cũng có thể giải thích thế này Có thành ngữ là : đau quặn khúc ruột. Bạn muốn hiểu câu ca dao này thì bạn phải hiểu thân phận những cô gái về nhà chồng hồi xưa trong xã hội phong kiến. Hồi xưa trong xã hội phong kiến, con gái phải tam tong tứ đức . Tam tòng là : tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu , phu tử tòng tử , nghĩa là người con gái khi ở nhà mình thì phải vâng theo người cha , đến khi có chồng rồi thì phải theo chồng , nếu người chồng không mau bị chết thì phải vâng theo người con trai của mình . Một khi đã có chồng rồi thì không được tự do trở về nhà cha mẹ mình nữa , có đám giỗ cũng chỉ được đi theo chồng mà thôi. Nếu chồng không đi thì đành chịu . Như thế người con giá nhớ mẹ đẻ của mình , nhưng không dám tỏ vẽ nhớ nhung công khai vì sợ cha mẹ chồng bắt được quở trách , nên chiều chiều lén ra đứng bờ sông nhớ mẹ lòng đau nhưng chỉ dám trông về quê mẹ bên kia sông mà thôi. Dòng sông vừa ngăn cách đôi bờ địa lý ấy nhưng cũng là giòng sông nghiêm khắc của tam tòng ,triết lý của nho gia phong kiến dành cho người phụ nữ . Đau chín chiều , khi đau về tinh thần thì khúc ruột xoắn lại quặn thắt . Số chín là số dương diễn tả tột đỉnh của triết lý âm dương , nếu tăng lên 1 bực nữa thì thành 10 , trở lại âm , vì cực dương sanh âm , dương cùng cực thì thành âm. Nên đau chín chiều là diễn tả cái đau cùng cực nhất. Ở đây chúng ta thấu hiểu được thân phận người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến , không được tự do bày tỏ tình cảm của mình