Giải bài toán có lời văn

H

hoangcoi9999

Last edited by a moderator:
1

1um1nhemtho1

Số học sinh thích học toán là:30.90%=27 (h/s)
Số học sinh thích học vẽ là: 30.80%=24 (h/s)
Số học sinh thích học cả 2 môn toán và vẽ là 24 hs


Số học sinh học vẽ là $24$ không có nghĩa là $24$ học sinh đó cũng thích học toán đâu bạn.

Bài toán chỉ hỏi số học sinh học toán, học vẽ là bao nhiêu
tức là số học sinh học toán: $27$ học sinh

Số học sinh học vẽ: $24$ học sinh. Chỉ cần trả lời thế thôi :)
 
T

tranvanhung7997

Số học sinh học vẽ là $24$ không có nghĩa là $24$ học sinh đó cũng thích học toán đâu bạn.

Bài toán chỉ hỏi số học sinh học toán, học vẽ là bao nhiêu
tức là số học sinh học toán: $27$ học sinh

Số học sinh học vẽ: $24$ học sinh. Chỉ cần trả lời thế thôi :)

Ừ đúng rồi
Mình đọc nhầm tí.Mình đã quan trọng hóa vấn đề
 
L

linh123658

Câu trả lời là không thể tính đựơc: Nhỡ có học sinh không thích cả toán lẫn vẽ thì sao :)). Đề không rõ ràng nên chỉ cần tính theo đề là ok :)
Đương nhiên là sẽ có học sinh ko thích cả vẽ lẫn toán . Nhưng nếu vẽ biểu đồ tròn ra thì sẽ thấy cách tính của mình đúng, thử đi đi nhá ~~!
 
T

thomsonpro

đề kiểm tra học kỳ ii, môn ngữ văn, lớp 7

(Thời gian làm bài 90 phỳt)

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
(Từ câu 1 đến câu 11: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất)
Câu 1 (0,25 điểm) : Vấn đề nghị luận của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nằm ở vị trí nào?
A. Câu mở đầu tác phẩm; C. Câu mở đầu đoạn ba;
B. Câu mở đầu đoạn hai; D. Phần kết luận.
Câu 2(0,25 điểm) : Trong các câu sau đây câu nào là câu đặc biệt?
A. Hoa nở; B. Tiếng sáo diều;
C. Nắng to! D. Em đọc bài chưa?
Câu 3 (0,25 điểm): Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của phạm Duy Tốn, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ?
A. So sánh; B. Điệp ngữ;
C. Tương phản; D. Ẩn dụ.
Câu 4 (0,25 điểm) : Tác phẩm “Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ký; B. Truyện vừa;
C. Bút ký; D. Văn nghị luận.
Câu 5 (0,25 điểm) : Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
A. Cơn gió; B. Thanh nhã;
C. Thơm mát; D. Trắng xoá.
Câu 6 (0,25 điểm) : Dòng nào không phải phép lập luận trong văn nghị luận?
A. Chứng minh; B. Phân tích;
C. Kể chuyện; D. Giải thích.
Câu 7 (0,25 điểm): Thể loại văn học nào em không học trong chương trình Ngữ
văn 7?
A. Truyện ngắn; B. Thơ;
C. Nghị luận; D. Tiểu thuyết.
Câu 8 (0,25 điểm) : Trong các câu có từ “được” sau đây câu nào là câu bị động?
A. Cha mẹ tôi sinh được hai người con;
B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi;
C. Nhân ngày sinh nhật, Tôi được ba mẹ tặng quà;
D. Bạn ấy được điểm mười.
Câu 9 (0,25 điểm) : Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng; B. Sai.
Câu 10 (0,25 điểm) : Điền phương án thích hợp để hoàn thiện khái niệm sau?
………………………….là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng nào.
A. Câu chủ động; B. Câu bị động.


Câu 11 (0,25 điểm) : Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ : “Không thầy đố mày làm nên”
A. Ý nghĩa khuyên nhủ; B. Ý nghĩa phê phán;
C. Ý nghĩa thách đố; D. Ý nghĩa ngợi ca.

Câu 12 (0,25 điểm) : Nối nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B để được câu trả lời đúng ( Chẳng hạn: A-1)
1) A 2) B
3)
4) a.Quê hương của những điệu hò nổi tiếng là
5) b. Quê hương của những điệu dân ca quan họ .
6) 7) 1. Bắc Ninh
8) 2. Huế
9) 3. Sài gòn

II. Phần tự luận (7 điểm).
Câu 1 (2 điểm) : Tìm cụm C-V làm thành phần câu? Cho biết trong mỗi câu cụm C – V làm thành phần gì?
a- Những con chim non nhảy nhót trên cành báo hiệu mùa xuân.
b- Lớp trưởng Lan khuôn mặt trái soan.
Câu 2 (5 điểm): Em hãy giải thích câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
































HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
10) Câu : 11) 1 12) 2 13) 3 14) 4 15) 5 16) 6 17) 7 18) 8 19) 9 20) 10 21) 11 22) 12
23) Phương án 24) A 25) B 26) C 27) A 28) B 29) C 30) D 31) C 32) B 33) B 34) A 35) a-2 b-1
II. Phần Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Tìm cụm C-V làm thành phần câu? Cho biết trong mỗi câu cụm C – V làm thành phần gì?
a- Những con chim non nhảy nhót trên cành báo hiệu mùa xuân.
b- Lớp trưởng Lan khuôn mặt trái soan.
Đáp án
Cụm chủ – vị làm thành phần câu :
a- Những con chim non nhảy nhót trên cành (0,5 điểm)
 Cụm C- V làm thành phần chủ ngữ (0,5 điểm).
b- Khuôn mặt trái xoan (0,5 điểm).
 Cụm C- V làm thành phần vị ngữ (0,5 điểm).
Câu 2(5 điểm) : Hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đáp án
a- Mở bài (1 điểm) : Nêu vấn đề cần giải thích.
- Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người.
- Dân tộc Việt Nam đã có truyền thống đạo lý đó.
- Để khuyên nhủ tất cả mọi người tục ngữ có câu “Ăn quả … trồng cây”.
b- Thân bài (3 điểm) :
*) Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ (1 điểm).
+ Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi ăn một trái quả thơm ngon phải nhớ tới người trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao vất vả…
+ Khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người tạo nên thành quả.
*) Vậy vì sao “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây” (1 điểm).
- Vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ, thậm chí cả máu xương để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta.
+ Công ơn của cha mẹ…
+ Thầy giáo, cô giáo…
+ Những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong…
+ Rồi công nhân, kỹ sư, bác sĩ…
- Nhớ ơn vì đây là truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam tự bao đời: “Uống nước nhớ nguồn”.
*) Hiểu vấn đề như thế chúng ta phải hành động như thế nào? (1 điểm).
+ Phong trào đền ơn, đáp nghĩa : Phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ gia đình thương bình – liệt sĩ.
+ Thương yêu, kính trọng cha mẹ, thầy cô…
c- Kết bài (1 điểm).
- Bài học quý giá từ câu tục ngữ : Không có thành quả nào lại không phải đánh đổi sức lao động, mồ hội, xương máu.
- Thái độ : Trân trọng, giữ gìn.
Lưu ý : Đối với bài văn giải thích : lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu, giữa các phần, các đoạn cần có liên kết./.:D
 
Top Bottom