GDCD GDCD 7

Uyên_1509

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng ba 2018
588
191
86
19
Nam Định
THCS Hải Phương
1upload_2018-5-14_21-18-16.png

2, a,bảng trang 56 sgk GDCD 7
 

Attachments

  • upload_2018-5-14_21-18-54.png
    upload_2018-5-14_21-18-54.png
    9 KB · Đọc: 63
Last edited:
  • Like
Reactions: besttoanvatlyzxz

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1.
  • Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
  • Chức năng của môi trường :
- Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người.
- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
2.
  • Bộ máy nhà nước gồm 4 cấp :
- Cấp trung ương.
- Cấp tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương )
- Cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh )
- Cấp xã ( phường, thị trấn )
  • Phân công bộ máy nhà nước như sau :
- Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân, đó là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Các cơ quan xét xử : Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã ) và các Tòa án quân sự.
- Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã ) và các Viện kiểm sát quân sự.
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bộ máy nhà nước :
* Quốc hội :
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của nhân dân.
* Chính phủ :
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
* Hội đồng nhân dân :
- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
* Ủy ban nhân dân : tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
* Tòa án nhân dân : bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
* Viện kiểm sát nhân dân: bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
 

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
1.Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Chức năng của môi trường:
+ Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
+ Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
+ Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
+ Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
2. – Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
– Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
Phân công bộ máy nhà nước như sau :
- Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân, đó là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Các cơ quan xét xử : Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã ) và các Tòa án quân sự.
- Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã ) và các Viện kiểm sát quân sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bộ máy nhà nước :
+Quốc hội :
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của nhân dân.
+ Chính phủ :
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
+ Hội đồng nhân dân :
- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+Ủy ban nhân dân : tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
+ Tòa án nhân dân : bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Viện kiểm sát nhân dân: bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
 
Top Bottom