giải giúp với

T

taolaai1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một quả cầu nặng đồng chất được treo bằng dây vào một điểm cố định trên tường
thẳng đứng. Xác định hệ số ma sát giữa tường với quả cầu sao cho, khi cân bằng, điểm nối
dây với quả cầu nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm quả cầu
 
C

congratulation11

Một quả cầu nặng đồng chất được treo bằng dây vào một điểm cố định trên tường
thẳng đứng. Xác định hệ số ma sát giữa tường với quả cầu sao cho, khi cân bằng, điểm nối
dây với quả cầu nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm quả cầu

*) Hình vẽ như sau: (gọi $\alpha$ là góc hợp bởi phương dây treo và phương đứng)

picture.php

Bài này nên giải theo kiểu momen, chơi tĩnh học mệt lắm.

Xét điểm treo B. B cân bằng khi:
$$F_{ms}.R=NR \rightarrow F_{ms}=N$$

Mặt khác: $F_{ms}\le N\mu \rightarrow \mu\ge 1$

Đáp số: $\mu \ge 1$
 
C

congratulation11

Cách giải rất thông minh !

Không khen không được. ;))

Đa tạ vì đã khen ngợi, cơ mà: Khi giải bài tập hệ vật đứng yên, ngoài kiểu phân tích, tổng hợp, chiếu vecto thì momen là phương án đầu tiên cần nghĩ đến.
.... Hơn nữa với bài này ta cần mối liên hệ độc lập giữa $F_{ms}$ với $N$. Như vậy chọn B là thích hợp nhất.

P.s: Quả thật lúc đầu mình cũng nghĩ theo kiểu phân tích lực, tìm mối quan hệ của $F_{ms}$ với $N$ thông qua $T$ nhưng mắc phải rào cản là góc $\alpha$ và $P$. Ai có cách giải theo kiểu này xin được chỉ giáo. :D
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

tại sao $ F_{ms}\le N\mu $
______________________________________________

Bạn nhớ nhé!

Để vật không bị trôi, trượt nói chung thì lực ma sát xuất hiện phải đảm bảo độ lớn của nó triệt tiêu hết ngoại lực.

Nếu cứ tiếp tục cung ngoại lực theo phương song song với bề mặt tiếp xúc với vật, lực ma sát nghỉ sẽ dần tăng cho đến 1 giá trị cực đại, lực ma sát nghỉ cực đại: $F_{msn_{max}}=N\mu$
 
N

nguyenkm12

Liệu mình dùng định luật Niu ton I rùi chọn hệ trục toạ độ theo phương thẳng đứng thì được biểu thức:
$ P=F_{ms}+T.cos \alpha $ sau đó từ biểu thức $ F_{ms} \le N \mu $
($ \alpha $ là góc hợp giữa dây và phương thẳng đứng)
Suy ra được: $ \mu \ge \frac{P-T.cos \alpha }{N} $
Sau đó mình tìm giá trị lớn nhất của biểu thức trên bằng các suy luận như sau:
- Vì P không đổi và $ T.cos \alpha $ có giá trị nhỏ nhất khi bằng 0 lúc đó N=P và suy ra được: $ \mu \ge 1 $
 
C

congratulation11

Liệu mình dùng định luật Niu ton I rùi chọn hệ trục toạ độ theo phương thẳng đứng thì được biểu thức:
$ P=F_{ms}+T.cos \alpha $ sau đó từ biểu thức $ F_{ms} \le N \mu $
($ \alpha $ là góc hợp giữa dây và phương thẳng đứng)
Suy ra được:$ \mu \ge \frac{P-T.cos \alpha }{N} $
Sau đó mình tìm giá trị lớn nhất của biểu thức trên bằng các suy luận như sau:
- Vì P không đổi và $ T.cos \alpha $ có giá trị nhỏ nhất khi bằng 0 lúc đó N=P và suy ra được: $ \mu \ge 1 $

Tại sao $N=P$ khi $\alpha=0$. Hơn nữa, nếu điều này xảy ra thì bạn áp dụng bất đẳng thức sai vì ngược dấu.
 
K

ki_su

Không thể được, xét về logic, giải như thế thì không khác nào "nếu mặt trời mọc ở đằng Tây thì.....".

Đề yêu cầu tìm u để hệ cân bằng với mọi góc a, chúng ta lại chứng minh hệ chỉ cân bằng khi góc a = 0. Mà a đời nào bằng 0.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenkm12

Thì suy ra từ định luật niu ton I thui nếu T.cosa =0 thì đương nhiên P=N
a vẫn có thể bằng $ 90^o $ nếu sợi dây có độ dài là 0 mà
 
Top Bottom