Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Câu hỏi 22: Đây là nhà linh trưởng học, tập tính học và nhân chủng học người Anh và là sứ giả hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Bà được xem là
chuyên gia hàng đầu thế giới về tinh tinh với 45 năm nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và gia đình của tinh tinh hoang dã trong vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania. Sự đam mê này có được từ món quà sinh nhật của cha. Ông đã tặng món quà này cho con gái của mình năm bà ấy bao nhiêu tuổi:
A. 10 tuổi
B. 9 tuổi
C. 4 tuổi
D. 2 tuổi
Ý tưởng của câu hỏi này đến khi mình nhớ lại một cuốn truyện tranh đọc năm lớp 8, của nhà xuất bản Kim Đồng, trong bộ truyện tranh về các Danh nhân Thế Giới mở rộng. Cùng tìm hiểu một chút thông tin về nhân vật này nhé (bài viết được trích từ Kênh 14)
" Sâu trong những cánh rừng nguyên sinh ở châu Phi, có một người phụ nữ da trắng đã dành hơn 50 năm cuộc đời mình để gắn bó với loài tinh tinh. Mọi người có thể quên đi cái tên của bà, Jane Goodall, nhưng chỉ cần nhắc đến "hiệp sĩ rừng xanh" - người đã bỏ cả tuổi thanh xuân của mình để nghiên cứu về loài linh trưởng này, thì không ai không biết tới.
Ở tuổi 80, khi cái khoảnh khắc gần chạm đích cuộc đời cận kề, bà nhớ lại cuộc đời mình và những điều có ý nghĩa trong cuộc đời. Bà không gọi mình là một nhà bảo tồn động vật hoang dã hay một nhà khoa học; Jane Goodall khiêm nhường trong cái tên "người gieo hy vọng".
Không cần những bài thuyết giảng đầy lớn lao vĩ đại, những lời tâm sự mộc mạc, chân thành nhưng cũng đầy ý nghĩa đã chạm đến những tầng sâu cảm xúc của người xem.
Đam mê là chất nền của cuộc sống
Nhiều người đã cho rằng Jane có quyết định sai lầm khi rời bỏ thành phố hoa lệ, rời bỏ gia đình trung lưu của mình để đến nơi rừng xanh hoang vắng. Nhưng không ai ngờ rằng sau ngần ấy năm, người phụ nữ bé nhỏ ấy đã trở thành một nhà khoa học vĩ đại, góp sức mình trong ngành bảo tồn động vật hoang dã và hé lộ những bí mật về cuộc đời tinh tinh, một họ hàng gần gũi của loài người.
Không cần điều gì to tát khi cuộc đời bà đã là một khúc ca của sự quyết tâm và niềm đam mê công việc. Đam mê là chất nền cho cuộc sống của mỗi người. Và nếu có lúc bạn muốn bỏ cuộc vì những khó khăn, hãy nhớ về lí do bạn bắt đầu. Mọi thứ vẫn còn mới mẻ, như con đường nửa thập kỷ mà Goodall đã đi qua.
Gia đình là điểm tựa vững vàng
May mắn cho Goodall khi ngay từ khi còn nhỏ, mẹ bà đã ủng hộ cho ước mơ đến châu Phi và tình yêu dành cho động vật. Ở tuổi lên 10, Goodall đã nhận được sự tôn trọng và động viên cho ước mơ của người mẹ.
"Nếu con thực sự muốn điều gì đó, con phải cố gắng và nỗ lực để giành được điều đó. Tận dụng những cơ hội mà con có và không bao giờ bỏ cuộc".
Suốt cuộc đời mình, Jane đã không ngừng học tập và nỗ lực, nhưng không phải chỉ với kiến thức từ sách vở mà từ kinh nghiệm thực tế, từ những ngày sống chung với bầy tinh tinh. Bà đã lang bạt khắp cánh rừng châu Phi để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề về loài vật này. Là một người không chuyên nhưng với tình yêu cho động vật và đam mê cuộc sống, bà đã thành công.
Mỗi ngày mới đến đều là một cơ hội để chúng ta học tập. Hãy nhìn ngắm thế giới bằng cả đôi mắt và lắng nghe mọi thanh âm của cuộc sống, bạn sẽ có những bài học tuyệt vời trong đời.
Hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt cuộc sống
Jane đã vẽ lên cho người xem thấy một cuộc sống giản dị nhưng đầy hạnh phúc, thứ hạnh phúc chắt lọc từ những điều bé nhỏ giữa nơi rừng xanh hoang vu. Chỉ là một ly rượu vang đỏ, một buổi nói chuyện với bạn bè hay cảm giác đi bộ trong rừng cũng đem lại cho bà hạnh phúc.
Đôi khi, chúng ta cũng mải mê theo đuổi những thứ lớn lao mà quên mất đi những vẻ đẹp cuộc sống quanh mình.
Khi xã hội bị vật chất chi phối
Có lẽ, dù xem chừng phũ phàng, chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, bởi sức mạnh của những giá trị vật chất. Là một nhà bảo tồn sinh học, bà hiểu rõ tác động của việc phá rừng, ngăn đập...nhưng khi sức mạnh của các tập đoàn quá lớn, họ - những chiến sĩ bảo vệ hành tinh thầm lặng không thể làm gì được.
Giữa những lời lẽ thấm thía đó là lời kêu gọi thầm lặng cả thế giới cùng chung tay bảo vệ môi trường sống này.
Một lối sống bền vững hơn cho toàn cầu
Chưa bao giờ, các vấn nạn về môi trường và dân số lại nóng như bây giờ. Là một nhà động vật học, sinh học, Jane hiểu rõ hơn ai hết thế giới đang trải qua những gì. Mong ước của bà là dân số thế giới sẽ suy giảm theo hướng tích cực mà không gây thương vong cho con người.
Đông dân đồng nghĩa với đói nghèo, với nhu cầu sử dụng năng lương cao hơn. Nó sẽ kéo theo những hệ lụy tàn phá môi trường, từ đó khiến trái đất bị bức tử. Hành tinh này sẽ cung cấp đủ cho nhu cầu của con người, chứ không phải sự tham lam vô độ.
Thông điệp bài học cuộc sống, đi kèm với thông điệp bảo vệ môi trường là sợi chỉ xuyên suốt trong câu chuyện của Jane Goodall. Ở nơi nào đó trên hành tinh, vẫn còn có những người đi gieo hy vọng, nhằm mang tới một ngày mai tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại.
......"
chuyên gia hàng đầu thế giới về tinh tinh với 45 năm nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và gia đình của tinh tinh hoang dã trong vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania. Sự đam mê này có được từ món quà sinh nhật của cha. Ông đã tặng món quà này cho con gái của mình năm bà ấy bao nhiêu tuổi:
A. 10 tuổi
B. 9 tuổi
C. 4 tuổi
D. 2 tuổi
Ý tưởng của câu hỏi này đến khi mình nhớ lại một cuốn truyện tranh đọc năm lớp 8, của nhà xuất bản Kim Đồng, trong bộ truyện tranh về các Danh nhân Thế Giới mở rộng. Cùng tìm hiểu một chút thông tin về nhân vật này nhé (bài viết được trích từ Kênh 14)
" Sâu trong những cánh rừng nguyên sinh ở châu Phi, có một người phụ nữ da trắng đã dành hơn 50 năm cuộc đời mình để gắn bó với loài tinh tinh. Mọi người có thể quên đi cái tên của bà, Jane Goodall, nhưng chỉ cần nhắc đến "hiệp sĩ rừng xanh" - người đã bỏ cả tuổi thanh xuân của mình để nghiên cứu về loài linh trưởng này, thì không ai không biết tới.
Ở tuổi 80, khi cái khoảnh khắc gần chạm đích cuộc đời cận kề, bà nhớ lại cuộc đời mình và những điều có ý nghĩa trong cuộc đời. Bà không gọi mình là một nhà bảo tồn động vật hoang dã hay một nhà khoa học; Jane Goodall khiêm nhường trong cái tên "người gieo hy vọng".
Không cần những bài thuyết giảng đầy lớn lao vĩ đại, những lời tâm sự mộc mạc, chân thành nhưng cũng đầy ý nghĩa đã chạm đến những tầng sâu cảm xúc của người xem.
Đam mê là chất nền của cuộc sống
Nhiều người đã cho rằng Jane có quyết định sai lầm khi rời bỏ thành phố hoa lệ, rời bỏ gia đình trung lưu của mình để đến nơi rừng xanh hoang vắng. Nhưng không ai ngờ rằng sau ngần ấy năm, người phụ nữ bé nhỏ ấy đã trở thành một nhà khoa học vĩ đại, góp sức mình trong ngành bảo tồn động vật hoang dã và hé lộ những bí mật về cuộc đời tinh tinh, một họ hàng gần gũi của loài người.
Không cần điều gì to tát khi cuộc đời bà đã là một khúc ca của sự quyết tâm và niềm đam mê công việc. Đam mê là chất nền cho cuộc sống của mỗi người. Và nếu có lúc bạn muốn bỏ cuộc vì những khó khăn, hãy nhớ về lí do bạn bắt đầu. Mọi thứ vẫn còn mới mẻ, như con đường nửa thập kỷ mà Goodall đã đi qua.
Gia đình là điểm tựa vững vàng
May mắn cho Goodall khi ngay từ khi còn nhỏ, mẹ bà đã ủng hộ cho ước mơ đến châu Phi và tình yêu dành cho động vật. Ở tuổi lên 10, Goodall đã nhận được sự tôn trọng và động viên cho ước mơ của người mẹ.
"Nếu con thực sự muốn điều gì đó, con phải cố gắng và nỗ lực để giành được điều đó. Tận dụng những cơ hội mà con có và không bao giờ bỏ cuộc".
Suốt cuộc đời mình, Jane đã không ngừng học tập và nỗ lực, nhưng không phải chỉ với kiến thức từ sách vở mà từ kinh nghiệm thực tế, từ những ngày sống chung với bầy tinh tinh. Bà đã lang bạt khắp cánh rừng châu Phi để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề về loài vật này. Là một người không chuyên nhưng với tình yêu cho động vật và đam mê cuộc sống, bà đã thành công.
Mỗi ngày mới đến đều là một cơ hội để chúng ta học tập. Hãy nhìn ngắm thế giới bằng cả đôi mắt và lắng nghe mọi thanh âm của cuộc sống, bạn sẽ có những bài học tuyệt vời trong đời.
Hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt cuộc sống
Jane đã vẽ lên cho người xem thấy một cuộc sống giản dị nhưng đầy hạnh phúc, thứ hạnh phúc chắt lọc từ những điều bé nhỏ giữa nơi rừng xanh hoang vu. Chỉ là một ly rượu vang đỏ, một buổi nói chuyện với bạn bè hay cảm giác đi bộ trong rừng cũng đem lại cho bà hạnh phúc.
Đôi khi, chúng ta cũng mải mê theo đuổi những thứ lớn lao mà quên mất đi những vẻ đẹp cuộc sống quanh mình.
Khi xã hội bị vật chất chi phối
Có lẽ, dù xem chừng phũ phàng, chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, bởi sức mạnh của những giá trị vật chất. Là một nhà bảo tồn sinh học, bà hiểu rõ tác động của việc phá rừng, ngăn đập...nhưng khi sức mạnh của các tập đoàn quá lớn, họ - những chiến sĩ bảo vệ hành tinh thầm lặng không thể làm gì được.
Giữa những lời lẽ thấm thía đó là lời kêu gọi thầm lặng cả thế giới cùng chung tay bảo vệ môi trường sống này.
Một lối sống bền vững hơn cho toàn cầu
Chưa bao giờ, các vấn nạn về môi trường và dân số lại nóng như bây giờ. Là một nhà động vật học, sinh học, Jane hiểu rõ hơn ai hết thế giới đang trải qua những gì. Mong ước của bà là dân số thế giới sẽ suy giảm theo hướng tích cực mà không gây thương vong cho con người.
Đông dân đồng nghĩa với đói nghèo, với nhu cầu sử dụng năng lương cao hơn. Nó sẽ kéo theo những hệ lụy tàn phá môi trường, từ đó khiến trái đất bị bức tử. Hành tinh này sẽ cung cấp đủ cho nhu cầu của con người, chứ không phải sự tham lam vô độ.
Thông điệp bài học cuộc sống, đi kèm với thông điệp bảo vệ môi trường là sợi chỉ xuyên suốt trong câu chuyện của Jane Goodall. Ở nơi nào đó trên hành tinh, vẫn còn có những người đi gieo hy vọng, nhằm mang tới một ngày mai tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại.
......"