V
vietanhluu0109
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Giải cứu "binh nhì" Công Phượng
HLV Graechen đã nói rằng Công Phượng chỉ cần 1 bàn thắng để trở lại phong độ. Nhưng phải mất bao nhiêu thất bại nữa, cả đội bóng HAGL phải chấp nhận hy sinh để chờ Công Phượng ghi bàn, và "điệp vụ" giải cứu Công Phượng mới được hoàn thành.
Từ chuyện của binh nhì Ryan
Trong bộ phim chiến tranh kinh điển của Mỹ "Giải cứu binh nhì Ryan", cả một đại đội dưới sự chỉ đạo của tướng George đã được thành lập để đi tìm kiếm người con út cuối cùng trong 4 anh em nhà Ryan còn sống sót trên chiến trường với múc đích duy nhất là an ủi cho người mẹ đã mất đi 3 người con trước đó.
Để tìm kiếm được Ryan, cả đại đội 7 người đã trải qua những cuộc chiến đấu anh dũng, và họ phải chấp nhận hy sinh để cứu Ryan trở về với gia đình. Câu chuyện đầy nhân văn, nhưng vẫn có những người tiếc nuối rằng, tại sao phải hy sinh nhiều người như vậy chỉ để giải cứu một người, khi mà chiến tranh không chỉ gia đình Ryan mà rất nhiều gia đình khác, nhiều ba mẹ khác phải sống trong hoàn cảnh tương tự. Liệu đấy là một sự bất công?
Người ta đã dựng lên hình tượng anh hùng Ryan, không phải bởi những gì anh chàng này làm được trong cuộc chiến, mà đơn giản đến từ tình cảm cá nhân, với vị thế của người con, người chiến binh cuối cùng còn sót lại trong gia đình. Một hình tượng đẹp có thể có chút gì mù quáng, nhưng nó cũng là một nghĩa cử cao thượng cho một lý tưởng.
Hình tượng anh hùng của Công Phượng và U19 cũng được gây dựng lên như một chiến binh cuối cùng của bóng đá Việt Nam còn sót lại. Khi mà thời điểm họ xuất hiện, các lứa đàn anh lần lượt thất bại với những hình ảnh xấu xí. Công Phượng và cả nước đặt kỳ vọng cũng vì lẽ đó. Và cũng giống như câu chuyện về binh nhì Ryan. Cả làng bóng đá thậm chí đã sẵn sàng những kế hoạch hy sinh để giải cứu "binh nhì" U19 còn sót lại.
Ông Chủ tịch liên đoàn chấp nhận bỏ qua SEA Games để cho lứa cầu thủ này được thử lửa. Ông Đoàn Nguyên Đức, chấp nhận dùng V-League để lứa cầu thủ của mình thi thố. Chưa hết, người ta còn đưa hình tượng về lứa cầu thủ này lên như một biểu tượng của cao thượng trong bóng đá. Và đương nhiên, những sự bất công với các cầu thủ còn lại, các đội bóng còn lại cũng xuất hiện, chỉ khác, họ không chấp nhận là những người hy sinh để giải cứu cho "binh nhì U19".
Giải cứu "binh nhì" Công Phượng
Trong đội bóng HAGL thì hình ảnh Công Phượng được đề cao nhất như biểu tượng một người anh hùng số 1. Công Phượng có những tố chất để khiến người ta yêu mến, đó là lối đá dù thiên về cá nhân nhưng mang lại nhiều cảm xúc.
Công Phượng không phải cá nhân kiệt xuất hơn những bạn đồng trang lứa, nhưng cũng như "binh nhì" Ryan, Công Phượng mang đến cho người ta một lý tưởng về bóng đá, một giấc mơ về tương lai. Người ta gọi Công Phượng là "Messi Việt Nam" cũng là thể hiện một giấc mơ, và tất nhiên đã là giấc mơ thì không thực tế, nhưng chí ít con người đánh đổi mọi thứ để bảo vệ cho giấc mơ đẹp của mình.
Công Phượng đã thi đấu như thế nào qua 6 vòng đấu vừa qua? Ngoài trận đầu tiên, cả 5 trận còn lại, nếu chấm điểm thì Phượng là 1 trong những cầu thủ có số điểm thấp nhất trong đội hình HAGL. Nhưng Phượng vẫn được HLV tin tưởng, các đồng đội tin tưởng, anh vẫn xuất hiện đều đặn trên sân, bất chấp phong độ tệ hại của mình.
HLV Graechen đã cố đưa ra những giải thích và tin tưởng Công Phượng sẽ trở lại. Người hâm mộ cũng cố tìm những lý do để tự thỏa mãn sự kỳ vọng của mình. Nhưng có một thực tế có vẻ như đáng sợ hơn mà mọi người chưa dám nghĩ đến. Đó là, trình độ của Công Phương chỉ có thế, và những gì Phượng đang thể hiện chỉ có như vậy không thể đòi hỏi hơn?
Thực tế này hoàn toàn có cơ sở đúng, bởi lẽ trước nay Công Phượng mới chỉ thi đấu với các cầu thủ cùng lứa U19, làm sao có thể khẳng định khi đối đầu với những hậu vệ kinh nghiệm, Công Phương có thể thực hiện những pha đi bóng đẹp như mơ, ghi những bàn thắng mà BLV truyền hình ca ngợi là "siêu phẩm" trên tivi cho được.
Vậy thì, nếu điều đó là sự thật, thì việc toàn bộ các cầu thủ HAGL, cả HLV Graechen chấp nhận hy sinh để bảo vệ Công Phượng, để tìm cách giải cứu Công Phượng có phải việc làm đúng đắn, khi mà theo lẽ thường một cầu thủ không có phong độ tốt phải dự bị.
Công Vinh, một ngôi sao đã được khẳng định cũng phải sống trong cảnh dự bị dài ngày để rồi bùng nổ khi ra sân. Công Phượng thì lại nhận được đặc quyền ở HAGL. Điều ấy liệu có tốt, hay hại cả Công Phượng lẫn đồng đội.
Giải cứu Công Phượng không phải là bắt toàn đội chấp nhận hy sinh và chờ đợi ngày Phượng có bàn thắng. Cách giải cứu hay nhất có lẽ là hãy để Phượng được đối xử như mọi cầu thủ khác, để Phượng biết được sự khắc nghiệt của bóng đá. Chẳng đâu xa, hình ảnh người đàn anh ngôi sao Lê Công Vinh vẫn phải mài đũng quần trên ghế dự bị thường xuyên, cũng là một bài học để tham khảo.
HLV Graechen đã nói rằng Công Phượng chỉ cần 1 bàn thắng để trở lại phong độ. Nhưng phải mất bao nhiêu thất bại nữa, cả đội bóng HAGL phải chấp nhận hy sinh để chờ Công Phượng ghi bàn, và "điệp vụ" giải cứu Công Phượng mới được hoàn thành.
Từ chuyện của binh nhì Ryan
Trong bộ phim chiến tranh kinh điển của Mỹ "Giải cứu binh nhì Ryan", cả một đại đội dưới sự chỉ đạo của tướng George đã được thành lập để đi tìm kiếm người con út cuối cùng trong 4 anh em nhà Ryan còn sống sót trên chiến trường với múc đích duy nhất là an ủi cho người mẹ đã mất đi 3 người con trước đó.
Để tìm kiếm được Ryan, cả đại đội 7 người đã trải qua những cuộc chiến đấu anh dũng, và họ phải chấp nhận hy sinh để cứu Ryan trở về với gia đình. Câu chuyện đầy nhân văn, nhưng vẫn có những người tiếc nuối rằng, tại sao phải hy sinh nhiều người như vậy chỉ để giải cứu một người, khi mà chiến tranh không chỉ gia đình Ryan mà rất nhiều gia đình khác, nhiều ba mẹ khác phải sống trong hoàn cảnh tương tự. Liệu đấy là một sự bất công?
Người ta đã dựng lên hình tượng anh hùng Ryan, không phải bởi những gì anh chàng này làm được trong cuộc chiến, mà đơn giản đến từ tình cảm cá nhân, với vị thế của người con, người chiến binh cuối cùng còn sót lại trong gia đình. Một hình tượng đẹp có thể có chút gì mù quáng, nhưng nó cũng là một nghĩa cử cao thượng cho một lý tưởng.
Hình tượng anh hùng của Công Phượng và U19 cũng được gây dựng lên như một chiến binh cuối cùng của bóng đá Việt Nam còn sót lại. Khi mà thời điểm họ xuất hiện, các lứa đàn anh lần lượt thất bại với những hình ảnh xấu xí. Công Phượng và cả nước đặt kỳ vọng cũng vì lẽ đó. Và cũng giống như câu chuyện về binh nhì Ryan. Cả làng bóng đá thậm chí đã sẵn sàng những kế hoạch hy sinh để giải cứu "binh nhì" U19 còn sót lại.
Ông Chủ tịch liên đoàn chấp nhận bỏ qua SEA Games để cho lứa cầu thủ này được thử lửa. Ông Đoàn Nguyên Đức, chấp nhận dùng V-League để lứa cầu thủ của mình thi thố. Chưa hết, người ta còn đưa hình tượng về lứa cầu thủ này lên như một biểu tượng của cao thượng trong bóng đá. Và đương nhiên, những sự bất công với các cầu thủ còn lại, các đội bóng còn lại cũng xuất hiện, chỉ khác, họ không chấp nhận là những người hy sinh để giải cứu cho "binh nhì U19".
Giải cứu "binh nhì" Công Phượng
Trong đội bóng HAGL thì hình ảnh Công Phượng được đề cao nhất như biểu tượng một người anh hùng số 1. Công Phượng có những tố chất để khiến người ta yêu mến, đó là lối đá dù thiên về cá nhân nhưng mang lại nhiều cảm xúc.
Công Phượng không phải cá nhân kiệt xuất hơn những bạn đồng trang lứa, nhưng cũng như "binh nhì" Ryan, Công Phượng mang đến cho người ta một lý tưởng về bóng đá, một giấc mơ về tương lai. Người ta gọi Công Phượng là "Messi Việt Nam" cũng là thể hiện một giấc mơ, và tất nhiên đã là giấc mơ thì không thực tế, nhưng chí ít con người đánh đổi mọi thứ để bảo vệ cho giấc mơ đẹp của mình.
Công Phượng đã thi đấu như thế nào qua 6 vòng đấu vừa qua? Ngoài trận đầu tiên, cả 5 trận còn lại, nếu chấm điểm thì Phượng là 1 trong những cầu thủ có số điểm thấp nhất trong đội hình HAGL. Nhưng Phượng vẫn được HLV tin tưởng, các đồng đội tin tưởng, anh vẫn xuất hiện đều đặn trên sân, bất chấp phong độ tệ hại của mình.
HLV Graechen đã cố đưa ra những giải thích và tin tưởng Công Phượng sẽ trở lại. Người hâm mộ cũng cố tìm những lý do để tự thỏa mãn sự kỳ vọng của mình. Nhưng có một thực tế có vẻ như đáng sợ hơn mà mọi người chưa dám nghĩ đến. Đó là, trình độ của Công Phương chỉ có thế, và những gì Phượng đang thể hiện chỉ có như vậy không thể đòi hỏi hơn?
Thực tế này hoàn toàn có cơ sở đúng, bởi lẽ trước nay Công Phượng mới chỉ thi đấu với các cầu thủ cùng lứa U19, làm sao có thể khẳng định khi đối đầu với những hậu vệ kinh nghiệm, Công Phương có thể thực hiện những pha đi bóng đẹp như mơ, ghi những bàn thắng mà BLV truyền hình ca ngợi là "siêu phẩm" trên tivi cho được.
Vậy thì, nếu điều đó là sự thật, thì việc toàn bộ các cầu thủ HAGL, cả HLV Graechen chấp nhận hy sinh để bảo vệ Công Phượng, để tìm cách giải cứu Công Phượng có phải việc làm đúng đắn, khi mà theo lẽ thường một cầu thủ không có phong độ tốt phải dự bị.
Công Vinh, một ngôi sao đã được khẳng định cũng phải sống trong cảnh dự bị dài ngày để rồi bùng nổ khi ra sân. Công Phượng thì lại nhận được đặc quyền ở HAGL. Điều ấy liệu có tốt, hay hại cả Công Phượng lẫn đồng đội.
Giải cứu Công Phượng không phải là bắt toàn đội chấp nhận hy sinh và chờ đợi ngày Phượng có bàn thắng. Cách giải cứu hay nhất có lẽ là hãy để Phượng được đối xử như mọi cầu thủ khác, để Phượng biết được sự khắc nghiệt của bóng đá. Chẳng đâu xa, hình ảnh người đàn anh ngôi sao Lê Công Vinh vẫn phải mài đũng quần trên ghế dự bị thường xuyên, cũng là một bài học để tham khảo.
Last edited by a moderator: