là tam giác vuông khi $\widehat {ABC} = {45^o}$
$\begin{array}{l}
\tan \widehat {ABC} = \frac{{{b^2}}}{{4\left| a \right|}}\sqrt { - \frac{{2a}}{b}} = 2{m^2}\sqrt {\frac{1}{m}} = \tan {45^o} = 1\\
\Leftrightarrow m = \sqrt[3]{{\frac{1}{{4}}}}
\end{array}$.
c, Tam giác ABC có có một góc bằng ${{120}^{o}}$, mà ABC cân ở A, suy ra
$\widehat {BAC} = {120^o} \Rightarrow \widehat {ABC} = {30^o}$
$\begin{array}{l}
\tan \widehat {ABC} = \frac{{{b^2}}}{{4\left| a \right|}}\sqrt { - \frac{{2a}}{b}} = 2{m^2}\sqrt {\frac{1}{m}} = \tan {30^o} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\\
\Leftrightarrow m = \sqrt[3]{{\frac{1}{{12}}}}
\end{array}$.
d, $AB = 3BC$. Đặt $BC = x \Rightarrow AB = 3x$
Gọi I là trung điểm BC
$\begin{array}{l}
\Rightarrow BI = \frac{x}{2} \Leftrightarrow AI = \sqrt {A{B^2} - B{I^2}} = \frac{{x\sqrt {35} }}{2}\\
\Rightarrow \tan \widehat {ABC} = \frac{{{b^2}}}{{4\left| a \right|}}\sqrt { - \frac{{2a}}{b}} = 2{m^2}\sqrt {\frac{1}{m}} = \frac{{AI}}{{BI}} = \sqrt {35} \\
\Leftrightarrow m = \sqrt[3]{{\frac{{35}}{{4}}}}
\end{array}$.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ÁP DỤNG:
Bài 1: Cho hàm số $y=2{{x}^{4}}-4m{{x}^{2}}+1$. Tìm m để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tại A, B, C sao cho tam giác ABC:
a, Là tam giác đều.
b, Là tam giác vuông.
c, Là tam giác có một góc bằng ${{120}^{o}}$.
d, Có cạnh bên gấp ba lần cạnh đáy.
e, Có diện tích bằng 1.
f, Có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng 1.
e làm được ko hở anh??? :D :D :D
à mà em nhớ mấy dạng này có công thức tính nhanh anh nhỉ??? lúc em ôn thi cũng có làm qua mấy bài rồi!!! ^^
 

thangnguyenst95

Cựu Phụ trách môn Toán
Thành viên
9 Tháng tư 2013
163
214
36
Hà Nội
e làm được ko hở anh??? :D :D :D
à mà em nhớ mấy dạng này có công thức tính nhanh anh nhỉ??? lúc em ôn thi cũng có làm qua mấy bài rồi!!! ^^
Công thức tính cho từng trường hợp thì có e à nhưng mà nhớ hết như thế thì chết :). Nên chỉ cần nhớ cái góc và diện tích kia là đủ rồi :).
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

huuthuyenrop2

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng tư 2013
1,959
265
196
24
Phú Yên
ÁP DỤNG:
Bài 1: Cho hàm số $y=2{{x}^{4}}-4m{{x}^{2}}+1$. Tìm m để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tại A, B, C sao cho tam giác ABC:
a, Là tam giác đều.
b, Là tam giác vuông.
c, Là tam giác có một góc bằng ${{120}^{o}}$.
d, Có cạnh bên gấp ba lần cạnh đáy.
e, Có diện tích bằng 1.
f, Có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng 1.
trình bày hay ghi công thức ra anh
 

Dương Hà Bảo Ngọc

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng chín 2017
382
337
76
22
TP Hồ Chí Minh
Cheonan Girls' High School
Cực trị hàm trùng phương là một vấn đề quen thuộc trong các đề thi. Người ra đề có thể “bịa” rất nhiều câu hỏi khác nhau về vấn đề này. Ở đây mình chỉ đề cập tới một số vấn đề hay gặp nhất. Mọi người đóng góp thêm để chủ đề đầy đủ hơn nhé.
1. Cơ sở lý thuyết:
Cho hàm số $y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c$.

TXĐ: $D=\mathbb{R}$.

Ta có: $y'=4a{{x}^{3}}+2bx$.

$y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}

& x=0 \\

& {{x}^{2}}=-\frac{b}{2a} \\

\end{align} \right.$

2. Một số kết quả đáng nhớ.
View attachment 23276
a, Đồ thị hàm số luôn có ít nhất một cực trị tại điểm $A\left( 0,c \right)$.

b, Điều kiện để hàm số có ba điểm cực trị: $-\frac{b}{2a}>0$ ($a,b$ trái dấu) (1) .

c, Khi hàm số thỏa mãn điều kiện (1), thì 3 điểm cực trị của hàm số tạo thành một tam giác cân ABC, cân tại $A\left( 0,c \right)$. Ta sẽ chứng minh được một số kết quả thú vị sau:
- $\tan \alpha =\frac{{{b}^{2}}}{4\left| a \right|}\sqrt{-\frac{2a}{b}}$ với $\alpha =\widehat{ABC}$.

- ${{S}_{\Delta ABC}}=\frac{{{b}^{2}}}{4\left| a \right|}\sqrt{-\frac{b}{2a}}$ .

- $R=\frac{{{b}^{3}}-8a}{8\left| a \right|b}$ với $R$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

(bạn đọc tự chứng minh các công thức trên nhé)
em ko hỉu cho lắm
 
  • Like
Reactions: thangnguyenst95
Top Bottom