

GDCD lớp 9, ôn thi cuối HK2
Bài 12:
Bài 12:
Nội dung bài học:
1. Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa1 nam và nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận.
2. nghĩa của tình yêu chân chính1. Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa1 nam và nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận.
- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân
- Tình yêu chân chính là điều kiện giúp vợ chống chung sống lâu dài và xây dựnggia đình hoà hợp, hạnh phúc.
II. Quy định của pháp luật
1. Nguyên tắc:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ pháp lýcho hôn nhân của mọi công dân Việt Nam (không phân biệt dân tộc, tôn giáo)
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình.
2. Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân:
a. Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở
b. Cấm kết hôn:
- Người đang cớ vợ, có chồng
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh mãn tính....)
- Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng con dâu; mẹ vợ con rể; bố dượng con riêng của vợ, mẹ kế con riêng của chồng
- Giữa những người cùng giới tính.
Thủ tục kết hôn:
- Đăng kí kết hôn UBND phường, xã
- Đượng cấp giấy chứng nhận kết hôn.
3. Quan hệ giữa vợ và chồng:
- Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
- Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
* Trách nhiệm của công dân và học sinh:
- Thái độ nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân
- Không vi phạm pháp luật về hôn nhân
- HS cần hiểu nội dung và ý nghĩa luật hôn nhân gia đình
- Thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã hội.
Bài 14: * làm bài tập là chủ yếu *
1. Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì ;b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình ;
c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình ;
d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất ;
đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình ;
e) Trẻ em cộ quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.
Trả lời
Ý kiến đúng: (b), (đ), (e)
Những ý kiến trên đều đúng quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ bố mẹ.
2. Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây ?
a) Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước ;
b) Xin làm hợp đồng tại Qáàc cơ sở sản xuất kinh doanh ;
c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công ;
d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.
Trả lời
Hà mới 16 tuổi, do đó Hà chỉ có thể tìm việc làm bằng hai cách:
- (b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- (c) nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.
3. Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động ?
a) Quyền được thuê mướn lao động ;
b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề ;
c) Quyền sở hữu tài sản ;
d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp ;
đ) Quyền sử dụng đất;
e) Quyền tự do kinh doanh.
Trả lời
Quyền lao động là các quyền: (b), (d), (e).
4. Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao :
a) Lao động là hoạt động sử dụng sức ỉao động để tạo ra thu nhập.
b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.
Trả lời
Em đồng ý với ý kiến (b): bởi vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhăm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
5. Để trớ thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần phải làm gì ?
Trả lời
Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để chuẩn vị hành trang bước vào đời.
Bài 15:
1. Vi phạm pháp luật:
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hình sự
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm kỉ luật
3. Trách nhiệm pháp lí:
Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân , tổ
chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải
chấp hành những biện pháp bắt buộc
do nhà nước quy định.
4. Các loại trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỉ luật
ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
- Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục ngườivi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thức tôn trong và chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật.
- Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân.
5. Trách nhiệm của công dân:
- Chấp hành nghiêm chỉnh HIến Pháp và pháp luật.
- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật.
Bài 17:
1.Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước CHXHCNVN.2. Bảo vệ tổ quốc bao gồm:
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện chính sách hậu phương
quân đội.
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
3. Trách niệm của HS:
- Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức.
- Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, vận động người khác làm nghĩa vụ quân sự.