Vật lí Giải bt cho hs chuyên lý lớp 8

T

tranhuuchau1705

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trộn lẫn rượu 19 độ vào nước 36 độ thì thu được hỗn hợp nặng 140g. Hỏi
a/ Khối lượng nước đã dùng
b/ Tỉ lệ phần trăm về khối lượng của rượu có trong hỗn hợp
2. Pha 1 lượng nước sôi với nước nguội 20 độ thì thu được 10l nước 40 độ. Tính lượng nước sôi và nước nguội đã dùng
3. Hai bình chứa lượng nước như nhau nhưng nhiệt độ bình A lớn gấp 3 lần nhiệt độ bình B. Sau khi trộn lẫn thì hỗn hợp đạt 20 độ. Tính nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.
Mong mọi người trả lời nhanh:(
 
G

galaxy98adt

2. Pha 1 lượng nước sôi với nước nguội 20 độ thì thu được 10l nước 40 độ. Tính lượng nước sôi và nước nguội đã dùng
Gọi thể tích nước sôi là $V_1$, thể tích nước sôi là $V_2$. (l)
=> khối lượng nước sôi là $V_1$, khối lượng nước sôi là $V_2$. (kg)
Nhiệt lượng nước nguội thu vào là: $Q_{thu} = V_2.c_n. \Delta t = 84000V_2$ (J)
Nhiệt lượng nước nóng tỏa ra là: $Q_{tỏa} = V_1.c_n. \Delta t = 252000V_1$ (J)
=> $252000V_1 = 84000V_2$ (1)
Ngoài ra, ta có: $V_1 + V_2 = 10$ (2)
=> Từ (1) và (2) => $V_1 = 2,5 (l)$, $V_2 = 7,5 (l)$

3. Hai bình chứa lượng nước như nhau nhưng nhiệt độ bình A lớn gấp 3 lần nhiệt độ bình B. Sau khi trộn lẫn thì hỗn hợp đạt 20 độ. Tính nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.
Gọi khối lượng của mỗi bình là $m$ (kg), nhiệt độ bình B là $t_0$ => nhiệt độ bình A là $3t_0$.
Nhiệt lượng mà nước ở bình B thu vào là: $Q_B = m.c_n. \Delta t = 4200.m.(20 - t_0)$ (J)
Nhiệt lượng mà nước ở bình A tỏa ra là: $Q_A = m.c_n. \Delta t = 4200.m.(3t_0 - 20)$ (J)
=> $4200.m.(20 - t_0) = 4200.m.(3t_0 - 20)$
<=> $20 - t_0 = 3t_0 - 20$ <=> $t_0 = 10$
Vậy nhiệt độ ban đầu của bình A là $30^oC$, nhiệt độ ban đầu của bình B là $10^oC$
 
Last edited by a moderator:
M

minhtretrau

2)khối lượng của 10l nước là : m = D.v=1000.0.01=10(kg)
phương trình cân = nhiệt :
m1.c1.(100-40) = m2.c2.(40-20)
<=> 100m1 - 40m1 = 40m2 - 20m2
<=> 60m1 = 20m2
mà m1 = (10-m2)
nên 60.(10-m2) = 20m2
<=> 600 - 60m2 = 20m2
<=>600 = 80m2
<=> m2= 600 / 80 =7,5 (kg)
=> m1 = 10-7,5 = 2,5 kg
Vậy lượng nước sôi là 2,5 kg ; lượng nước ở 20 độ c là 7,5 kg

3) gọi tB là nhiệt độ của bình B thì nhiệt độ của bình A là 3tB
phương trình cân bằng nhiệt :
m1. c1 .( 3.tB - 20) = m2.c2.(20-tB)
<=> 3.tB - 20 = 20 - tB
<=> 4.tB = 40
<=> tB = 10
=> tA = 30
vậy nhiệt độ của bình A là 30 độ c và bình B là 10 độ c

còn câu 1 thì mình thấy đề có vấn đề chút, bạn xem lại đề câu 1 xem có vấn đề gì không nhé !!!

sai gì mọi người cứ góp ý nhé !!!
 
Top Bottom