Văn Gía trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
20
Đắk Lắk
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gía trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau
'' Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Gía trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau
'' Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Có biện pháp so sánh và nhân hóa đều giúp đoạn thơ thêm sinh động, gần gũi
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Bài này khá hay, bạn tham khảo nhé!

- Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

_ Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.
_ Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.
+ Thiên nhiên vũ trụ là cái phông, cái nền cho con người xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

_ Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.
_ Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
_ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…

nguồn: hocvanlop9
 

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
20
Đắk Lắk
Bài này khá hay, bạn tham khảo nhé!

- Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

_ Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.
_ Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.
+ Thiên nhiên vũ trụ là cái phông, cái nền cho con người xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

_ Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.
_ Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
_ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…

nguồn: hocvanlop9
viết bài mình viết như trên luôn à bạn, trong bài thi á? Vì câu này 4 điểm lận
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
các biện pháp tu từ mà có nhân hóa à bạn?
Đúng rồi bạn, biện pháp nhân hóa là một biện pháp tu từ nhé
Biện pháp tu từ gồm: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.
viết bài mình viết như trên luôn à bạn, trong bài thi á? Vì câu này 4 điểm lận
Mình nghĩ bài này đã khá đầy đủ. Nhưng nếu có thể thì bạn có thể thêm những suy nghĩ, cảm nhận khác của bạn vào trong bài viết.
nhưng câu này mà 4 điểm á bạn? Mình thường thấy dạng phân tích giá trị biện pháp tu từ kiểu này trong phần đọc hiểu thôi. Kiểu như "Viết đoạn văn phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau..."
Còn nếu là 4 điểm thì đề bài sẽ yêu cầu phân tích cả bài thơ hoặc là 3-4 khổ đó bạn
 
Top Bottom