GDCD LỚP 10

Jennylynh

Học sinh
Thành viên
25 Tháng năm 2017
36
14
31
24
Huế - Việt Nam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai biết giúp mình với mình cần gấp lắm ạ
1. Nêu vai trò của triết học? Trình bày quan niệm thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về vấn đề cơ bản của triết học.
2. a) Nêu khái niệm vận động? Cho ví dụ
b) Nêu các khái niệm sau: Mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Giúp mình hết tất cả các câu này đúng với nha tại vì các câu này là bài kiểm tra 1 tiết của mình.
JFBQ001660702027AJFBQ001660702027A
 

chuottuiuc2002@gmail.com

Học sinh
Thành viên
29 Tháng sáu 2013
39
23
26
1. Nêu vai trò của triết học?
-Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Trình bày quan niệm thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về vấn đề cơ bản của triết học.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức. Con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức có trước, vật chất có sau; ý thức quyết định vật chất. Con người không ó khả năng nhận thức thế giới khách quan.
2. a) Nêu khái niệm vận động? Cho ví dụ
- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
vd: một người đang chạy bộ trên đường (vận động cơ học)
b) Nêu các khái niệm sau: Mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
-Mâu thuẫn:
mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
-Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng khác nhau.
-Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
-Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự tác động, bài trừ, gạt bỏ , chống đối và phủ định lẫn nhau.
lý thuyết của thầy mình vậy, không biết có phù hợp với bạn không?
 
Last edited:
Top Bottom