H
hocmai.cskh
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các em, trong thời gian qua rất nhiều bạn xem bài giảng được khoảng 1 lúc lại bị dừng hình, có bạn mới xem được 3-5 phút, có bạn học được nửa bài giảng. Điều này gây nhiều bất tiện và ức chế cho các bạn học sinh và nhiều bạn đã phản ánh lên Hocmai.vn đề nghị khắc phục. Tuy nhiên, điều này do một nguyên nhân từ hệ thống đường truyền trên biển và dự kiến phải hết tháng 8 mới khắc phục xong điều này. Mời các bạn đọc bài viết sau để rõ hơn.
Truy cập Internet sẽ tiếp tục chập chờn hoặc chậm do sự cố đứt tuyến cáp quang biển AAG (Asia - America Gateway) đoạn Vũng Tàu - Hongkong đến hết tháng 8 mới khắc phục xong.
Việc đứt tuyến cáp quang nói trên có ảnh hưởng đến nhiều người dùng internet Việt Nam, bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn đều sử dụng tuyến cáp này như VDC (chiếm thị phần 72%), FPT Telecom (14%), Viettel (10%).
Các nhà cung cấp đã chuyển lưu lượng thường dùng ở tuyến cáp này sang các tuyến cáp dự phòng nhưng chất lượng dịch vụ Internet sẽ không được đảm bảo như bình thường mà vẫn bị hiện tượng chậm hoặc chập chờn. Bởi đây là tuyến cáp có dung lượng lớn so với các tuyến cáp dự phòng.
Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ của FPT Telecom cho biết, đơn vị này đã chuyển lưu lượng từ tuyến cáp nói trên qua tuyến cáp dự phòng. Song người sử dụng internet sẽ vẫn bị ảnh hưởng vào một số thời điểm khi trao đổi thông tin đi nước ngoài bằng dịch vụ web, e-mail, thoại, video… Các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Nguồn tin từ VDC cho biết đơn vị này đã chuyển lưu lượng sang các hướng dự phòng qua Hongkong và một số tuyến cáp khác nên sự cố đứt cáp AAG không làm ảnh hưởng nhiều đến thuê bao của VDC.
Còn thông tin từ Viettel Telecom cho hay do công ty mới tiếp nhận tuyến cáp biển Liên Á từ EVN Telecom sau khi sáp nhập nên sự cố đứt cáp AAG không ảnh hưởng nhiều đến thuê bao của Viettel.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng khuyến cáo, khách hàng nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình, còn những dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.
Tuyến cáp đã bị đứt lúc 1h21 ngày 13/8 ngoài khơi Vũng Tàu, cách bờ biển khoảng 6 km. Nguyên nhân đứt cáp có thể do tàu thả neo vướng cáp hoặc do sụt đất sâu dưới đáy biển làm xô lệch cát gây đứt cáp. Công ty Viễn thông quốc tế, đơn vị quản lý tuyến cáp tại Việt Nam, đang tiến hành các thủ tục để ngày 26-8 sẽ đưa tàu đến sửa chữa và dự kiến hoàn tất trước ngày 31/8.
AAG là tuyến cáp quang biển có chiều dài 20.000 km và tổng dung lượng lên tới 500 Gbps, kết nối trực tiếp từ khu vực Đông Nam Á tới Mỹ, đi qua các nước và vùng lãnh thổ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hongkong, Philippines và Mỹ. Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009.
Ngoài tuyến cáp quang biển AAG, Việt Nam còn có các tuyến cáp quang khác như tuyến Liên Á, tuyến SMW-3.
Mới đây, Viettel và VNPT vừa cùng với mạng xã hội Facebook và 10 hãng viễn thông khác trên thế giới tham gia vào dự án xây dựng hệ thống cáp quang biển Asia Submarine-cable Express (ASE).
Hệ thống cáp quang biển này sẽ kết nối Malaysia đến Hàn Quốc và Nhật Bản, với 7 chi nhánh rẽ ra các quốc gia và vùng lãnh thổ khác bao gồm Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, ASE có thể được kết nối các hệ thống cáp lớn khác đến châu Âu, Trung Đông, các phần khác của châu Á và Mỹ.
Dự án này sẽ hoàn thành vào quí III năm 2014, giúp tăng tốc độ kết nối Internet của Việt Nam.
Kết nối Internet sẽ không bình thường đến hết tháng 8
Truy cập Internet sẽ tiếp tục chập chờn hoặc chậm do sự cố đứt tuyến cáp quang biển AAG (Asia - America Gateway) đoạn Vũng Tàu - Hongkong đến hết tháng 8 mới khắc phục xong.
Việc đứt tuyến cáp quang nói trên có ảnh hưởng đến nhiều người dùng internet Việt Nam, bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn đều sử dụng tuyến cáp này như VDC (chiếm thị phần 72%), FPT Telecom (14%), Viettel (10%).
Các nhà cung cấp đã chuyển lưu lượng thường dùng ở tuyến cáp này sang các tuyến cáp dự phòng nhưng chất lượng dịch vụ Internet sẽ không được đảm bảo như bình thường mà vẫn bị hiện tượng chậm hoặc chập chờn. Bởi đây là tuyến cáp có dung lượng lớn so với các tuyến cáp dự phòng.
Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ của FPT Telecom cho biết, đơn vị này đã chuyển lưu lượng từ tuyến cáp nói trên qua tuyến cáp dự phòng. Song người sử dụng internet sẽ vẫn bị ảnh hưởng vào một số thời điểm khi trao đổi thông tin đi nước ngoài bằng dịch vụ web, e-mail, thoại, video… Các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Nguồn tin từ VDC cho biết đơn vị này đã chuyển lưu lượng sang các hướng dự phòng qua Hongkong và một số tuyến cáp khác nên sự cố đứt cáp AAG không làm ảnh hưởng nhiều đến thuê bao của VDC.
Còn thông tin từ Viettel Telecom cho hay do công ty mới tiếp nhận tuyến cáp biển Liên Á từ EVN Telecom sau khi sáp nhập nên sự cố đứt cáp AAG không ảnh hưởng nhiều đến thuê bao của Viettel.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng khuyến cáo, khách hàng nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình, còn những dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.
Tuyến cáp đã bị đứt lúc 1h21 ngày 13/8 ngoài khơi Vũng Tàu, cách bờ biển khoảng 6 km. Nguyên nhân đứt cáp có thể do tàu thả neo vướng cáp hoặc do sụt đất sâu dưới đáy biển làm xô lệch cát gây đứt cáp. Công ty Viễn thông quốc tế, đơn vị quản lý tuyến cáp tại Việt Nam, đang tiến hành các thủ tục để ngày 26-8 sẽ đưa tàu đến sửa chữa và dự kiến hoàn tất trước ngày 31/8.
AAG là tuyến cáp quang biển có chiều dài 20.000 km và tổng dung lượng lên tới 500 Gbps, kết nối trực tiếp từ khu vực Đông Nam Á tới Mỹ, đi qua các nước và vùng lãnh thổ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hongkong, Philippines và Mỹ. Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009.
Ngoài tuyến cáp quang biển AAG, Việt Nam còn có các tuyến cáp quang khác như tuyến Liên Á, tuyến SMW-3.
Mới đây, Viettel và VNPT vừa cùng với mạng xã hội Facebook và 10 hãng viễn thông khác trên thế giới tham gia vào dự án xây dựng hệ thống cáp quang biển Asia Submarine-cable Express (ASE).
Hệ thống cáp quang biển này sẽ kết nối Malaysia đến Hàn Quốc và Nhật Bản, với 7 chi nhánh rẽ ra các quốc gia và vùng lãnh thổ khác bao gồm Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, ASE có thể được kết nối các hệ thống cáp lớn khác đến châu Âu, Trung Đông, các phần khác của châu Á và Mỹ.
Dự án này sẽ hoàn thành vào quí III năm 2014, giúp tăng tốc độ kết nối Internet của Việt Nam.
Theo 24h.com.vn