K
kienconktvn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
mình post bài này với 1 thắc mắc như sau, xuất phát từ 1 câu trong đề đại học 2014. và cũng khiến nhiều học sinh cảm thấy lúng túng khi gặp phải.
cụ thể bài toán có đề cập đến "giá trị cực tiểu của gia tốc" và theo đáp án Bộ đưa ra thì "giá trị cực tiểu của gia tốc" sẽ nằm ở biên dương
Về mặt toán học:
ta đã biết gia tốc là 1 đại lượng vec tơ được học ở lớp 10 môn Toán.
mình nhớ không nhầm thì định nghĩa vec tơ gồm có 3 đại lượng: phương, chiều và độ lớn!
hoàn toàn không có khái niệm "giá trị của gia tốc".
vậy nếu phải đi so sánh 2 gia tốc với nhau ta phải so sánh cái gì ngoài độ lớn (độ lớn của gia tốc chính là mô đun của gia tốc đó)??? đi so sánh phương và chiều của nó sao???
kết luận: nếu phải so sánh 2 gia tốc ta chỉ có thể so sánh mô đun của nó tức độ lớn gia tốc.
Về mặt vật lý:
gia tốc ở đây ta đang xét là gia tốc của 1 chất điểm dao động điều hòa.
bản chất của nó là chuyển động vậy ta cần chọn gốc tọa độ và phương chiều.
tạm chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, ở đây xuất hiện thêm 2 khái niệm biên âm biên dương.
theo ý kiến của mình gia tốc đạt cực đại khi vận tốc đạt cực tiểu và ngược lại. vậy nó cực đại khi nằm ở 2 biên, kể cả biên âm và biên dương. và đạt cực tiểu khi qua vị trí cân bằng.
nhưng ý kiến khác lại dựa vào phương trình x,v,a trong dao động điều hòa:
ta có a = -w^2 x
nên họ nói gia tốc cực tiểu khi ở biên dương tức lúc này x = A. thế vào được a = -w^2 A.
vậy nếu tính theo cách này thì gia tốc đạt cực đại khi ở biên âm tức x = -A và thế vào công thức ta được a = w^2 A.
và có kết luận như trên.
mình cho ý kiến này rất sai lầm kể cả về phương diện toán học và vật lý:
toán học: như đã nói muốn so sánh 2 đại lượng gia tốc chỉ có thể so sánh độ lớn của nó tức mô đun, mà mô đun của 1 vec tơ >= 0 vậy min của nó phải bằng 0, max phải bằng
w^2 A
vật lý: ta phải hiểu các phương trình x,v,a thể hiện toàn bộ quá trình dao động điều hòa của 1 chất điểm. dấu "trừ" mà ta thấy trong phương trình "chỉ thể hiện chiều của đại lượng đó đang ngược với chiều dương mà ta đã chọn" hoàn toàn không thể lấy đó mà đem đi so sánh cực đại, cực tiểu như ở trên" rồi gán cái khái niệm "giá trị gia tốc" mà đi so sánh.
PS: mình cho thêm 2 cái ví dụ như sau: lấy O làm gốc tọa độ trục dương Ox.
1 chất điểm A chuyển động thẳng đều theo chiều dương với vận tốc 5m/s
1 chất điểm B chuyển động thẳng đều ngược chiều dương với vận tốc 100m/s
hỏi chất điểm nào chuyển động nhanh hơn?
ta nói ngay là B. nhưng nếu đưa cái khái niệm "giá trị vận tốc" nằm trong phương trình chuyển động thì ta có vA = 5m/s, vB = - 100m/s và phán A chuyển động nhanh hơn B vì 5>-100
ví dụ 2:
1 chất điểm A chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với a= 5m/s^2
1 chất điểm B chuyển động chậm dần đều chiều dương với a= -100m/s^2
hỏi chất điểm nào có độ biến thiên vận tốc lớn hơn tức đang so sánh gia tốc.
bình thường ta nói ngay là B.
nhưng nếu đem cái khái niệm "giá trị gia tốc" thì A mới là đáp án vì 5>-100
Kết luận: ở trên mình phân tích vấn đề theo ý kiến chủ quan của mình, mọi người có thể tham khảo và cho ý kiến. xin nhắc lại hoàn toàn không có cái khái niệm gọi là "giá trị gia tốc" kể cả về mặt toán học và vật lý.
1 đại lượng, 1 khái niệm về vật lý khi đưa ra đều có ý nghĩa về mặt vật lý, nhưng ở đây cái khái niệm mà người ra đề đưa ra hoàn toàn không có 1 ý nghĩa gì cả hay nói 1 cách khó nghe là nó rất nhảm nhí mà người ra đề đã đưa ra.
cụ thể bài toán có đề cập đến "giá trị cực tiểu của gia tốc" và theo đáp án Bộ đưa ra thì "giá trị cực tiểu của gia tốc" sẽ nằm ở biên dương
Về mặt toán học:
ta đã biết gia tốc là 1 đại lượng vec tơ được học ở lớp 10 môn Toán.
mình nhớ không nhầm thì định nghĩa vec tơ gồm có 3 đại lượng: phương, chiều và độ lớn!
hoàn toàn không có khái niệm "giá trị của gia tốc".
vậy nếu phải đi so sánh 2 gia tốc với nhau ta phải so sánh cái gì ngoài độ lớn (độ lớn của gia tốc chính là mô đun của gia tốc đó)??? đi so sánh phương và chiều của nó sao???
kết luận: nếu phải so sánh 2 gia tốc ta chỉ có thể so sánh mô đun của nó tức độ lớn gia tốc.
Về mặt vật lý:
gia tốc ở đây ta đang xét là gia tốc của 1 chất điểm dao động điều hòa.
bản chất của nó là chuyển động vậy ta cần chọn gốc tọa độ và phương chiều.
tạm chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, ở đây xuất hiện thêm 2 khái niệm biên âm biên dương.
theo ý kiến của mình gia tốc đạt cực đại khi vận tốc đạt cực tiểu và ngược lại. vậy nó cực đại khi nằm ở 2 biên, kể cả biên âm và biên dương. và đạt cực tiểu khi qua vị trí cân bằng.
nhưng ý kiến khác lại dựa vào phương trình x,v,a trong dao động điều hòa:
ta có a = -w^2 x
nên họ nói gia tốc cực tiểu khi ở biên dương tức lúc này x = A. thế vào được a = -w^2 A.
vậy nếu tính theo cách này thì gia tốc đạt cực đại khi ở biên âm tức x = -A và thế vào công thức ta được a = w^2 A.
và có kết luận như trên.
mình cho ý kiến này rất sai lầm kể cả về phương diện toán học và vật lý:
toán học: như đã nói muốn so sánh 2 đại lượng gia tốc chỉ có thể so sánh độ lớn của nó tức mô đun, mà mô đun của 1 vec tơ >= 0 vậy min của nó phải bằng 0, max phải bằng
w^2 A
vật lý: ta phải hiểu các phương trình x,v,a thể hiện toàn bộ quá trình dao động điều hòa của 1 chất điểm. dấu "trừ" mà ta thấy trong phương trình "chỉ thể hiện chiều của đại lượng đó đang ngược với chiều dương mà ta đã chọn" hoàn toàn không thể lấy đó mà đem đi so sánh cực đại, cực tiểu như ở trên" rồi gán cái khái niệm "giá trị gia tốc" mà đi so sánh.
PS: mình cho thêm 2 cái ví dụ như sau: lấy O làm gốc tọa độ trục dương Ox.
1 chất điểm A chuyển động thẳng đều theo chiều dương với vận tốc 5m/s
1 chất điểm B chuyển động thẳng đều ngược chiều dương với vận tốc 100m/s
hỏi chất điểm nào chuyển động nhanh hơn?
ta nói ngay là B. nhưng nếu đưa cái khái niệm "giá trị vận tốc" nằm trong phương trình chuyển động thì ta có vA = 5m/s, vB = - 100m/s và phán A chuyển động nhanh hơn B vì 5>-100
ví dụ 2:
1 chất điểm A chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với a= 5m/s^2
1 chất điểm B chuyển động chậm dần đều chiều dương với a= -100m/s^2
hỏi chất điểm nào có độ biến thiên vận tốc lớn hơn tức đang so sánh gia tốc.
bình thường ta nói ngay là B.
nhưng nếu đem cái khái niệm "giá trị gia tốc" thì A mới là đáp án vì 5>-100
Kết luận: ở trên mình phân tích vấn đề theo ý kiến chủ quan của mình, mọi người có thể tham khảo và cho ý kiến. xin nhắc lại hoàn toàn không có cái khái niệm gọi là "giá trị gia tốc" kể cả về mặt toán học và vật lý.
1 đại lượng, 1 khái niệm về vật lý khi đưa ra đều có ý nghĩa về mặt vật lý, nhưng ở đây cái khái niệm mà người ra đề đưa ra hoàn toàn không có 1 ý nghĩa gì cả hay nói 1 cách khó nghe là nó rất nhảm nhí mà người ra đề đã đưa ra.
Last edited by a moderator: