gấp lắm ạk. ạ giỏi văn thỳ júp e nhák. hạn chế xài văn mẫu!!! e sắp thi hk2 rùi. tks mn trc' ạk

  • Thread starter min_nhok_kool_boy_vip
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 1,409

M

min_nhok_kool_boy_vip

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

đề 1: ca dao có câu : "bầu ơi thương lấy bí cùng
tuy rằng khác giống nhưg chug 1 jàn"
em hãy jải thjk câu ca dao trên
đề 2: em hãy chứng minh câu tục ngữ:
"một cây làm chẳng nên non
ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
đề 3: tục ngữ có câu: "uống nước nhớ nguồn". em hãy chứng minh
tks mn nhìu nhìu ạk:)
 
T

thaonguyenkmhd

bạn dựa vào đây mà làm nha!!

đề 1:Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
 
T

thaonguyenkmhd

đề 2: Ca dao VN được người xưa đúc kết lại thành những chân lí sống một cách rẩt tinh tế và sâu sắc. Những ai yêu mến ca dao cổ của VN có lẽ sẽ đều yêu thích cái cách thể hiện không cầu kì, không bóng bẩy mà lại rất giản dị của ca dao. Mỗi câu ca là một bài học, một kinh nghiệm, một chân lí sống. Nó khiến mỗi ai khi cất tiếng đọc lên sẽ đều phải ngậm ngùi, suy nghĩ về bản thân, về cách sống của chính mình. Một trong những vấn đề mà ca dao đề cập đến nhiều đó là sức mạnh của sự đoàn kết. Đây không còn là vấn đề xa lạ gì đối với chúng ta nữa tuy nhiên để hiểu được cái ý nghĩa của đoàn kết thì quả thực là không phải ai cũng biết.
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Câu ca dao tuy không cầu kì về hình thức nhưng lại mang giá trị gợi hình rất lớn. Một cây lẻ loi không thể làm nên được núi rừng bao la nhưng nếu có nhiều cây gộp lại thì sẽ làm nên được rừng núi lớn. Người xưa đã đúc kết qua câu ca dao một chân lí sống: Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công, sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu, biết đoàn kết lại thì sẽ làm nên được sức mạnh lớn lao. Con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết,đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải đồng sức đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ các đời vua Hùng, hay như việc chống giặc phương Bắc, nhân dân ta đã biết cùng nhau đứng lên đấu tranh đánh giặc. Các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân đồng lòng nhất trí theo vua, làm theo sự chỉ huy của tướng lĩnh để đánh thắng giặc ngoại xâm. Hay như chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 là một mốc son lịch sử chói lọi ,sự đoàn kết của nhân dân, của tướng lĩnh đó là cùng nhau đẽo cọc, ngày đêm đóng cọc trên sông để đánh tan quân thù. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Còn biết bao cuộc khởi nghĩa khác nhau như Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Một mình LL sẽ không thể nào đánh đổ được quân giặc với hàng nghìn tên mà phải có sự hỗ trợ của nghĩa quân, sự ủng hộ trợ giúp của nhân dân mới làm nên chiến thắng. Trong lịch sử tất cả các cuộc khởi nghĩa ta đều giành chiến thắng. Vậy có được chiến thắng ấy là do đâu? Đó là do sức mạnh của sự đoàn kết mà thôi! Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, sự đồng lòng của dân tộc còn thể hiện qua hai giai đoạn lịch sử chông pháp và chống Mĩ. Hơn một thế kỉ phải chống chọi với hai cường quốc hùng mạnh, khó khăn nhiều mà gian khổ cũng nhiều. Nhưng chính lúc ấy đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau, là sợi dây thắt chặt tình cảm đoàn kết, sự chung sức chung lòng. Miên Bắc nghe theo tiếng gọi của miền Nam, sinh viên, học sinh, rời khỏi giảnh đường đại học để cùng nhau đầu quân chiến đấu. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc công tiếc của, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở thức ăn ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe chạy qua...tích cực làm các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân,... Đoàn kết tạo nên một động lực giúp con người gắn lại với nhau, là cái gốc của sự yêu thương và đùm bọc.
Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức ở khắp mọi nơi, sôi nỏi và tự nguyện. Khi một vùng bị thiên tai lũ lụt, gặp khó khân cả về vật chất và tinh thần, thì cả nước lại đứng lên ủng hộ. Vật chất ủng hộ đôi khi chỉ là cái bóng mà nấp sau cái bóng ấy là sự đồng cảm, lòng yêu thương của mỗi người. Nhiều tổ chức đã xây dựng quỹ vì người nghèo được các nhà hảo tâm, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ. Những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được giúp đỡ. Quỹ vì trẻ em chất độc màu da cam, quỹ trái tim cho em, đều lần lượt ra đời. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà ý nghĩa cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm, của mọi người đói với mỗi đứa trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, và trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, thể hiện sự đoàn kết của nhân dân VN đối với đòng loại. Đây là những hành động và việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đoàn kết là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Trong văn học có rất nhiều câu ca dao thể hiện sức mạnh đoàn kết giữa con người với con người.
"Lá lành đùm lá rách"
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
Hay như Bác dã từng viết và khuyên dạy chúng ta phải đoàn kết bởi đoàn kết tạo nên sức mạnh khiến mọi việc đều thành công. Lời dạy ấy luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi con người, mang một ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc>
"Đoàn kết, đoán kết, đại đoàn kết
thành công, thành công, đại thành công.
Đoàn kết là một nét đẹp truyền thông của người VN. Bản thân mỗi con người không những phải giữ gìn mà còn phải phát huy truyền thống đó.
 
T

thaonguyenkmhd

đề 3:Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
 
Top Bottom