Toán 12 Giá trị của f(0).

Kaito Kidㅤ

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
16 Tháng tám 2018
2,350
5,150
621
20
Hanoi University of Science and Technology
Hải Phòng
THPT Tô Hiệu
Cách của mình nghĩ không biết có tối ưu không vì nó hơi dài :p, bạn cứ tham khảo thử nhé :)
Gọi hàm số đó là: [tex]f(x)=ax^3+bx^2+cx+d[/tex]
Do nó đi qua $A;B;C$ nên ta có hệ:
[tex]\left\{\begin{matrix} & a+b+c+d=1 (1)& \\ & 8a+4b+2c+d=4 (2)& \\ & 27a+9b+3c+d=9 (3)& \end{matrix}\right.[/tex]
Đường thẳng qua $AB;BC;CA$ có phương trình lần lượt : $y=3x-2; y=5x-6, y=4x-3$
Phương trình hoành độ của $f(x)$ với đường thẳng $AB$: $ax^3+bx^2+(c-3)x+d+2=0$
$x=1;x=2$ là 2 nghiệm của PT này, ta chia lược đồ Hoocne :
upload_2021-8-13_16-41-40.png
Vậy hoành độ của $M$ là: [tex]x_M=\frac{-3a-b}{a}[/tex]
Tương tự với 2 TH kia ta có: [tex]x_N=\frac{-4a-b}{a};x_P=\frac{-5a-b}{a}[/tex]
Theo đề: [tex]x_M+x_N+x_P=5\Leftrightarrow -17a-3b=0[/tex]
Vậy giải hệ [tex]\left\{\begin{matrix} & a+b+c+d=1 (1)& \\ & 8a+4b+2c+d=4 (2)& \\ & 27a+9b+3c+d=9 (3)& \\ &17a-3b=0 &\end{matrix}\right.[/tex]
Có:
upload_2021-8-13_16-45-52.png
Vậy $f(0)=d=-18$ chọn B
 

Lê.T.Hà

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng một 2019
1,047
1,805
236
Bắc Giang
Đã thất học :<
Nhìn tọa độ đặc biệt của 3 điểm A, B, C (đều thuộc [tex]y=x^2[/tex]) thì mình nghĩ tới ý tưởng [tex]y=f(x)[/tex] cắt [tex]y=x^2[/tex] tại 3 điểm A, B, C nên [tex]f(x)-x^2=a(x-1)(x-2)(x-3)\Rightarrow f(x)=x^2+a(x-1)(x-2)(x-3)[/tex]
Khi đó hoành độ M là nghiệm:
[tex]f(x)=3x-2\Leftrightarrow x^2-3x+2+a(x-1)(x-2)(x-3)=0\Leftrightarrow (x-1)(x-2)[1+a(x-3)]=0[/tex]
[tex]\Rightarrow x_M=\frac{3a-1}{a}[/tex]
Tương tự với N, P. Sau đó cộng lại được 5, dễ dàng tìm a
Mình nghĩ thế này khối lượng tính toán sẽ giảm đi 1 lượng khổng lồ
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Quan sát của bạn trên là hay rồi, nhưng có một cách để gọn hơn nữa:

Tổng hoành độ $x_M + x_N + x_P = (x_M + x_A + x_B) + (x_N + x_A + x_C) + (x_P + x_B + x_C) - 2(x_A + x_B + x_C)$

Ở đây các bộ hoành độ của $(M, A, B), (N, A, C), (P, B, C)$ là các nghiệm của pt với đường thẳng nên tổng các nghiệm của pt, theo định lý Vi-ét, chỉ phụ thuộc vào hệ số trước $x^2$ hay có giá trị bằng $-\dfrac{b}a$ (hoặc nếu tinh mắt hơn thì có thể thấy nó bằng ba lần hoành độ điểm uốn)

Thay số vào, tìm ra $\dfrac{b}a = -\dfrac{17}3$. Vậy là ta thu được pt còn lại của hệ pt đầu lời giải @KaitoKidaz :D
 
Top Bottom