Sử 11 Ôn tập phần tự luận

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
View attachment 192086giải dùm mình đề cương này với mình xin cảm ơn
Câu 1: Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản:
  • Nhiệm vụ: lật đổ chế độ phong kiến phản động, ngăn chặn sự xâm lược của phương tây, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • Mục tiêu: đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu
  • Lãnh đạo: giai cấp phong kiến tư sản hóa, đứng đầu là Thiên Hoàng Minh Trị.
  • Động lực: quần chúng nhân dân.
  • Phương hướng: phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Nói đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì: giai cấp tư sản chưa thực sự nắm chính quyền, đại biểu là tầng lớp quý tộc tư sản hóa với vai trò quan trọng là thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

Câu 2: Hoàn cảnh, cương lĩnh, mục tiêu và tác dụng của Trung Quốc Đồng minh Hội:
+ Hoàn cảnh:
  • Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời, và đến đầu thế kỉ XX đã lớn mạnh lên rất nhiều. Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm.
  • Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình; và Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú đồng thời cũng là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
  • Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt tình hưởng ứng phong trào.
  • Trước tình hình đó Tôn Trung Sơn châu từ châu Âu về Nhật Bản, cùng với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất rồi thành lập một chính Đảng.
  • Tháng 8 năm 1905, Trung Quốc đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.
+ Cương lĩnh: Dựa trên học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc."
+ Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân Quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
+ Tác dụng: nêu được mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân về tự do dân chủ và ruộng đất. => được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.

Câu 3: Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi. Vì sao nói đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
+ Kết quả:
  • Vua Thanh thoái vị, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Tôn Trung Sơn từ chức vào tháng 2 năm 1912, Viên Thế Khải lên làm lại tổng thống Dân Hoa Trung Quốc. Cách mạng chấm dứt.
  • Có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của một số nước tại khu vực châu Á.
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản vì:
  • Lãnh đạo: trí thức tư sản
  • Động lực: công nhân - nông dân
  • Mục tiêu: Lật đổ chính quyền phong kiến, xây dựng một chế độ mới.
  • Kết quả: Lật đổ được triều Mãn Thanh, công bố hiến pháp mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Không triệt để vì:
  • Chưa thủ tiêu được chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và các lực lượng quân phiệt.
  • Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
  • Chưa xóa bỏ được ách thống trị của các nước đế quốc.
Vì hiện tại mình đang bận nên chỉ kịp làm ba câu đầu tiên, ba câu tiếp theo sẽ có bạn TMod bên mình vào hỗ trợ nhé ạ.
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
  • Like
Reactions: QuangHuyCấpBar

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
View attachment 192086giải dùm mình đề cương này với mình xin cảm ơn
Câu 6 * Kết quả
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
- Chấm dứt thời kì cận đại, mở ra thời kì mới trong lịch sử loài người.
- Hoà ước Vec - Xài được kí kết, các nước thắng trận thu nhiều món lợi lớn, các nước bại trận phải chịu những điều khoản nặng nề.
* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 4: Biểu hiện tình đoàn kết của ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia.
* Khái quát

Việt Nam, Lào, Campuchia là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ XIX.
- Năm 1930 Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.
*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954):
- 11/3/1951 Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập , biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* Tình đoàn kết giữa Việt Nam -Lào .
+8/4-15/8/1953: Bộ đội Việt Nam phối hợp cùng quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,1 phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.
+Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm bước đầu phá sản kế hoạch NaVa .
+ Đầu 12/1953 : Liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thi xã Thà Khẹt , bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê-nô.
+Cuối 1/1954: Liên quân Việt-Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu , toàn tỉnh Phongxali . Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mỏ rộng thêm gần 1 vạn km2.
* Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở Việt Nam, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
=> Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao , nhiều hiệp định về kinh tế-văn hóa được kí kết ở VN-Lào-CPC. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN , đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Câu 5: Chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc gây nên chiến tranh thế giới.
- Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất vì vậy các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
- Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc
- Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.
- Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc.
=> Chủ nghĩa đế quốc phát động cuộc chiến tranh thêa giới thứ nhất. Tiêu biểu là nước Đức hung hăng, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh nhằm giành giật, chia lại thuộc địa và thị trường. Mỹ và Nhật Bản cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng .
- Thái độ của nước Đức đã làm cho quan hệ quốc tế ở Châu Âu ngày càng căng thẳng
- Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu. Nguyên nhân cơ bản gây nên chiến tranh .
 

QuangHuyCấpBar

Học sinh
Thành viên
17 Tháng ba 2019
189
68
36
19
Long An
THPT Đức Hoà
Câu 1: Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản:
  • Nhiệm vụ: lật đổ chế độ phong kiến phản động, ngăn chặn sự xâm lược của phương tây, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • Mục tiêu: đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu
  • Lãnh đạo: giai cấp phong kiến tư sản hóa, đứng đầu là Thiên Hoàng Minh Trị.
  • Động lực: quần chúng nhân dân.
  • Phương hướng: phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Nói đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì: giai cấp tư sản chưa thực sự nắm chính quyền, đại biểu là tầng lớp quý tộc tư sản hóa với vai trò quan trọng là thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

Câu 2: Hoàn cảnh, cương lĩnh, mục tiêu và tác dụng của Trung Quốc Đồng minh Hội:
+ Hoàn cảnh:
  • Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời, và đến đầu thế kỉ XX đã lớn mạnh lên rất nhiều. Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm.
  • Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình; và Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú đồng thời cũng là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
  • Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt tình hưởng ứng phong trào.
  • Trước tình hình đó Tôn Trung Sơn châu từ châu Âu về Nhật Bản, cùng với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất rồi thành lập một chính Đảng.
  • Tháng 8 năm 1905, Trung Quốc đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.
+ Cương lĩnh: Dựa trên học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc."
+ Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân Quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
+ Tác dụng: nêu được mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân về tự do dân chủ và ruộng đất. => được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.

Câu 3: Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi. Vì sao nói đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
+ Kết quả:
  • Vua Thanh thoái vị, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Tôn Trung Sơn từ chức vào tháng 2 năm 1912, Viên Thế Khải lên làm lại tổng thống Dân Hoa Trung Quốc. Cách mạng chấm dứt.
  • Có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của một số nước tại khu vực châu Á.
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản vì:
  • Lãnh đạo: trí thức tư sản
  • Động lực: công nhân - nông dân
  • Mục tiêu: Lật đổ chính quyền phong kiến, xây dựng một chế độ mới.
  • Kết quả: Lật đổ được triều Mãn Thanh, công bố hiến pháp mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Không triệt để vì:
  • Chưa thủ tiêu được chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và các lực lượng quân phiệt.
  • Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
  • Chưa xóa bỏ được ách thống trị của các nước đế quốc.
Vì hiện tại mình đang bận nên chỉ kịp làm ba câu đầu tiên, ba câu tiếp theo sẽ có bạn TMod bên mình vào hỗ trợ nhé ạ.
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

câu 3 á bạn đề không hỏi đây là cuộc cách mạng tư sản thì mình có bỏ đoạn đó đc kh ạ
 
Top Bottom