[GDCD 8] Học kì 2

T

thieukhang61

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi: Từ khi thành lập nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? Nêu nội dung mỗi Hiến pháp?
(Khó là câu nêu nội dung này, mình không hiểu phải nêu cái gì chẳng lẽ phải nêu hết cả một trăm mấy chục điều của mỗi bản, bốn bản là gần 600 điều! Nên mình nhờ các bạn giúp)
 
L

leduc22122001

Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp. Cụ thể như sau:

- Hiến pháp năm 1946, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946;

- Hiến pháp năm 1959, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959;

- Hiến pháp năm 1980, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980;

- Hiến pháp năm 1992, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992 (Được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội);

- Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013.
 
L

leduc22122001

1/ Hiến pháp 1946 quán triệt 3 nguyên tắc:
- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
- Đảm bảo các quyền lợi dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân
Hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, nhưng so với tình hình và nhiệm vụ Cách mạng mới, nó cần phải được bổ sung, sửa đổi. Với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng đất nước tạm thời bị phân chia thành làm 2 miền. Nhiệm vụ Cách mạng trong giai đoạn mới này là xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
2/ Hiến pháp 1959 :
Trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 1 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 1/ 4/ 1959, bản dự thảo được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Ngày 1/ 12/ 1959, Quốc hội đã thống nhất thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1/ 1/ 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.
Hiến pháp 1959 gồm có lời nói đầu và112 điều, chia làm 10 chương. Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp được xây dựng theo mô hình hiến pháp XHCN. Nó là bản Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta.
3/ Hiến pháp 1980 :
Sau thắng lợi của chiến dịch mùa xuân 1975, nước ta hoàn toàn độc lập, là điều kiện thuận lợi đưa cả nước quá độ lên CNXH.
- Ngày 25/ 4/ 1976 tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước. Ngày 25/ 6/ 1976 đến 3/ 7/ 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên quyết định sửa đổi Hiến pháp 1959. Sau thời gian thảo luận, Quốc hội khoá 6 tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/ 12/ 1980 đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
- Hiến pháp 1980 bao gồm lời nói đầu, 147 điều, chia làm 12 chương. Hiến pháp 1980 là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước,. Tuy còn nhiều nhược điểm, nhưng hiến pháp 1980 là cái mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến của nước ta.
4/ Hiến pháp năm 1992:
Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều qui định của Hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước phát triển, tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986, Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật : có những nhận thức mới, đúng đắn về CNXH, vạch ra những chủ trương, chính sách mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng và văn minh.
5/ Hiến pháp năm 2013
Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
 
Top Bottom