Sinh [Event 2019] Vòng 2 - Tôi nói lên quan điểm của mình

Status
Không mở trả lời sau này.

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VÒNG 2: Talkshow – Tôi nói lên quan điểm của mình.
- Đây là chủ đề liên quan đến sinh học nhưng có giá trị nhân văn, các ý kiến khác nhau đưa ra. Yêu cầu đội tham gia chơi trình bày rõ quan điểm của team mình và lập luận giải thích

- Quan điểm của các đội thi được public. Điểm sẽ được tính: 50% giám khảo : 50% lượt bình chọn

- Thang điểm tối đa
Điểm giám khảo50 điểm
Điểm bình chọn
+ lượt bình chọn nhiều nhất50 điểm
+ lượt bình chọn nhiều thứ hai40 điểm
+ lượt bình chọn nhiều thứ ba30 điểm
+ lượt bình chọn nhiều thứ tư20 điểm
[TBODY] [/TBODY]
- Thời gian
  • 20h ngày 24.7.2019 câu hỏi vòng 2 được mở.

  • 24h ngày 27.7.2019 dừng nhận trả lời câu hỏi vòng 2 qua hội thoại. Các thành viên gửi trả lời câu hỏi vòng 2 về hội thoại với @HMF Sinh học với tiêu đề: Event 2019 - Vòng 2 - Team...

  • 20h ngày 28.7.2019 phần trả lời của các đội được @HMF Sinh học public ngay dưới topic

  • 20h ngày 4.8.2019 đóng bình chọn, BTC cùng các thành viên trong ban giám khảo bắt đầu làm việc
Lưu ý:
- Đội thi không tham dự vòng 1 vẫn có quyền được tham gia vòng 2. Kết quả điểm cuối cùng là tổng điểm 2 vòng thi
- Các thành viên trong đội kêu gọi bình chọn trên trang cá nhân, chèn link dưới chữ ký. Nghiêm cấm hành vi inbox qua hội thoại hoặc gửi link lên trang cá nhân các thành viên khác kêu gọi bình chọn. Phát hiện gửi ngay về hội thoại với @HMF Sinh học với tiêu đề: Event 2019 - Vi phạm. BTC sẽ thưởng nóng cho thành viên phát hiện sai phạm và huỷ trực tiếp kết quả vòng 2 của đội thi đó.
- Thông tin sử dụng trong phần trả lời của các đội thi cần chính xác, ghi rõ nguồn nếu sử dụng hoặc tham khảo từ các trang web. Sai phạm BTC sẽ trừ điểm theo mức độ
- Đây là một cuộc thi của SÁNG TẠO và KHÁC BIỆT. Hãy làm cho phần trả lời của đội mình thật độc lạ, đầy đủ thông tin nhưng không kém tính chính xác. Đó chính là những yếu tố làm nên phần trả lời tốt.

Lời cuối cùng, chúc tất cả may mắn. :)

#BTC
Thắc mắc và câu hỏi khác vui lòng đặt tại topic sau: https://diendan.hocmai.vn/threads/event-2019-the-world-of-biology.758501/
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 22 - NHANH NHƯ CHỚP
Muốn trả lời được câu hỏi này thì ta phải nghĩ đến điều đầu tiên là trong thế giới sinh vật luôn có sự khống chế sinh học. Khống chế sinh học là hiện tượng loài này phát triển số lượng sẽ hãm sự phát triển của loài khác. Khống chế sinh học tạo ra trạng thái cân bằng số lượng của quần thể. Cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Các bạn biết đó, môi trường không phải là có hết cho tất cả sinh vật. Cơ chế cân bằng được thực hiện theo 2 phương thức:
+ Điều hòa khắc nghiệt: Là điều hòa gây ảnh hưởng rõ rệt lên mức tử vong của quần thể, thông qua các hình thức như tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau. Bên dưới là hình ảnh minh hoạ cho chúng ta thấy, môi trường bị biến đổi làm mất đi nguồn thức ăn dẫn đến việc những chú gấy Bắc Cực phải ăn thịt lẫn nhau để sống sót.

95a13b18-54a6-4f9c-b1f2-afba15df1671-jpeg.123654

+ Điều hòa mềm dẻo: Là điều hòa ảnh hưởng tới mức sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư thông qua các hình thức như một loài có khả năng tiết chất hóa học để ức chế sự sinh trưởng của cá thể khác xung quanh, một số loài giảm sức sinh sản do bị ức chế vì mật độ quần thể quá cao, một số loài tăng mức xuất cư khi nguồn sống giảm.
Đó là sự khái quát của cơ chế cân bằng sinh học. Những ngày gần đây ta đọc báo sẽ xuất hiện những tin tức như phát hiện dịch bệnh này, dịch bệnh khác, hạn hán, lũ lụt, sóng thần xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đọc những tin tức này ta có thể ngay lập tức sẽ nghĩ đó là sự khống chế sinh học (cơ chế cân bằng sinh học). Thực chất không hoàn toàn đúng 100% đâu! Cũng 1 phần đúng bởi vì nhờ đó mà giảm số lượng loài, đưa về mức cân bằng. Bạn cứ tưởng tượng khi số lượng con người quá nhiều, thì làm sao có đủ thức ăn, thức uống, môi trường sống. Bằng chứng là ở châu Phi nhiều người thiếu thức ăn trầm trọng và môi trường sống khó chịu. Các trẻ em này bị suy dinh dưỡng nặng, bệnh tật, thiếu thốn,…tất cả được tóm gọn lại bầng một bức ảnh sau:

120317hha03.jpg


Nhưng…..không phải dùng cách có chút tàn nhẫn đó để mà cân bằng dân số đâu. Ta có thể dùng cách như kế hoạch hóa dân số (mỗi gia đình chỉ đẻ 2 con) ở Việt Nam. Ta phải hiểu rõ rằng “mục đích” của dịch bệnh không phải vì sứ mệnh “cao cả” của tự nhiên đâu, thực chất chúng sẽ tiêu diệt toàn bộ loài người nếu không ngăn chặn và phòng ngừa chúng. Quan trọng hơn nữa, việc chết do hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu hoàn toàn do hành động thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường gây ra, hình ảnh trong thực tế đã công kích và phản ánh mãnh liệt giúp chúng ta nhận thức được những gì thiên nhiên ban tặng và bây giờ đã bị con người hoàn đáp lại như thế nào… thật đáng sợ phải không mọi người…

1_130833.jpg


Và từ khí bị ô nhiễm đó đã gây ra hiệu ứng nhà kính, gây ra một hiện tượng và ảnh hưởng đến toàn cầu, gây ra vô số thảm kịch đã và đang xảy ra đối với không chỉ mỗi cá nhân mà là toàn bộ nhân loại đang tồn tại trên Trái Đất, tổ tiên chúng ta nếu được tiến tới để xem thế giới hiện tại thì chắc hẳn họ sẽ rất kinh ngạc và khiếp sợ những gì môi trường họ được sống và bây giờ nó đã bị thay đổi khủng khiếp đến mức nào !

hieu-ung-nha-kinh-la-gi-3.jpg


Tuy vậy vẫn có dấu hiệu đáng mừng là những nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, sáng chế những phương pháp phòng ngừa và chữa bệnh. Nó giúp ta sống tốt hơn, ngăn ngừa bệnh tật và ngăn chặn những căn bệnh có thể phá hủy cả thế hệ hiện nay và tương lai. Nếu không có những thành tựu trong ngành y tế, chúng ta làm sao có thể sống thọ, và một điều rất nghiêm trọng là tỉ lệ người chết đi sẽ nhiều hơn người được sinh ra, làm đảo lộn trật tự tháp dân số. Vì thế việc ấy không phải là đi ngược lại với tự nhiên, không chỉ thế mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái và mật độ dân số nữa. Những thành tựu nổi bật phòng ngừa bệnh dịch như các loại thuốc đặc trị, các biện pháp ấn tượng,… Những hình ảnh sau sẽ giúp chúng ta hình dung về một trong số đó:
d129552b-d9c8-41d8-8bfd-c610a5bddd84-jpeg.123658

(Thuốc kháng sinh)
d259a3a7-5e7b-4643-9f81-3234e4070725-png.123659


Trên ta đã thấy được các mặt của vấn đề này, vậy tiếp theo ta có nghĩ rằng chúng ta đang đi ngược lại thiên nhiên hay không ? Chúng tớ nghĩ rằng hoàn toàn không, thiên nhiên đang tiếp diễn, đáp trả lại những gì con người chúng ta tác động lên. Chúng ta giảm đi được dịch bệnh, chúng ta sáng chế ra các loại thuốc ngăn ngừa mọi loại virus,… Nhưng ý thức chúng ta, hành động của chúng ta vẫn không thay đổi, vẫn vứt rác, đốn rừng,… thì chính thiên nhiên sẽ trả lại bằng sóng thần, băng tan,… dần dần là huỷ diệt tất cả những gì con người tạo dựng được.
Vậy thì chúng ta phải làm gì bây giờ ? Muốn tồn tại và phát triển, không chỉ cố gắng cho mỗi chúng ta, dân số chúng ta tăng cũng đồng thời tăng cùng là diện tích rừng được phủ xanh, ý thức được nâng cao, cải tạo hoàn toàn lại tất cả môi trường tự nhiên,… Thiên nhiên như một người bạn thân của con người vậy, luôn đi cùng với nhau, đôi bạn cùng tiến thì mới thành công tốt được !
 
Last edited:

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 23 - THE THREE TSUEUP
Trái Đất- ngôi nhà chung của hàng trăm triệu loài động vật, thực vật,…và con người. Mỗi loài hiện giờ đều có một số lượng và một nơi ở nhất định và đều đang sống rất hòa hợp. Thế nhưng thế giới hiện nay đang phải đối mặt với một hiện trạng nhức nhối, đó là tỉ lệ gia tăng tự nhiên rất cao, cao hơn so với các thập kỉ trước. Trước vấn đề gia tăng dân số như vậy thì hậu quả là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến môi trường, con người và các loài vật khác… Song song với đó là những loại dịch bệnh vẫn luôn hoành hành, cướp đi mạng sống của rất nhiều người, từ đó mà khoa học đóng góp cho sức khỏe, ý tế luôn ghi nhận thành công. Liệu dịch bệnh đó có phải là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể người và các thành tựu khoa học đó có đang đi ngược lại với tự nhiên hay không?
Được hiểu một cách ngắn gọn đó là tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử trong mỗi năm, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới hiện nay đang tăng đến một mức báo động, cao hơn rất nhiều so với những năm trước đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Vậy nguyên nhân là do đâu? Do trong tư tưởng của mỗi người dân vẫn còn những hủ tục lạc hậu, quan niệm phong kiến lỗi thời, không có kế hoạch hóa gia đình,…. Nhưng tại sao, chúng ta phải nghiêm trọng hóa vấn đề nên thế? Bạn biết đấy, với một số lượng cá thể con người tăng đột biến, có thể nơi ở của chúng ta không thể nào chứa nổi hết, bắt buộc chúng ta phải xâm phạm lãnh thổ của các loài vật khác khiến chúng phải rời bỏ nơi mà tổ tiên đã bao đời ở và làm mất cân bằng sinh thái. Hơn thế, việc con người càng ngày càng đông dẫn đến nhu cầu cung cấp lương thực cũng vô cùng lớn, điều đó dẫn tới việc săn bắn các con thú rừng để làm thức ăn, phá hoại đốt rừng làm nương làm rãy, gây ra những đồi trọc và hàng loạt những thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất,…Thậm chí, việc gia tăng này còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiễm môi trường, rác thải con người thải ra vô cùng lớn cộng với việc khí thải các khu công nghiệp thải ra,....ngày càng khiến Trái Đất của chúng ta kiệt quệ vì mất hết tài nguyên mà còn bị làm bẩn tới mức không thể nào chấp nhận được. Có lẽ con người chúng ta đã nhận thức ra được vấn đề nó nghiêm trọng tới mức nào rồi, nhưng chúng ta có thể làm gì được bây giờ, chúng ta hoàn toàn ở thể bị động….
Trước tình hình ấy, con người chúng ta lại còn đối mặt với bao nhiêu dịch bệnh nguy hiểm, nó đã cướp đi mạng sống của bao nhiêu người trên thế giới, khiến cho dân số con người trên thế giới giảm xuống đột ngột. Nếu nhìn vào vấn đề này, sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trong số đó, lại có người lầm tưởng rằng đó chính là sự trừng phạt của tự nhiên lên con người, đang cố gắng hết sức để giảm đi số lượng con người trên Trái đất. Tại sao lại là lầm tưởng, vì dịch bệnh không tự nhiên mà có, nó được sinh ra từ sự bẩn thỉu hiện nay của môi trường, từ rác thải, từ khí thải, từ mọi thứ mà vi khuẩn có thể sống được,….hơn thế nữa, sinh tử vốn là một vòng tròn quy luật bất biến của cuộc đời mỗi con người. Chúng ta có sinh ắt sẽ có tử, đó là điểu khó tránh khỏi, tự nhiên theo lẽ thường, chẳng qua dịch bệnh sẽ làm chúng ta chết nhanh hơn mà thôi.
Vì vậy nên việc phát triển các dịch vụ y tế cũng không thể nào được coi là đi ngược lại tự nhiên được.Tại sao? Việc này là 1 việc vô cùng tốt đối với con người, giúp con người chống được bệnh tật chứ không phải giúp cho con người trở nên bất tử, nó cứu giúp mạng sống con người theo một cách nhân đức,…..còn nếu nói là trái ngc với tự nhiên chỉ khi nó giúp chúng ta tăng tỉ lệ gia tăng tự nhiên, điều đó hoàn toàn vô lí. Hơn nữa, con người sống ắt có lúc tử: vì cho dù có khoa học thì con người ta vẫn luôn được sinh ra, lớn lên, vẫn có bệnh, già yếu đi, rồi vẫn sẽ có lúc phải chết. Y tế không thể nào giúp chúng ta sống mãi được Hơn hết, chúng ta thử tưởng tượng nếu không có các thành tựu khoa học về sức khỏe, y tế thì con người sẽ như thế nào, có còn có thể tồn tại đến bây giờ hay không?
Tóm lại, việc gia tăng dân số quá mạnh đã không mang lại cho chúng ta sự no đủ bình yên mà con đe dọa đến sự sống của nhiều loài khác và Trái Đất. Ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, thiếu thốn đủ thứ,…đang ngày càng đè nặng lên đôi vai của những người đi sau- thế hệ của chúng ta,… Vì vậy nên việc cất thiết cần phải làm là gì? Ý thức con người là chính, chúng ta cần phải hiểu rằng hậu quả của việc gia tăng vô cùng nghiêm trọng để mà có những giải pháp phù hợp. Hơn nữa, cũng không nên quên tuyên truyền các kĩ năng cần thiết về về kế hoạch hóa gia đình của mọi người,….Và một điều quan trọng cần thiết nữa, chúng ta phải quan tâm hơn đến môi trường và sự sống của các loài sinh vật khác. Chúng ta phải biết cứu rỗi những gì chúng ta đã gây ra trước khi quá muộn, phải bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và ngôi nhà chung của chúng ta- Trái Đất .
Mặc dù có khá nhiều người không có ý thức nhưng vẫn có những người biết quan tâm đến môi trường sống và xã hội, họ biết rõ việc gia tăng dân số quá mạnh sẽ không mang lại cho chúng ta sự bình yên mà còn đe dọa sự sống con người, họ cùng nhau làm những việc từ nhỏ để có một xã hội tốt đẹp hơn. Là một học sinh, chúng ta cần làm những việc dù nhỏ hay lớn nhưng cũng có thể góp phần nào đó cho tương lai sáng lạn.
------------HẾT-----------------
 
Last edited:

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI TEAM 19 - WE ARE ONE
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy vào năm 2015 dịch bệnh Ebola bùng nổ, số người chết và mắc bệnh tăng lên rất cao và năm 2010 ở Nga số người chết đã tăng lên con số 55 nghìn người. WHO dự tính đến năm 2080 số lượng người tử vong sẽ tiếp tục tăng 6-7%. Liệu đó có phải là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người hay không thì trước tiên ta hãy đề cập đến vấn đề dân số. Vậy dân số là gì? Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, một châu lục hay toàn cầu.
. Hiện nay, dân số và kế hoạch hóa gia đình là vấn đề đang và được quan tâm trên toàn bộ thế giới. Vấn đề dân số đó bắt đầu được nhìn nhận từ một bài toán cổ ‘Đó là một câu chuyện….kinh khủng biết nhường nào”. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ. Nó sẽ thú vị và đầy bất ngờ hơn nữa nếu bạn liên hệ giữa 1 câu chuyện trong kinh thánh.Lúc đầu trên Trái Đất chỉ có hai người( A Đam và Ê Va ). Cho tới năm 1995 dân số trái đất là 5,63 tỉ so với bài toán cổ con số này xấp xỉ ở ô thứ 33 của bàn cờ. Năm 2015 trái đất là 7 tỉ,nó đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ.
Khi dân số quá đông nó sẽ giống như đột nhiên bạn được tặng rất rất nhiều kẹo, nhiều đến nỗi căn nhà của bạn không thể chứa nổi nữa và bạn sẽ phải tìm ra cách để khắc phục số lượng âý. Một sự liên tưởng khá thú vị phải không?
Theo Wikipedia Dân Số Thế Giới cho biết:
“Dân số thế giới là tổng số người sống trên Trái Đất. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2018, dân số trên Trái Đất ước tính khoảng 7,7 tỉ người.
Thế giới mất 200 nghìn năm lịch sử để dân số đạt tới mức 1 tỷ người; và chỉ mất 200 năm để đạt tới mức 8 tỷ người.
Dân số thế giới bắt đầu tăng lên từ cuối giai đoạn của căn bệnhCái chết Đen (Black Death) hoành hành vào khoảng năm 1400. Cũng có một giai đoạn ngắn dân số giảm đi ở những thời gian khác bởi các dịch bệnh, chẳng hạn ở thế kỷ XVII (xem biểu đồ). Thời gian dân số thế giới tăng nhanh nhất (hơn 1,8%) là vào khoảng thời kì những năm 1950, sau đó là một thời gian dài từnhững năm 1960 cho tới 1970 (xem biểu đồ). Theo bản đồ dân số, dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới những năm 2050. Vào năm 2008, sự gia tăng dân số thế giới đã giảm gần một nửa so kỉ lục là 2,2%/năm, đạt đến vào năm 1963. Số người được sinh ra mỗi năm vào khoảng 134 triệu người, sau khi đạt kỉ lục 163 triệu vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, chỉ khoảng 57 triệu người chết mỗi năm, và được dự đoán sẽ tăng lên 90 triệu người vào năm 2050. Kể từ khi số người sinh ra nhiều hơn số người chết, dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 9 tỉ người vào năm2050. Dân số thế giới đạt mức 7.000.000.000 người vào ngày 10 tháng 4 năm 2011. Tính đến tháng 7 năm 2013, dân số thế giới ước tính là 7.095.217.980 người. Tính đến tháng 1 năm 2017, dân số thế giới chạm ngưỡng 7,5 tỉ người.”
Một con số và khoảng thời gian khá bất ngờ phải không?
Điều đó đã cho thấy dân số thế giới đã tăng lên một cách chóng mặt. Nếu không có biện pháp khắc phục thì cho đến một ngày nó sẽ giống như câu nói :” Đất đai không sinh them,con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình”.
Còn “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong cá thể người thì cũng chỉ là 1 phần bởi để điều chỉnh cân bằng quần thể con người cũng đã tự và làm ra được cách khắc phục như:
- Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động
- Phát triển giáo dục để tăng nhận thức cho người dân
- Xu thế tăng sinh là quy luật nhân khẩu học tất yếu khi gần sát mức sinh thay thế. Do vậy, cần tiếp tục tập trung đầu tư cho công tác KHHGĐ để duy trì không để tăng sinh bùng phát trở lại ở mức cao, tiến tới ổn định mức sinh thấp và đạt mức sinh thay thế.
- Cần chú trọng đến tình hình tăng sinh trở lại xuất hiện ở những vùng có mức sinh thấp, vùng thành thị, do vậy trong giai đoạn này cần đầu tư trở lại cho các vùng này, không chỉ tập trung đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa như giai đoạn vừa qua.
- Do nguồn lực còn hạn chế, trong giai đoạn này phải tiếp tục tập trung đầu tư cho công tác KHHGĐ, chưa thể tập trung đầu tư dàn trải sang các lĩnh vực khác trong công tác DS-KHHGĐ.
- Tập trung đầu tư cho công tác giáo dục - truyền thông để khắc phục các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan tác động tình trạng tỷ lệ sinh tăng trở lại.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ KHHGĐ, đa dạng hóa các BPTT để có thể cung cấp dịch vụ KHHGĐ tốt nhất đến với mọi người dân.
“Những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới liên tục ghi nhận những thành công, liệu chúng ta có đang đi ngược với tự nhiên?”
Chưa hẳn là như vậy vì điều này sẽ có 2 việc cần phải đề cập đến.
+)Thứ nhất
Càng có nhiều những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe thì chúng ta sẽ suy ra một vấn đề vì sao, từ đâu chúng ta phải đóng góp những thành tựu của khoa học cho sức khỏe?
Câu trả lời đó là do BỆNH.
Từ đâu mà có bệnh?
Do tự nhiên?
Không . Nguyên nhân chẳng phải đâu xa mà từ chính con người.
Thế giới ngày càng phát triển thì lại càng có nhiều phát minh, mỗi phát minh đều mang lại rất nhiều lợi ích tuy nhiên cũng có rất nhiều tác hại. Chẳng hạn như túi NILON:
Nilon là một hợp chất cao phân tử - một loại chất dẻo với những phân tử nặng, siêu dài hợp thành bởi những thành tố nguyên tử tuần hoàn liên tục, được phát minh vào năm 1935 bởi Wallace Hume Carothers, một nhà phát minh người Mỹ - người có hơn 100 bằng phát minh và là tác giả của hơn 50 tài liệu kỹ thuật được phổ biến trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, Carothers đã không được thấy những phát minh khoa học của mình góp phần vào nền văn minh thế giới như thế nào. Ông tự vẫn vào năm 1937, trước khi nó được đưa vào sản xuất.

Ngày 27/10/1938, DuPont - Giám đốc sở hoá học của công ty hóa học DuPont đã đưa nilon vào sản xuất với sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng. Hai năm sau, năm 1940, vật liệu mới này đã tạo ra một làn sóng đáng kinh ngạc khi những đôi tất da chân bằng nilon được bày bán với lượng tiêu thụ lên tới con số 5 triệu đôi trong một ngày.

Và cho đến ngày hôm nay thì nilon đã làm thay đổi thế giới. Với ưu điểm mềm, mịn nhưng bền, không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, và đặc biệt, nó có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nên từ lúc ra đời cho đến nay, loại vật liệu này đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình và nhanh chóng phủ sóng hầu hết trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… Chúng ta ngủ trên những tấm ga, dẫm lên những tấm thảm bếp, mặc quần áo hàng ngày, che những chiếc ô khi trời nắng, trùm những chiếc áo mưa khi trời mưa, đi những đôi tất khi trời lạnh và thậm chí cả cái bát ăn hàng ngày cũng có thể được tạo bằng những vật liệu được cấu thành từ những sợi nilon, hay nilon miếng, vật liệu mà chúng ta vẫn quen gọi là nhựa.

Thế nhưng, không phải cái gì được sản xuất từ nilon cũng tốt, có những vật dụng được sản xuất từ nilon đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người. Đó chính là túi nilon.
Ngày nay, đã có hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lông là ô nhiễm trắng.
Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn là:
Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.
Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa.
Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.
Thứ bảy là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay.
Tuy nhiên đó chỉ là 1 trong những phát minh mang lại rất nhiều lợi ích và ngược lại cho thế giới. Có lẽ đó cũng có thể gọi là 1 trong những “cách” để điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể người.
+) Thứ hai
“Con người đang đi ngược lại với tự nhiên”?
Về góc độ sinh học, cơ chế tự nhiên điều chỉnh quần thể người là hợp lý với tự nhiên vì sinh vật gì sinh trưởng ắt cũng phải chết đi.
Tuy nhiên, những thành tựu về khoa học, y tế giúp cho con người có thể sinh trưởng và duy trì nòi giống tốt hơn và không hề đi ngược lại tự nhiên.
Thực tế là khi sinh trưởng thì theo quy luật tự nhiên, cũng phải có sự chết.
Hơn nữa, nếu nhìn góc độ nhân văn thì mỗi mạng sống đều rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới; ai cũng muốn kéo dài tuổi thọ của mình.
Khi một con người vẫn còn sống là gia đình còn hạnh phúc và đất nước còn thịnh vượng, phát triển.
Sự chết là không tránh khỏi nhưng ai cũng phải chấp nhận nếu nó đến với mình vào lúc nào đó.
 
Last edited:

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 04 - THE WINNER
- Theo team em, nó một phần cũng do cơ chế tự nhiên, một phần theo phát triển xã hội, thời kì cổ đại thì sẽ bị dịch bệnh nhiều hơn, nhưng sẽ không có các tệ nạn xã hội, tai nạn, nhưng không được điều trị bệnh, còn thời nay được điều trị bệnh tốt hơn, phương tiện y tế hiện đại nhưng thêm các tệ nạn. Còn thêm ý thức người dân, người ít học thức sẽ sinh nhiều con để có thêm công làm, nhưng hiện nay người học thức cao, tỉ lệ sinh ít lại, gần như cơ chế nhưng là do con người mà ra.
- Những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới liên tục ghi nhận những thành công, tuy nhiên cũng không đi ngược lại với tự nhiên vì khi y tế, máy móc hiện đại phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội cũng vẫn diễn ra nhiều,.... Vì vậy dân số vẫn được duy trì ở mức ổn định.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 06 - SUPER STAR
Việc bị thiệt mạng do thiên tai hay môi trường đúng với quy luật tự nhiên của mỗi loài nhưng chúng ta đúng là đang đi người lại với tự nhiên. Nhưng tất cả đều có lý do cả.
Trước hết con người là 1 động vật bậc cao nhất trong thang tiến hóa có bộ não phát triển cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Để so sánh với các loại động vật thì con người chúng ta tiến hóa hơn hẳn. Bộ não tri phối các hành động, suy nghĩ v.v.v.... Do đó việc chúng ta nghĩ tới việc bảo vệ giống nòi là tốt hơn hẳn so với các động vật bậc thấp khác. Nếu không có sự phát triển của tư duy, của nhân loại để nâng trình độ y tế của con người thì con người cũng giống bao động vật khác sẽ bị điều kiện của môi trường mà dần bị tuyệt chủng.
Do đó chúng ta đã và đang đi người lại với tự nhiên nhưng theo 1 chiều hướng tích cực để cải thiện sự sống và bảo tồn của con người.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 14 - T.C.L
Team đội em đồng tình với quan điểm những thành tựu khoa học y tế KHÔNG đi ngược lại với tự nhiên
Như chúng ta đã biết: Khi số lượng cá thể của một loài động vật tăng vượt khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sẽ dẫn tới sự tự diệt vong. Ví dụ như gà sống trong một khu vực, khi gà sinh sản ra nhiều con thì số lượng sâu, bọ, giun,... sẽ giảm đi. Số lượng cá thể càng tăng thì khả năng cung cấp nguồn sống càng hạn chế. Dẫn đến tình trạng không một cá thể nào vừa với sức chứa của môi trường. Như ví dụ trên, khi thức ăn ít, số lượng gà lại nhiều thì sẽ xảy ra trường hợp không thể kiếm đủ thức ăn, cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm, để phù hợp gà đánh nhau và tự diệt bỏ lẫn nhau. Hay nói cách khác, khi số lượng cá thể của một loài động vật tăng vượt khả năng cung cấp nguồn sống thì sẽ dẫn tới sự diệt vong

Không những thế, số lượng cá thể quá cao cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố khác như: dịch bệnh, thiên tai,..những điều này hướng đến giảm số lượng cá thể loài, đưa về mức cân bằng, đảm bảo ổn định hệ sinh thái. Lấy một ví dụ đơn giản: Khi một đàn hươu sống đông đúc, trong một thời tiết nắng nóng, lượng chất thải sinh ra nhiều sẽ gây ô nhiểm môi trường. Dẫn đến tình trạng hươu sẽ thiếu đồ ăn, rồi tự diệt bỏ lẫn nhau hoặc sẽ nhiễm dịch và chết hàng loạt do không được uống thuốc. Điều này sẽ giảm đi số lượng cá thể loài, đưa về mức cân bằng và đảm bảo ổn định hệ sinh thái.

Tuy nhiên, số lượng cá thể giảm đi quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng tuyệt chủng loài, tốc độ tuyệt chủng loài càng nhanh sẽ tạo ra nhiều khó khăn và phiền toái cho con người. Theo giáo sư Bradley J. Cardinale - Phó giáo sư trường đại học Santa Barbara, California cho biết: Từ 1/3 đến ½ loài trên trái đất sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm tới và tốc độ tuyệt chủng các loài ngày nay thì cao hơn hàng ngàn lần so với trước đây. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng loài là do tàn phá rừng, phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện của các loài ngoại lai đã thay thế vai trò của các loài bản địa. Nghiên cứu của ông cho thấy, sự đa dạng sinh học có ý nghĩa quan trọng cho hệ sinh thái, nó giúp kiểm soát số lượng các loài, phân hủy các vật chất hữu cơ và hấp thụ khí CO2 tốt hơn. Một thí dụ điển hình để chứng minh vai trò của đa dạng loài trong việc kiểm soát số lượng các con vật trong nông nghiệp đó là nghiên cứu trên con bọ rùa. Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ ba thiên địch(bọ rùa, bọ xít và ong kí sinh) này sẽ làm giảm số lượng đáng kể các con rệp vừng so với khả năng tiêu diệt rệp vừng của từng loài. Và tăng năng suất của cây cỏ linh lăng.

Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số thế giới là một trong những vấn đề toàn cầu hiện nay. Ngày nay, khái niệm “con quái vật dân số” hay “quả bom dân số” đã trở nên không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Gọi như vậy phần nào đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về tính nguy hại và cấp thiết, cũng như những áp lực mà vấn đề dân số gây ra cho chúng ta. Theo thống kê cho biết: Dân số thế giới đã bắt đầu tăng lên từ cuối giai đoạn của căn bện “Cái chết đen” hoành hoành vào khoảng năm 1400. Thời gian dân số thế giới tăng nhanh nhất( hơn 1,8%) là khoảng vào thời kỳ những năm 1950, sau đó là một thời gian dài từ 1960 - 1970. Vào năm 2008, sự gia tăng dân số thế giới giảm gần một nửa ký lục là 2,2%/năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 57 triệu người chết mỗi năm, và được dự đoán sẽ tăng lên 90 triệu người vào năm 2050. Dự đoán khoảng năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 9 tỉ người. Chẳng hạn như Trung Quốc do sinh quá nhiều nên phải hạn chế (chính sách một con). Lúc đó Trung Quốc vẫn còn rất đông dân nên thất nghiệp, tệ nạn xã hội tràn lan, các gia đình nghèo phải sinh sống trong các khu ổ chuột, từ đó sinh ra các dịch bệnh, đại dịch,...

Ngoài ra, đại dịch EBOLA cũng là một trong những nỗi kinh sợ của nhân loại. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy dịch bệnh Ebola bùng nổ năm 2015 đã giết chết 11.300 người và hơn 28.500 người mắc bệnh, nắng nóng và khí hậu khắc nghiệt đã lấy đi mạng sống khoảng 55.000 ở Nga năm 2010 ... Dự tính số lượng người tử vong vì thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục tăng 6-7 đến năm 2080. Tuy nhiên, không thể chỉ vì số lượng người tử vong cao đối nghịch với dân số đông đúc mà nói rằng đây là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người được.

Nói đến bệnh tật, không thể không nói đến những thành tựu khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới. Trong nhiều năm qua, những thành tựu khoa học này đã đóng góp rất lớn đến y học thế giới. Chẳng hạn như : Căn bệnh liệt - thường là dấu chấm hết đối với những người bị chấn thương tủy sống: Tổn thương đường dẫn mong manh truyền thông tin từ não đến hệ thống thần kinh của cơ thể để cử động – đồng nghĩa với việc cả đời bệnh nhân sẽ không thể cử động được một cách độc lập. Hậu quả của việc chấn thương tủy sống và liệt đi từ không thể cử động được một chi đến liệt cả tứ chi, không thể cử động được bất kỳ phần cơ thể nào từ cổ trở xuống. Nhưng vào tháng 3/2017 tại Trường Đại học Case Western Reserve, bệnh nhân liệt tứ chi Bill Kochevar đã có thể nghĩ về hành động và thực sự thực hiện được hành động đó lần đầu tiên sau tám năm. Kết quả này có được là nhờ BrainGate 2, một hệ thống gồm một cặp điện cực được cấy vào não của Kochevar liên lạc với một bộ điện cực khác cấy trong cơ cánh tay. Kochevar có thể duỗi cánh tay và cầm nắm đồ vật, một hành động tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi một bộ chỉ dẫn phức tạp từ não đến cánh tay – điều mà những bệnh nhân như anh sẽ không thể thực hiện được nếu không có BrainGate 2. Qua ví dụ trên ta có thể nói rằng : Khoa học là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, và những thành tựu khoa học đóng góp cho y tế, sức khỏe KHÔNG đi ngược lại với tự nhiên.

Trở lại với vấn đề đại dịch EBOLA, nếu không có những khoa học, kỹ thuật đã tạo ra Vắc-xin chống ngừa virus EBOLA thì sao có thể ngăn ngừa được tình trạng đại dịch hoành hành. Con người chúng ta, ai sinh ra cũng sẽ có lúc chết đi, đó là “quy luật tự nhiên” không ai tránh khỏi được. Cũng giống như con người, động vật/sinh vật cũng vậy. Nhưng trên hết, từ xa xưa con người đã ý thức được rằng tính mạng là quan trọng nhất. Khoa học, kỹ thuật sinh ra để phục vụ con người, giúp con người có cuộc sống, sức khỏe,... tốt hơn. Hay nói cách khác, những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe ,y tế thế giới liên tục ghi nhận những thành công cũng KHÔNG bao giờ là đi ngược lại với tự nhiên.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 09 - TĂNG TỐC-SĂM SOI-TÌM TÒI
Đối với động vật, theo cơ chế tự nhiên, bản năng không tự kiểm soát được nên dịch bệnh trở nên ‘’làm chủ’’ có thể diệt vong. Sau đó những cá thể nào còn tồn tại thì có cơ hội sinh sản và phát triển nhờ điều kiện sống dần trở nên thuận lợi ( nguồn thức ăn, nước uống dồi dào, nơi ở rộng rãi,...). Đó chính là ‘’cơ chế cân bằng’’ của tự nhiên.

Con người không theo cơ chế này. Vì con người là động vật cấp cao có khả năng tự làm chủ, có tư duy, lí trí để khắc phục những điểm yếu, những hạn chế và biết khống chế những tác hại, biết sàng lọc, loại bỏ những cái xấu, những nguy hiểm và phát triển cái tốt, những điều thuận lợi. Nên con người không thể làm ngơ trước dịch bệnh khi mà mình có khả năng loại bỏ. Nếu làm ngược lại thì chính là làm trái với đạo đức và luân lí.
:rongcon15:rongcon15

upload_2019-7-27_11-14-6-png.123573


Ví dụ: Đại dịch Ebola, bệnh than, ung thư, HIV/AIDS,…

Con người sinh tồn và phát triển không phải vì số lượng nhiều hay ít mà luôn luôn dùng khoa học - kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm, để tạo mức sống ngày càng cao hơn.

upload_2019-7-27_18-58-0-png.123641

Ví dụ: ''Cách mạng công nghệ 4.0.''
Theo em, đối với con người bệnh, dịch không phải là cơ chế tự nhiên mà bệnh, dịch xuất phát từ chủ quan của con người.

upload_2019-7-27_18-58-11-png.123642

Ví dụ: Vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc,... không hợp lí mà sinh ra dịch, bệnh. :rongcon20

Bởi vì con người là động vật cấp cao không như những loài động vật khác, có trí tuệ, có suy nghĩ.

Con người chúng ta luôn đấu tranh để sinh tồn và phát triển nên con người luôn luôn tìm cách phát minh, sáng chế tìm ra những cái mới, để có cuộc sống mới tốt hơn cuộc sống cũ.
 
Last edited:

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 10 - COLOURS DNA
  • Con người cũng như các loài động vật khác, khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng kéo theo vô vàn những khó khăn trong đời sống: như dịch bệnh, phúc lợi xã hội, giao thông, đất đai, nhà ở,...
Nếu như ở các loài vật khác số lượng cá thể quá mức sẽ dẫn đến tự diệt vong để đảm bảo ổn định hệ sinh thái. Ở quần thể người khi dân số gia tăng sẽ có chính sách dân số nhằm đảm bảo đời sống nhân dân. Nhưng những chính sách này chỉ có tác dụng giảm tỉ lệ gia tăng.

Đỉnh điểm gia tăng dân số thế giới là 2,2%. Và liên tiếp những năm sau đó tuy có dấu hiệu giảm nhưng theo dự đoán dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2050. Theo Liên Hợp Quốc dân số thế giới sẽ đạt mức 9,7 tỉ người vào năm 2050, một con số cao ngất ngưỡng. Theo wikipedia, thế giới mất 200 nghìn năm lịch sử để dân số đạt tới mức 1 tỷ người, và chỉ mất 200 năm để đạt tới mức 8 tỷ người.

Trong những năm gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số đang là 1 bài toán nan giải đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, bởi dân số gia tăng thì tỉ lệ dịch bệnh cũng tăng theo, nền kinh tế - xã hội không đáp ứng các nhu cầu. Dân số tăng là một môi trường thuận lợi để hình thành các dịch bệnh. Các đại dịch lớn như: Dịch MERS năm 2012, Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm 2014-2015,... Chính những đại dịch này đã cướp đi mạng sống hàng triệu người.

Trong tự nhiên, số lượng cá thể quá cao cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố khác những điều này hướng đến giảm số lượng cá thể loài, đưa về mức cân bằng, đảm bảo ổn định hệ sinh thái. Vì thế, dịch bệnh, thiên tai hoàn toàn hợp lý để là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người, giảm bớt dân số thế giới.

  • Nhưng con người là 1 loài động vật cấp cao, sở hữu trí tuệ, chính vì thế không thể khoanh tay trước cảnh tượng này. Với mong muốn níu kéo sự sống, đẩy lùi các dịch bệnh, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiêng cứu cho ra những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới liên và tục ghi nhận những thành công. Không phải loài người mà các loài động vật khác cũng đang ngoi ngóp duy trì sự sống mặc dù có sự tác động của cơ chế tự nhiên, nhưng chỉ có con người mới có thể thực hiện thành công.

Chính những dịch bệnh và sự biến đổi khí hậu là hậu quả mà con người phải gánh chịu, giờ đây đã có khoa học can thiệp và giảm đi đáng kể. Điển hình là những đóng góp về phòng chống bệnh như: Văcxin (năm 1796) , Thuốc gây mê (năm 1846), Cấy ghép tạng (năm 1954),... Cùng với đó là các chính sách về môi trường nhằm đẩy lùi thiên tai và biến đổi khí hậu.

Có lẽ ta sẽ nghĩ rằng việc chống chọi lại các dịch bệnh, biến đổi khí hậu chính là đi ngược với cơ chế sinh học. Nhưng trên thực tế, bất kể sinh vật nào cũng có khả năng sinh tồn bảo vệ và duy trì nòi giống, con người cũng chỉ muốn được sinh sống khoẻ mạnh và dài lâu. Không thể nói ta đang chống lại tự nhiên mà phải nói chính xác rằng con người đang cố gắng thay đổi để hoà hợp với tự nhiên. Dân số thì tăng, chẳng lẽ con người sẽ mãi bị dịch bệnh, thiên tai hoành hành. Trên thế giới những động vật tuyệt chủng nguyên nhân là do không thể thích nghi với thiên nhiên. Con người có trí tuệ, đủ thông minh để nhận ra điều đó và đang từng bước hoàn thiện để sinh sống. Ngay cả với vấn đề gia tăng dân số, thế giới cũng đang từng bước có hướng giải quyết.

Và hãy nhìn xem, hàng loạt những tính mạng được cứu sống nhờ những thành công trong y học. Tháng 12/1954 Bác sĩ Murray đã đi vào lịch sử khi tiến hành thành công ca ghép thận cho hai anh em song sinh Richard và Ronald Herrick. Hiện nay một số người còn sử dụng phương pháp đông xác chờ hồi sinh. Các bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư cũng có thể nuôi hi vọng sống lâu dài. Sự phát triển về y học đã và đang hoàn thiện đời sống con người.

Chính những đại dịch và biến đổi khí hậu - “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể đã thôi thúc con người tạo ra những thành tựu khoa học để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 08 - THIÊN BÁ
Hiện nay tình trạng gia tăng dân số hay số lượng cá thể của một loài động vật tăng vượt khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường đang là vấn đề gây nhức nhối toàn xã hội bởi lẽ nó để lại nhiều hậu quả vô cùng nguyên trong và đặc biệt sẽ dẫn tới sự tự diệt vong. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến số lượng cá thể lại bùng nổ như thế, Trước hết để nói về nguyên nhân gây bùng nổ dân số thì phải kể đến đó chính là sự chệnh lệch lớn về tỉ lệ sinh và tử, tỉ lệ sinh tăng mạnh trong khi đó tỉ lệ tử giảm nhiều, hay một phần là do quan niệm lạc hậu của người dân: trọng nam khinh nữ, nhà càng đông càng vui trong khi tài chính gia đình hạn hẹp, không đủ khả năng nuôi dưỡng mà cung cấp đủ nhu cầu của mỗi người,đó chỉ là hai trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số như vậy. Vậy như thế bùng nổ dân số có ảnh hưởng lớn không? Tác động gì đến sự hình thành và phát triển của quần thề.
Con người tìm ra nhiều cách để bảo vệ cho mạng sống của chính họ và những người xung quanh .Con người cũng như động vật một khi số lượng các cá thể trong quần thể vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường thì sẽ gây ra hiện tượng tử vong .Số lượng các quá thể quá cao đã ảnh hưởng đến các nhân tố khác :cạnh tranh , thiên tai ,bệnh tật ....;hướng đến giảm các thể loài ,đưa về mức cân bằng ,đảm bảo ổn định hệ sinh thái . Đó được gọi là "cơ chế tự nhiên ".
" Thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy dịch bệnh Ebola bùng nổ năm 2015 đã giết chết 11.300 người và hơn 28.500 người mắc bệnh, nắng nóng và khí hậu khắc nghiệt đã lấy đi mạng sống khoảng 55.000 ở Nga năm 2010 ... Dự tính số lượng người tử vong vì thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục tăng 6-7 đến năm 2080.".Đó là ảnh hưởng do sự bùng nổ dân số liên tục tăng trong những năm gần đây .Y tế thế giới ghi nhận những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe.Số lượng các thể con người sẽ không bị giảm mạnh như trước đây và để được như vậy thì mọi người phải cố gắng phòng bệnh ,tạo ra nhiều nguồn cung cấp dinh dưỡng bổ ích ;không phải gây ra sự đau buồn từ nhũng việc ra đi của nhiều người do dịch bệnh ,thiên tai ... Trên là cách để sinh tồn trong tự nhiên này chứ không phải là đi ngược lại tự nhiên.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 03 - XÓM NHÀ LÁ
Như chúng ta đều biết: Khi số lượng cá thể của một loài động vật tăng vượt khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, sẽ dẫn tới sự tự diệt vong. Số lượng cá thể quá cao cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố khác như: dịch bệnh, thiên tai,... những điều này hướng đến số lượng cá thể loài, đưa về mức cân bằng, đảm bảo ổn định hệ sinh thái. Đó là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể chối cãi! Bên cạnh đó, một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề toàn cầu. Một trong những vấn đề toàn cầu được toàn nhân loại quan tâm nhất hiện nay chính là vấn đề: “Dân số”.

Dân số đã và đang là một vấn đề làm các giới chức lãnh đạo các quốc gia, những nhà nghiên cứu về xã hội và mọi người trên khắp thế giới thực sự “đau đầu”. Nhiều người đã gọi những vấn đề toàn cầu trong đó có dân số là một bài toán chưa có cách giải chi tiết và đáp số cụ thể. Chúng ta có thể gọi khái niệm “con quái vật dân số” hay “quả bom dân số” đã trở nên không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Gọi như vậy phần nào đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về tính nguy hại và cấp thiết, cũng như những áp lực mà vấn đề dân số gây ra cho chúng ta. Việc dân số thế giới gia tăng đã làm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề kinh tế xã hội như: tăng trưởng kinh tế, giáo dục, văn hóa, môi trường…

Như một tài liệu đã phân tích: Thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy dịch bệnh Ebola bùng nổ năm 2015 đã giết chết 11.300 người và hơn 28.500 người mắc bệnh, nắng nóng và khí hậu khắc nghiệt đã lấy đi mạng sống khoảng 55.000 ở Nga năm 2010 ... Dự tính số lượng người tử vong vì thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục tăng 6-7 đến năm 2080. Đối với chúng ta, những năm trước dịch bệnh, thời tiết đã lấy đi hàng chục ngàn người trên khắp thế giới. Đó là những con số mang tính ước chừng, có thể trong tương lai có thể sẽ tăng, hoặc có thể sẽ giảm. Nhưng dù có mắc bệnh hay không mắc bệnh, thời tiết khắc nghiệt hay không khắc nghiệt thì chúng ta cũng đều biết quy luật tự nhiên của con người: SINH – LÃO - BỆNH - TỬ. Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật cuộc đời con người mà không ai có thể tránh khỏi, đó cũng là lẽ tự nhiên. Sinh ra, lớn lên trưởng thành, về già, ốm đau bệnh tật, rồi qua đời. Và đó chính là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người.

Nhắc đến bệnh tật, chúng ta không thể không kể đến những phương pháp, những thành tựu khoa học – công nghệ phát triển đã và đang hằng ngày đóng góp cho sức khỏe và y tế. Trong những năm qua, lĩnh vực khoa học-công nghệ của ngành y tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào việc phát triển ngành và quan trọng hơn, từ đó giúp chữa bệnh cho con người, ngăn cho con người mắc phải bệnh. Để minh chứng, tôi sẽ lấy ví dụ về thành tựu về y học đột phá y học thế giới năm 2018: căn bệnh thế kỷ, đó chính là UNG THƯ và "Vắcxin" loại bỏ khối u ở chuột.

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Ung thư thường được điều trị bằng một số kết hợp của xạ trị liệu, phẫu thuật, hóa trị và liệu pháp đích. Cơ hội sống còn phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh khi bắt đầu điều trị. Trẻ em dưới 15 tuổi ở chẩn đoán tỷ lệ sống sót 5 năm ở các nước phát triển trung bình khoảng 80%. Đối với bệnh ung thư ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trung bình năm năm là 66%.

Tháng 1/2018, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford thông báo tìm các bệnh nhân ung thư để thử nghiệm lâm sàng vắcxin ung thư, sau khi họ đã loại bỏ thành công khối u ở chuột. Nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện tiêm "một lượng nhỏ hai chất kích thích miễn dịch trực tiếp vào khối u rắn ở chuột có thể loại bỏ mọi dấu vết ung thư ở động vật, kể cả ung thư di căn". Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 90 con chuột và 87 trong số đó đã được chữa khỏi bệnh ung thư. 3 con chuột còn lại ung thư tái phát tuy nhiên các khối u đã thoái lui sau lần điều trị thứ hai. "Tôi tin rằng loại vắcxin này có thể chữa được mọi loại bệnh ung thư, miễn là nó có thể xâm nhập vào hệ thống miễn dịch của cơ thể", Ronald Levy, giáo sư chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Đấy là một ví dụ của căn bệnh ung thư mà các nhà nghiên cứu đã hàng ngày, hàng giờ tìm ra phương pháp để mong muốn tìm ra một loại thuốc để chữa bệnh cho con người. Sinh – Lão - Bệnh - Tử sẽ không còn tuân theo quy luật nếu có các phương pháp y học như thế chăng? “Dân số” cũng vậy, ngày xưa, nếu con người đã mắc các căn bệnh khó chữa, người ta sẽ không còn trông chờ vào ngành y học nữa mà trông chờ vào số trời. Nhưng khác hoàn toàn điều đó, một kỷ nguyên mới, một thế giới của các ngành khoa học - kỹ thuật đã và đang từng ngày giúp đỡ con người trên toàn thế giới, có thể gọi là cứu sống mạng người. Nhờ có nó mà dân số giảm tỉ lệ tử và ngành y học ngày càng phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta đang đi ngược lại với tự nhiên!

Nhắc lại quy luật tự nhiên về hệ sinh thái: Khi số lượng cá thể của một loài tăng đến một mức nào đó cũng bị các yếu tố tự nhiên kìm hãm và trở về trạng thái cân bằng, còn quy luật tự nhiên về con người: Sinh – Lão – Bệnh - Tử. Hai quy luật này, sinh vật và con người đang đi theo đúng với tự nhiên, cùng với đó thành tựu khoa học - kỹ thuật phát triển và sinh vật, con người vẫn theo đúng với tự nhiên. Đơn giản, chúng ta có thể hình dung rằng sinh vật có thể kéo dài thời gian sinh sống nhờ các phương pháp y học, nhưng không thể nói rằng chúng sống mãi mãi. Sinh vật rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ không còn tồn tại, thay vào đó là những thế hệ tiếp theo. Cũng giống như con người, khi đã mắc bệnh nào đó, ta có thể hoàn toàn chữa trị bằng nhiều phương pháp y học. Có bệnh ta chữa khỏi, có bệnh ta kéo dài 20 năm, có bệnh ta kéo dài 10 năm, nhưng có bệnh chỉ kéo dài 6 tháng. Tại sao? Tại vì đó là quy luật tự nhiên và không ai có thể phủ định sự thật.

Tóm lại, sinh vật và con người đang đi theo quy luật của tự nhiên. Bệnh tật, thời tiết đã và đang đồng hành cùng chúng ta, đang đe dọa chúng ta. Chúng ta phải tin một điều rằng: tự nhiên – không chối cãi. Mặc dù có những phương pháp, những thành tựu khoa học - kỹ thuật nhưng chúng ta vẫn đối diện và chấp nhận sự thật rằng là: CẢ THẾ GIỚI ĐANG SỐNG VỚI “TỰ NHIÊN”!
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 21
Có thể nhận thấy, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp, đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân loại. Những hệ lụy, tai nạn từ chúng đã cướp đi tính mạng của hàng triệu con dân trên khắp địa cầu. Với mức độ nguy hiểm và khó có thể lường trước như vậy được thì một vấn đề đang đè nặng lên chúng ta đó là “ Liệu dịch bệnh, biến đổi khí hậu là những cơ chế của tự nhiên để điều chỉnh số cá thể người khi mà dân số quá đông còn Trái Đất không có dấu hiệu rộng ra? ” Chúng ta đang nghiên cứu khoa học phục vụ cho y tế, sức khỏe và con người. Một câu hỏi được đặt ra đó là “ Phải chăng những việc làm này là đi ngược lại với tự nhiên?”

* Vấn đề đầu tiên đó là “Liệu dịch bệnh và biến đổi khí hậu có phải là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người?”

Con người tồn tại đều trải qua quy luật sinh_ tử và quy luật này đảm bảo sự cân bằng ( cái cũ mất đi cái mới xuất hiện) trong xã hội loài người. Và nhận thấy số lượng dân số tăng chính là do các yếu tố xuất phát từ con người : sự phát triển của cuộc sống, di dân... Nhưng khi dân số tăng cao đi song song với sự phát triển xã hội thì lại đem đến vô số hậu quả . Hãy nhìn vào các bảng số liệu sau:

Lượng CO2 phát thải qua từng thời kì (kể từ thời kì công nghiệp) đang tăng với một tốc độ chóng mặt. Theo thống kê từ wikipedia, năm 2013, Trung Quốc là nước có lượng khí thải ra môi trường đứng đầu trên thế giới( 10540000 kt) với 1/5 lãnh thổ bị ô nhiễm( đất, nước,không khí). Như chúng ta đã biết CO2 là một tác nhân lớn gây nên ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng khí quyển và đẫn đến các căn bệnh về hô hấp,....


Sử dụng dữ liệu địa chất, NASA đã đo được sự bất thường về nhiệt độ toàn cầu, cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,2 độ C kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. (Nguồn NASA).

Khí hậu đang có sự thay đổi khắc nghiệt và bất thường hơn bao giờ hết.



Nước, một yếu tố quan trọng đối với sự sinh tồn của con người nhưng bây giờ nước sạch cũng đang dần cạn kiệt qua từng năm. Và trên thế giới, cứ 6 người thì 1 người thiếu nước sạch. Tức là hiện tại có khoảng hơn 1,2 tỷ người đang rơi vào tình trạng này. Và khi nước sạch không có, những người dân buộc phải xử dụng nguồn nước bẩn bị ô nhiễm. Và đó là môi trưởng vô cùng thuận lợi để dịch bệnh lây lan và phát triển
--->Lượng bệnh dịch trên toàn thế giới tăng kể cả về thời gian diễn ra và mức độ lây lan như dịch Ebola,...
Vậy tại sao lượng nước sạch lại giảm theo từng năm? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, do khí hậu biến đổi, thiên tai, bùng nổ dân số, sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên, quan trọng nhất phải kể đến do sự lãng phí và khai thác nguồn nước quá mức của con người. Những công trình xây dựng, những cuộc khai thác tập trung vào tài nguyên nước quá nhiều, tác động của công nghiệp và ô nhiễm môi trường đã gián tiếp làm hao mòn và cạn kiệt nguồn nước sạch.


Đây chỉ là một vài ví dụ điển hình chứng tỏ tác động của con người đã ảnh hưởng đến khí hậu hiện tại lớn như thế nào.
Thời đại nào cũng có người giàu người nghèo, người đầy đủ điều kiện cuộc sống, người thiếu thốn, những mầm bệnh chưa thể ngăn chặn tuyệt đối vì vậy số lượng dân số tăng -> người bệnh càng nhiều -> số cá thể nhiễm bệnh càng lớn, khiến mầm bệnh có nguy cơ lây lan nhanh chóng và virut gây bệnh có thể phát triển miễn dịch với những thuốc phòng chống, chữa trị khi đi qua các cá thể bệnh. Con người xuất hiện nhiều, điều họ mang đến cho tự nhiên là gì?
Phá rừng, hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, giết hại lẫn nhau... Điều đó gây nên biến đổi khí hậu , tài nguyên suy kiệt bị tàn phá thì những người giàu có đầy đủ điều kiện thì chưa kể đến nhưng những người nghèo , thiếu thốn , yếu ớt ( chiếm số đông trong xã hội) lấy đất ở đâu khi mà bị sạt lở, uống nước ở đâu khi mà nước ô nhiễm chứ ,khi bị bệnh điều kiện có cho phép họ chữa trị không, chưa kể những sinh vật có ích cho con người cũng đang dần tuyệt chủng, hệ sinh thái như vậy thì số người bị bênh tật , tai nạn ,.. tăng lên là phải.Cho đến khi dân số giảm xuống như những năm xa xưa thì nhưng tại nạn, dịch bệnh có còn dừng lại?

Tự nhiên vẫn duy trì, tiếp diễn nhưng còn con người liệu có còn nếu vẫn giữ những ý thức tồi. Mọi thứ chuyển biến xấu đi không 1 thì 2 chúng có do con người biết sử dụng ,hưởng thụ nhưng không bảo vệ, duy trì, cộng sinh.
--> Dịch bệnh và khí hậu khắc nghiệt không phải là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người. Đó thực ra là các tác động của con người gây ra cho tự nhiên.

*Những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới có đang đi ngược lại với tự nhiên?
Trước tiên, đi ngược tự nhiên là gì?
Đi ngược tự nhiên đó là đi ngược lại sự phát triển của tự nhiên, gây mất cân bằng tự nhiên. Chúng ta đi ngược tự nhiên nghĩa là kìm hãm sự phát triển của tự nhiên gây tác động tiêu cực, suy giảm tự nhiên.
Những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới liên tục ghi nhận những thành công to lớn --->Tỉ lệ tử giảm, không chỉ vậy, chúng ta còn có thể nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho chính chúng ta.

+Nhưng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm

+Nghĩa là thực sự trong ngắn hạn, tỉ lệ tử giảm không ảnh hưởng đến việc dân sô tăng với tốc độ nhanh
Nhưng về dài hạn thì sao?
+Với những thành tựu đáng kinh ngạc và tốc độ chóng mặt trong việc nghiên cứu vũ trụ, có lẽ trong vòng một thế kỉ nữa thôi, chúng ta có thể tìm ra và đưa con người đến một hành tinh hoàn toàn mới (như Kepler-452b được tìm thấy năm 2015) để sinh sống, giảm đi tác động của dân số tăng lên.

Chúng ta cũng thấy rằng con người và sinh vật chết đi nhiều vì dịch bệnh, thiên tai sẽ gây mất cân bằng sinh học của Trái Đất ảnh hưởng xấu đến tự nhiên. Liệu đây là điều tự nhiên muốn khi tạo ra chúng ta?
Thế nhưng, những khám phá, nghiên cứu khoa học gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thì chúng ta mới thực sự đi ngược với tự nhiên. Chúng ta đã nghe quá nhiều về việc những loài động vật quý hiếm như tê tê và tê giác vẫn đang bị săn bắn dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng chỉ vì tưởng vây và sừng của chúng là những "thần dược".


--> Nếu con người không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thì khoa học không chỉ không đi ngược lại tự nhiên mà còn cải tạo, tạo điều kiện cho thiên nhiên phát triển.
 
Last edited:

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 11 - DƯƠNG THỊNH ÂM SUY
Theo quan điểm của nhóm mình, "dịch bệnh", "đói kém", "thiên tai",... không phải là các "cơ chế tự nhiên" đề điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể người. Và chúng ta vẫn nên nhớ, con người là một loài "sinh vật đặc biệt" , con người đang là bá chủ của thế giới, vì thế chắc chắn sẽ có khác so với các loài sinh vật khác. Và ở đây, điều khác biệt mà chúng tôi muốn nói tới, việc mà sự phát triển của y học cứu sống hàng triệu người thì đó không phải là điều đi trái ngược với tự nhiên gì cả. Chúng ta thử nghĩ nhé, nếu một loài bá chủ thế giới, phát triển với tốc độ nhanh chóng thì chắc chắn cũng sẽ có thiệt hại nhanh chóng. Hằng ngày, không thậm chí là hàng giờ, hàng phút, hàng dậy có cả trăm, cả ngàn, cả triệu người chết do chiến tranh, do xung đột, do bệnh tật, do thiên tai, do đói kém,...Và nếu không nhờ các biện pháp khoa học và y tế thì có phải con người tương lai sẽ bị "tuyệt chủng". Vậy thì không khác nào con người cũng như các sinh vật khác, rồi cũng sẽ "tuyệt chủng". Lí do mà y học dành cho người lại phát triển hơn y học dành cho động thực vật là như vậy. Bởi lẽ chưa được quan tâm nhiều về y học mà nhiều loài cũng đã tuyệt chủng như khủng long, voi ma mút. Theo một trang mạng thì: "Mỗi giây trên thế giới có 4,2 người được sinh ra và 1,8 người chết đi, theo BBC". Đúng thật tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử rất nhiều. Tuy nhiên, con người ngoài việc phát triển y học để hạn chế tỉ lệ tử thì cũng hạn chế tỉ lệ sinh ở một số nước thông qua "kế hoạch hóa gia đình", đơn cử như Việt Nam. Và mọi người thử nghĩ trên phạm trù đạo đức, liệu chúng ta không áp dụng các thành tựu của y học, khoa học vào cứu người, liệu chúng ta có thể "yên giấc" và nhìn đồng loại của mình ngày càng giảm sút, chết dần chết mòn? Còn những dự đoán về tương lai, như những năm 80 của thế kỉ XXI, số người tử vong vì biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp 6-7 lần hiện tại thì đó chỉ là dự đoán, chẳng ai chắc chắn được điều gì trước.

Nhưng nếu sống nhiều quá sẽ gây ra hiện tượng "chật đất" thì sao? Vì thế mới có hiện tượng "sinh- lão- bệnh- tử". Trong 10 người chết có tới 7 người là chết "thọ", 3 người còn lại là "chết trẻ", "chết yểu". Tính ra, đây có thể nói đúng hơn, đây là "cơ chế điều chỉnh dân số". Vậy nên chúng ta không thể nói tất cả những đại dịch là do tự nhiên sinh tự nhiên diệt.

vấn đề suy giảm cá thể người, đây không phải là cơ chế thay đổi , mà là do chính chúng ta tạo ra cái sự việc này. Hay còn nói cách khác là con người tự đào thải chính con người. Tại sao ? Bởi lẽ nếu chính con người biết cách làm chủ cuộc sống , tiết kiệm tài nguyên hay là kiểm soát những mầm bệnh thì có nhiều cá thể đi chăng nữa vẫn có thể kiểm soát mà không phải bàn đến việc cơ chế thay đổi đó. Con người có 1 vòng tuần hoàn là sinh ra và chết đi, và vì chinh bản thân một số bộ phận trong loài người khiến cho cái tuần hoàn này có những vướng mắc ở giữa ( bao gồm ô nhiễm môi trường , dịch bệnh , v.v ) Thử hỏi , nếu chúng ta biết bảo vệ môi trường từ cốt lõi của nó thì có sinh ra nguồn bệnh không ? chắc chắn là không . Vậy nên việc khí hậu khắc nghiệt , hay dịch bệnh đều không phải là cơ chế thay đổi số lượng.

Có thể tóm lại, "cơ chế tự nhiên" mà điều chỉnh cá thể ở quần thể người là không có, không có bất kì thước đo nào cho cái quần thể đặc biệt này. Chỉ có điều rồi có ngày, có thể trên thế giới này không còn quần thể người nữa nếu "ngày tận thế" có xảy ra. Và việc chúng ta sử dụng thành tựu khoa học, y tế để cứu nhân loại là việc bình thường, đội chúng tôi nghĩ, con người có tham vọng và duy trì sự sống của chính mình, nó không trái tự nhiên. Việc mà trái với tự nhiên là con người đang khai thác tự nhiên không hợp lí, điều này làm thay đổi bản chất của Trái Đất, khiến tuổi thọ của nó ngày càng giảm và ảnh hưởng tới chính quần thể người.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 13 - JUDAS
Để trả lời câu hỏi của bạn tổ chức, nhóm của mình sẽ chia thành hai phần để trả lời

Phần I: Q - Liệu đây có phải cơ chế tự nhiên để điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể người?

A - - Đây chính là cơ chế tự nhiên để điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể người. Trong tự nhiên các sinh vật có mối quan hệ cạnh tranh. Cá thể nào có thể trạng tốt thì sẽ chiếm ưu thế, giành lấy phần lợi. Cá thể nào yếu sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho một cá thể khác.
- Việc virus cụ thể là Ebola lấy đi mạng sống của nhiều người là một “cơ chế tự nhiên”. Những người không biết phòng tránh virus thì sẽ bị mắc bệnh. Người có sức khỏe kém sẽ bị chết. Vị trí để lại của những người chết này sẽ được thay thế bởi những người khỏe mạnh. Từ đó cũng giúp con người tăng ý thức phòng tránh bệnh tật, tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
- Cũng tương tự như vậy với khí hậu nắng nóng. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta đang phá hoại môi trường một cách trầm trọng, làm cho thiên nhiên càng ngày trở nên khắc nghiệt. Nắng nóng khí hậu khắc nghiệt lấy đi mạng sống của chúng ta. Đó là cơ chế tự nhiên. Nhưng cũng từ việc con người chúng ta bị thiên tai lấy đi mạng sống (nguyên nhân xâu xa là do chính chúng ta gây nên) ta sẽ càng thêm trân trọng cuộc sống này hơn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn.
- Như vậy các dịch bệnh, thiên nhiên khắc nghiệt,… là “cơ chế tự nhiên” để điều chỉnh số lượng các cá thể trong quần thể người.

Phần II: Q - Cùng với đó những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khỏe, y tế thế giới liên tục ghi nhận những thành công, liệu chúng ta có đang đi ngược lại với tự nhiên?

A - Theo chúng tôi thì những thành tựu của khoa học đóng góp cho sức khoẻ không hẳn là đi ngược lại với tự nhiên. Bởi vì việc liên tục nghiên cứu ra những phương pháp có ích cho sức khoẻ con người là một cơ chế tự bảo vệ số lượng loài đồng thời cũng là một hành động giúp hoàn thiện sự tiến hoá của nhân loại. Tại sao đây được gọi là cơ chế tự bảo vệ? Chúng ta đều biết rằng khi gặp nguy hiểm từ tự nhiên, hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn các loài động vật, thực vật, côn trùng đều có cơ chế tự vệ cho riêng mình để thích nghi hơn với hoàn cảnh sống như việc lá của cây xương rồng tự phát triển thành gai nhọn để hạn chế sự thoát hơi nước hay những động vật nhỏt sa mạc thường có bề ngoài trông giống ngoại cảnh để tránh thoát đi những kẻ săn mồi. Bạn cho rằng nó là tự sinh ra hay sao? Tất cả mọi thứ đều phải trải qua một quá trình rất dài để tạo ra bản thể hoàn thiện nhất. Chúng ta là con người hơn những loại động thực vật kia ở chỗ chúng ta có bộ não phát triển hơn chúng và đương nhiên chúng ta có cơ chế tự bảo vệ bản nâng cấp hơn là sử dụng trí tuệ để nghiên cứu ra cách chống chịu lại những căn bệnh hiểm nghèo, vượt lên trên những khó khăn mà chúng ta gặp phải. Hãy tưởng tượng thử chúng ta sẽ ra sao khi không có cơ chế tự vệ như thế, không có những thành tựu như vậy. Khi ấy thứ gọi là "cơ chế tự nhiên" sẽ tác động lên chúng ta, gây suy giảm cá thể một cách rõ dệt. Thật đáng sợ làm sao! Về việc góp phần hoàn thiện thêm sự tiến hoá của loài người xin trích ở đây một câu văn của
Gabriel Garciá Márquez "từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, còn người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu" (bản dịch của N.V). Thật vậy, tất cả mọi sinh vật trên thế gian này đều phát triển đều tiến lên có nghĩa là cái mới ra đời thấy thế cái cũ, cái tiến bộ thấy thế cái lạc hậu. Cái mới là gì? Chính là những bản thể tốt hơn sau quá trình chọn lọc tự nhiên. Cái cũ là gì? Là những bản thể trước đó, có thể là những cá thể trong một loài có số lượng quá đông bị loại trừ khi "cơ chế tự nhiên" được thực hiện. Vậy làm thế nào để cái mới được ra đời? Ngoài việc tin vào sức mạnh diệu kì của ADN thì chúng ta cần sự tác động của những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y tế. Bạn đã bao giờ tin rằng một căn bệnh cúm mà hiện tại chúng ta có thể chữa được và không coi nó là một căn bệnh quan trọng đã hoành hành trong quá khứ như thế nào chưa? Năm 1918 khoảng 5% dân số thế giới đã chết vì virus cúm chỉ vì thời đó chưa có phương pháp chữa bệnh. Căn bệnh cúm năm 1918 đó cũng như những căn bệnh dịch Ebola, Mers-CoV đều lấy đi rất nhiều sinh mệnh. Điều đáng mừng là khoa học đã nghĩ ra cách cứu chữa và phòng tránh, nghĩ ra phương pháp tự bảo vệ để số lượng loài không bị giảm quá nhiều. Cơ chế tự nhiên đã tác động lên cơn người, chúng ta trải qua quá trình chọn lọc và thành tựu của khoa học trong lĩnh vực y tế đã hoàn thiện thêm sự tiến hoá của chúng ta.
- Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những nghiên cứu của khoa học trong lĩnh vực y tế đi ngược lại với tự nhiên. Phát triển đi lên cần cái mới và cái mới ra đời cần tới sự hy sinh của cái đã cũ. Vậy những nghiên cứu về việc kéo dài tuổi thọ của con người liệu có thuận theo tự nhiên hay không? Có lẽ là không. Không chỉ ảnh hưởng đến sự cân bằng trong quần xã các sinh vật mà xét trên một bộ phận nhỏ là loài người, việc dân số già lớn gây áp lực rất nhiều lên hệ thống an sinh xã hội. Bởi vì những người quá độ tuổi lao động thì không thể đi làm như những người lao động và khi đó họ trở thành những người cần được nuôi. Xã hội muốn phát triển thì cần những người lao động được vậy khi người quá tuổi lao động nhiều xã hội có phát triển hay không? Chúng ta đều biết câu trả lời là gì.
- Tóm lại những thành tựu của khoa học trong lĩnh vực y tế không hoàn toàn đi ngược với tự nhiên. Mọi thứ tốt hay xấu đều do mục đích mà chúng ta sử dụng. Hãy ủng hộ những nghiên cứu không đi ngược với tự nhiên để hoàn thiện cuộc sống của chính chúng ta.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
BÀI DỰ THI VÒNG 2 - TEAM 24 - THỎ MỘT NẮNG NƯỚNG MUỐI ỚT
......Ở một góc phố, có ba người ngồi chụm lại, người khuyết tật mắt, mặc cái áo cũ rích ướt sũng đưa ra cho hai người kia một cái cốc đựng đầy nước và nói :
......- Với cái trời nắng nóng này, may mà tôi múc được cốc nước tại con sông kia, nước là nguồn sống đấy nhé.
......Một người khuyết tật tai, áo quần rách rưới chả nghe được gì, nhưng hắn đọc khẩu hình rồi cũng đáp:
......- Tôi thì xin được quả táo giống rất ngon rất tốt, ta có cái ăn là có cái sống đây này.
......Người thứ ba áo quần sạch sẽ, gọn gàng hơn bảo:
......- Không, chúng ta sẽ chỉ uống nước cũng có thể cầm bụng, rồi đem quả táo đi trồng nhất định sẽ được nhiều hơn .
......Người khuyết tật tai không muốn uống nước, quyết ăn quả táo thì liền bị đánh, hắn thương tích quá nặng không làm gì được rồi cũng chết đói. Phần hai người kia, họ uống nước cầm bụng và trồng quả táo xuống đất.
------------------
......Bạn biết không , thế giới chúng ta sống đang bị đe dọa:
......Khi số lượng cá thể của một loài động vật tăng vượt khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sẽ dẫn tới sự tự diệt vong. Số lượng cá thể quá cao cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố khác như: dịch bệnh, thiên tai,... Những điều này làm giảm số lượng cá thể của loài, đưa về mức cân bằng, đảm bảo ổn định hệ sinh thái, gọi là trạng thái cân bằng số lượng quần thể. Với quần thể con người cũng vậy, mặc dù năm 2008 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm gần một nửa so với kỷ lục 2,2%/năm nhưng theo bản đồ dân số, dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tới những năm 2050. Thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy dịch bệnh Ebola bùng nổ năm 2015 đã giết chết 11.300 người và hơn 28.500 người mắc bệnh, nắng nóng và khí hậu khắc nghiệt đã lấy đi mạng sống khoảng 55.000 ở Nga năm 2010, ... Dự tính số lượng người tử vong vì thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục tăng đến năm 2080. Đó được xem như “cơ chế tự nhiên” để duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Mặc khác, để thực hiện cơ chế cân bằng quần thể ngoài cơ chế tự nhiên thì chủ động mà nói thường có hai cách: Điều hòa khắc nghiệt thông qua ăn thịt lẫn nhau là cạnh tranh cùng loài và điều hòa mềm dẻo là ức chế sự sinh sản, di cư ,tản cư,… .
......Chúng ta đang thực sự bị đe dọa bởi nguy cơ diệt vong vì “cơ chế cân bằng tự nhiên” này, hàng loạt câu khẩu hiệu, hoàng loạt mục tiêu dự ra chỉ để cứu vãn môi trường sống xung quanh chúng ta. Từ quá khứ: trong thập kỷ 1990, số người chết do thiên tai là 43.000 người/năm, và thập kỷ 1980 là 75.000 người/năm. Đến thập kỷ 2001 - 2010, số người chết do thiên tai trung bình hàng năm là 78.000 người. (theo thống kê Liên Hợp Quốc năm 2010). Nhưng ai trong chúng là người khuyết tật mắt ? Rõ ràng nghe nhưng vẫn như chưa thấy gì sao ? Hay không chịu thấy ?
......Các bạn có biết vì sao người khuyết tật tai không chịu uống nước rồi để phải chết không? Vì hắn nhìn thấy được cốc nước đấy, nó là nước cống, là nước thải đầy váng dầu nhơ nổi bên trên, đầy nhựa nhỏ bồng bềnh trôi nổi, đầy bọt và vàng ố. Hắn không nghe được, nhưng hắn nhìn được và vì hắn là số ít trong xã hội này, và không thắng nổi số đông. Người ta muốn thay đổi cái môi trường đang chết dần nhưng người ta thấy mình nhỏ bé rồi tự mình từ bỏ mất.
......Còn người thứ ba, hắn cũng như hai người kia: hắn khuyết tật não. Nhưng hắn “sạch sẽ và đẹp” nhất nên hắn có tiếng nói. Bạn có nghĩ hắn đợi được đến khi cây táo ra quả không? Hay sẽ chết trước khi cây táo kịp nảy mầm? Và cái kết của câu chuyện tôi không hề nói được vì nó nằm ở tương lai, nơi mà ta chỉ có thể dự đoán rồi “nằm trong chăn cầu mong thay đổi nó“.
......Sau tất cả, tương lai đang rình rập chúng ta vẫn là cái “cơ chế cân bằng tự nhiên”. Để có sự cân bằng phải trả giá bằng sinh mạng. Nhưng nền y học phát triển đã cứu rỗi không biết bao nhiêu sinh mạng, vậy thì phải chăng chúng ta đã đi ngược với “tự nhiên“? Quần thể người hay con người và một sinh vật đặc biệt. Chúng ta có tư duy, có giáo dục, văn hóa và đạo đức. Trên nền tảng xã hội thì mạng sống của con người được đề cao hơn hết, nên việc bỏ mặc cho cái chết thì thật độc ác, người thân, bạn bè, người ta yêu thương và đã yêu thương ta chết đi làm sao ta có thể dửng dưng nói rằng để cân bằng quần thể. Chính vì thế mà y học đã vươn lên. Y học là ngành khoa học nhưng lại phục vụ vì lẽ thường tình của đạo đức, tư duy tình cảm con người. Mặc dù vậy, việc gia tăng dân số thực tế vẫn không ngừng, nên y học xét về mặt bản chất thì nó quả thực đang chống lại cơ chế tự nhiên.
......Bên cạnh đó các tiến bộ khoa học kĩ thuật giúp cải thiện môi. Vậy chỉ cần mức cải thiện môi trường tăng hơn so với mức tăng dân số thì ta sẽ có một môi trường tốt hơn. Nói thì dễ, mức cải thiện môi trường vẫn đang cầm chừng và diễn ra nhỏ lẻ hay yếu ớt làm sao! Thế là mức tăng dân số vẫn “thắng thế”, môi trường sẽ yếu ớt và “sụp đổ”.
......Nếu thuận theo “cơ chế cân bằng tự nhiên” con người sinh ra quá nhiều, bệnh tật, không có y học, để rồi con người chết đi sẽ chẳng có thay đổi nào cả. Vì vậy y học không phản tự nhiên mà còn thống nhất với tự nhiên, cho chúng ta một cơ hội sống để chúng ta cải thiện, để chúng ta thay đổi. Nếu tuân theo tự nhiên để giảm dân số, tức là con người chết đi, tức là sẽ chẳng làm được gì nữa, môi trường đang suy giảm sẽ vẫn suy giảm. Nên y học chính là “phụ kiện” góp phần để chúng ta gián tiếp vào cơ chế cân bằng tự nhiên, cho chúng ta một cơ hội để có thể góp phần cải thiện tự nhiên.
 
Last edited:

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Thông báo bổ sung nội quy bình chọn vòng 2
Qua thời gian mở bình chọn, BTC nhận thấy một số bất cập trong qui định bình chọn dẫn đến một số đội thi có tình trạng "lách luật". Dưới đây là một số bổ sung nội quy, áp dụng chính thức đến hết thời gian mở bình chọn
(nội quy ban đầu không còn giá trị)

1. Việc sử dụng tài khoản ảo để vote

BTC sẽ check ID từng tài khoản, nếu ID trùng nhau sẽ áp dụng:
3 tài khoản có ID trùng nhauTrừ 25% số điểm
> = 5 tài khoản có ID trùng nhauTrừ 50% số điểm
> = 10 tài khoản có ID trùng nhauLoại khỏi cuộc thi
[TBODY] [/TBODY]

2. Việc kêu gọi bình chọn

- Kệu gọi bình chọn trên wall người khác, dẫn link vào wall người khác để kêu gọi bình chọn, hoặc bất cứ thông tin nào có liên quan đến việc bình chọn
=> Trừ 25% số điểm

- Người phát hiện ra bình chọn trên wall, làm phiền người khác
=> Cộng 10% số điểm

- Trường hợp kêu gọi bằng inbox, nếu người nhận inbox báo cáo làm phiền
=> Trừ 75% số điểm

- Trường hợp kêu gọi bằng inbox nhưng người nhận inbox đồng ý, không có ý kiến phàn nàn
=> Không trừ điểm

- Việc chèn link bài viết dưới topic, tag người vào trang cá nhân để kêu gọi bình chọn
=> Không trừ điểm

- Việc nhờ người khác (không cùng team) kêu gọi bình chọn
  • Nếu đúng luật lệ => Không trừ điểm
  • Nếu người không cùng team kêu gọi vi phạm một trong những điều trên => Trừ gấp đôi số điểm phạt
(từ 25% số điểm -> 50%; từ 75% số điểm -> loại)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom