GDCD GDCD lớp 11 - Hàng hóa

Nguyen Gia Lap

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
82
43
134
19
Cần Thơ
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Hãy trình bày và phân tích hai thuộc tính của một loại hàng hóa mà em biết

Mọi người giúp mình với hu hu, ngày mai là phải nộp rồi :(
- Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất... Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..
Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.
Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
- Giá trị
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: "Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác".
Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.
Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg thóc), vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

-----------------
Hmmmm.
Cái này là có trên mạng khá nhiều rồi đó
Mình lấy nguồn trên mạng nha!
 
  • Like
Reactions: Junery N

Nguyen Gia Lap

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
82
43
134
19
Cần Thơ
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
- Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất... Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..
Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.
Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
- Giá trị
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: "Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác".
Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.
Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg thóc), vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

-----------------
Hmmmm.
Cái này là có trên mạng khá nhiều rồi đó
Mình lấy nguồn trên mạng nha!
Chào bạn, mình đã hiểu khá rõ về 2 giá trị này nhưng vẫn chưa thể phân tích cụ thể về một loại hàng hóa :( Bạn có thể trả lời chi tiết hơn không, chứ mình cũng đã search mạng khá nhiều trước khi đăng bài lên đây :(
 

Empe_Tchanz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng mười 2017
651
654
156
Thái Bình
Chào bạn, mình đã hiểu khá rõ về 2 giá trị này nhưng vẫn chưa thể phân tích cụ thể về một loại hàng hóa :( Bạn có thể trả lời chi tiết hơn không, chứ mình cũng đã search mạng khá nhiều trước khi đăng bài lên đây :(

VD kiểu Một cái áo có giá trị 200.000 VNĐ, giá trị sử dụng là để mặc cho đẹp. Kiểu vậy vậy á cậu?
 

Nguyen Gia Lap

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
82
43
134
19
Cần Thơ
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Giá trị trao đổi là không đề cập đến tiền tệ, còn giá cả là giá trị trao đổi khi quy ra tiền tệ
 
Top Bottom