Thân biến dạng có 3 loại: Thân mọng nước, Thân củ và Thân rễ. Cách phân biệt như sau:
-Thân biến dạng thành rễ hoặc củ thường phình to ra và nằm trong đất.
-Cây có thân biến dạng thành thân mọng nước thì thường có gai và bên trong đặc hoặc có rất nhiều nước. Một số cây nhiều khi không có lá khi ở vùng khô cằn. Trong thân có chất diệp lục nên hầu như đều màu xanh.
Ngoài ra còn một loại thân biến dạng nữa mà tớ muốn giới thiệu với các bạn:
Thân hình nón, hình đĩa:
Mặt dưới mang rễ phụ, mặt trên thân mang các lá xếp úp lên nhau, chứa chất dự trữ. Các cây hành, tỏi, hẹ, layơn, hoa thuỷ tiên đều có thân hành. Thân hành dùng để nhân giống trong sinh sản dinh dưỡng.
Thân củ có hai loại:
Thân củ hình thành trên mặt đất như củ su hào, có màu xanh vì chứa diệp lục.
Thân củ hình thành dưới mặt đất như củ khoai tây. Mỗi củ khoai tây do một cành cây phát triển thành.
Thân rễ phồng lên chứa các chất dự trữ, trên rễ có: đất, các lá mỏng, hình vảy, màu nâu nhạt. Ở nách vảy có các chồi. Thân rễ khác rễ là không có chóp rễ, do nó là dạng thân ngầm dưới đất. Các cây dong, gừng, riềng... là thuộc loại thân rễ.