[Even toán 6-7] Học tập vui- Nơi thi đấu

B

braga

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau 1 thời gian , mod toán 6-7 đã quyết định và phân nhóm như sau:

Nhóm 1:

braga
ngobin3
tep1999
truonghandan0210

hocviencsnd


Nhóm 2:
harrypham
izamaek
hpthao_99
0903263006
nguyehuuhuy14112000

Nhóm 3:
soicon_boy_9x
luongduyhai123
ohmygod1999vn
taitutungtien
yubin_cute


Nhóm 4:

tanngoclai
nhoxsoi_kute
callalily
duchuy1999
0973573959thuy

Nhóm 5:
thaonguyenkmhd
minhngoc22041999
conbaodn
kieuhpuong232

I_love_u_forever


Nhóm 6:
mr_cross_fire
hanh99a
hoangoclan_99
phapsubro
vvtuankiet2000


Đã đến giờ, cuộc đấu chính thức dược bắt đầu:D

 
Last edited by a moderator:
B

braga

Chú ý, ai tham gia đấu trường đều phải viết nhóm của mình vào chữ kí:D

Bắt đầu nha:
Nhóm 1 ra đề :

Bài 1: Số [TEX]2^{32}+1[/TEX] có là số nguyên tố không?
 
H

harrypham

Chú ý, ai tham gia đấu trường đều phải viết nhóm của mình vào chữ kí:D

Bắt đầu nha:
Nhóm 1 ra đề :

Bài 1: Số [TEX]2^{32}+1[/TEX] có là số nguyên tố không?

Lời giải bài 1: [Nhóm 2] Bằng cách sử dụng phép tính thông thường (bấm máy do con số không quá lớn), ta có
$$2^{32}+1=4294967297$$
Số này chia hết cho số nguyên tố $641$ (được thương là $6700417$).
Nên $2^{32}+1$ không là số nguyên tố.

Mở rộng. Bài này không thể mở rộng.

P/s: Xin hỏi ai là trọng tài ?
Hơn nữa theo nội quy là các đội phải ra theo đề chứ không phải ra theo bài mà ?




Ra từng bài 1:
 
Last edited by a moderator:
B

braga

Bài 2: Chứng minh [TEX]2^{1995}-1 \vdots 31[/TEX]

Bài 3: Tổng [TEX]\frac{1}{50}+\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+......+[/TEX][TEX]\frac{1}{99}=\frac{a}{b}[/TEX] . Chứng minh [TEX]a \vdots 149[/TEX]

Bài 4: Tam giác $ABC$ cân có $\widehat{A}=100^o$, điểm $M$ nằm trong tam giác sao cho $\widehat{MBC}=30^o, \widehat{MCB}=20^o.$ Tính $\widehat{MAC}$

Bài 5: Cho [TEX]a^2-b^2=4c^2[/TEX]. Chứng minh:

[TEX](5a-3b+8c)(5a-3b-8c)=(3a-5b)^2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

harrypham

Bài 5: Cho [TEX]a^2-b^2=4c^2[/TEX]. Chứng minh:

[TEX](5a-3b+8c)(5a-3b-8c)=(3a-5b)^2[/TEX]

Xơi tái bài này !!
Xin nhắc lại và chứng minh một số hằng đẳng thức (tất nhiên lớp 7 chưa học cái này nên mới cần đến giới thiệuchứng minh)
$$\begin{array}{l} a^2-b^2=a^2-ab+ab-b^2=a(a-b)+b(a-b)=(a+b)(a-b) \\ (a-b)^2=a^2-ab-ab-b^2=a^2-2ab+b^2 \end{array}$$
Lời giải. Ta có $$\begin{aligned} (5a-3b+8c)(5a-3b-8c) & =(5a-3b)^2-(8c)^2 \\ & = \left[ (5a)^2-2 \cdot 5a \cdot 3b + (3b)^2 \right] - 64c^2 \\ & = (25a^2-30ab+9b^2)-16 \cdot (4c^2) \\ & = (25a^2-30ab+9b^2)- 16 (a^2-b^2) \\ & = 25a^2-30ab+9b^2-16a^2+16b^2 \\ & = 9a^2-30ab+25b^2 \\ & = (3a)^2- 2 \cdot 3a \cdot 5b+(5b)^2 \\ & = (3a-5b)^2 \qquad \square \end{aligned}$$
 
T

thaonguyenkmhd

Nhóm 5:
Bài 2: Chứng minh $2^{1995}-1 \vdots 31$

Ta có $2^{1995}-1=(2^5)^{399}-1=32^{399}-1$

Lại có $ 32 \equiv 1 \ ( mod \ 31 ) \rightarrow 32^{399} \equiv 1^{399} \ ( mod \ 31 ) \rightarrow 32^{399} \equiv 1 \ ( mod \ 31 ) \\ \rightarrow 32^{399}-1 \equiv 1-1 \ (mod \ 31 ) \\ \rightarrow 32^{399} -1 \equiv 0 \ ( mod \ 31 ) \\ \rightarrow 32^{399}-1 \ \vdots \ 31$

Vậy $2^{1995}-1 \vdots 31$
 
Last edited by a moderator:
S

soicon_boy_9x

Nhóm 3:
Bài 2:
$\dfrac{a}{b}=\dfrac{1}{50}+\dfrac{1}{51}+\dfrac{1}{52}+...+\dfrac{1}{99}$

$\rightarrow \dfrac{a}{b}=(\dfrac{1}{50}+\dfrac{1}{99})+(\dfrac{1}{51}+\dfrac{1}{98})+...+(\dfrac{1}{74}+\dfrac{1}{75})$

$\rightarrow \dfrac{a}{b}=\dfrac{50+99}{50.99}+\dfrac{51+98}{51.98}+...+\dfrac{74+75}{74.75}$

$\rightarrow \dfrac{a}{b}=\dfrac{149}{50.99}+\dfrac{149}{51.98}+...+\dfrac{149}{74.75}$

Đặt mẫu chung của các số hạng trong dãy là 50.99.51.98.....74.75 và các thừa số phụ là $a_1,a_2,a_3,...,a_{25}$.Ta được

$\dfrac{a}{b}=\dfrac{149(a_1+a_2+a_3+...+a_{25})}{50.99.51.98.....74.75}$

Ta nhận thấy 149 là số nguyên tố mà ở mẫu không có thừa số nào chia hết cho 149 nên ta có khi rút gọn thì a vẫn có dạng 149k với $k \in N*$

$\rightarrow a \vdots 149$

Vậy $a \vdots 149(dpcm)$
 
Last edited by a moderator:
B

braga


Các bài kia đúng hết rồi , câu 4 nhé!!
Bài 4:

picture.php


Vẽ điểm $K$ sao cho $BC$ là đường trung trực của $ MK$. với việc xét 2 tam giác bằng nhau $BMC$ và $BKC$ và $\widehat{A}=100^o$ dễ dàng ta tính được $\widehat{ABK}=70^o \ ; \ \widehat{ACK}=60^o $

Đặt $AB=AB=a$. Ta tính được $\widehat{BKC}=130^o \ \ \ \ \ \ (1)$

Nếu $AK>a$ thì:

- Xét $\Delta AKB$ có $\widehat{ABK}>\widehat{AKB}$ Tức là $70^o>\widehat{AKB}$

- Xét $\Delta AKC$ có $\widehat{ACK}>\widehat{AKC}$ tức là $60>\widehat{AKC}$

$\Rightarrow 130^o>\widehat{BKC}$, trái với $(1)$

Tương tự Nếu $AK<a$ thì $130^o<\widehat{BKC}$, trái với $(1)$

Vậy $AK=a$. Do đó $\Delta ACK$ đều. Từ đó $MC=KC=AC$. Tam giác $ACM$ cân tại $C, \ \widehat{ACM}=20^o$ nên $\widehat{MAC}=80^o$
 
Last edited by a moderator:
H

harrypham

Nhóm 2 ra đề

$\fbox{1}.$ (Dành riêng cho lớp 6) Xét tổng gồm $2008$ số hạng $$S= \dfrac{5}{1.2.3}+ \dfrac{8}{2.3.4}+ \dfrac{11}{3.4.5}+ \cdots + \dfrac{6026}{2008.2009.2010}$$.
So sánh $S$ với $2$.


$\fbox{2}.$ Cho số nguyên dương $n$ sao cho $2^n$ và $5^n$ có chữ số đầu tiên giống nhau. Chứng tỏ rằng số tạo bởi hai số $2^n$ và $5^n$ viết liền nhau có $n+1$ chữ số, trong đó có ít nhất hai chữ số $3$.

$\fbox{3}.$ Cho tam giác $ABC$ có $\widehat{BAC}=50^o, \; \widehat{ABC}=72^o$. Vẽ về phía ngoài tam giác $ABC$ tam giác $BDC$ sao cho $\widehat{CBD}=28^o, \; \widehat{BCD}=22^o$. Tính $\widehat{ADB}$.

$\fbox{4}.$ Tìm một nghiệm của đa thức $f(x)=x^3+ax^2+bx+c$. Biết rằng đa thức có nghiệm và $a+2b+4c= - \dfrac{1}{2}.$

$\fbox{5}.$ Cho tam giác $ABC$ có đường trung tuyến $AM, \; AB=2 \; \text{cm}, \; AC= 4 \; \text{cm}$, và $AM= \sqrt{3} \; \text{cm}$. Hãy tính số đo góc $\widehat{BAC}$, độ dài cạnh $BC$ và diện tích tam giác $ABC$.

$\fbox{6}.$Hỏi có bao nhiêu số nguyên $n$ sao cho $-1964 \le n \le 2011$ và phân số $\dfrac{n^2+2}{n+9}$ chưa tối giản ?
 
C

conbaodn

Giả sử trong hệ thập phân số $2^n$ và $5^n$ có h chữ số và chữ số đầu tiên bên trái của 2 số đó đều là $a(k \ge \ 1 , h \ge \ 2, n \ge \ 2)$. Vì $2^n$ và $5^n$ đều không chia hết cho 2 nên ta có:

$a.10^{k-1}<2^n<(a+1).10^{k-1};

a.10^{h-1}<5^n<(a+1).10^{h-1}$.

Từ đó $a^2.10^{k+h-2}<10^n<(a+1)^2.10^{k+h-2}$(*)

Vì $1\le \ a\le 10$ nên từ (*) có $10^{k+h-2}<10^n<10^{k+h}.$
Suy ra $n=k+h-1$ hay $h+k=n+1$, do đó số tạo bở 2 số $2^n$ và $5^n$ viết liền nhau có $n+1$ chữ số. Thay $h+k=n+1$ vào(*) ta thu được $a^2<10<(a+1)^2$. Từ đó có thể xảy ra $a$=3. Chẳng hạn với $n=5$ thì $2^5=32$ và $5^5=3125$. Như vậy viết $2$ số $2^n$ và $5^n$(Trích TBTHTT)
 
Last edited by a moderator:
C

conbaodn

$\frac{n^2+2}{n+9}
=\frac{n^2-81+83}{n+9}
=n-9\frac{83}{n+9}$
Phân số $\frac{n^2+2}{n+9}$ chưa tối giản khi và chỉ khi $\frac{83}{n+9}$ chưa tối giản, nghĩa là ƯCLN{$83,n+9$} $\not= \ 1$, mà 83 là số nguyên tố nên điều đó xảy ra khi n+9 chia hết cho $83$, trừ giá trị $n=-9$

Đặt $n+9=83k$ với $k \not= \ 0, k \in \ \mathbb{Z}$

Theo giả thiết $-1964 \le \ 83k-9 \ge \ 2011$
hay là $-1955 \le \ 83h \ge \ 2020$
\Rightarrow $-23 \le\ k \le \ 24$
Do $k \not= \ 0$ nên k [TEX]\in \[/TEX] {-23-22-21,...-2,-1} [TEX]\bigcup \[/TEX] {1,2,3,...,24}
hay k có $47$ giá trị, như vậy $n=83k-9$ tương ứng lấy $47$ giá trị.(Trích TBTHTT)
P/S:Theo conbaodn thấy thì vẫn còn 1 số bài có ở TBTHTT


@harrypham: Đây là cuộc thi nên ta nên thi một cách nghiêm túc nhất, mong conbaodn đừng search trên THTT rồi cứ copy paste vào đây, tự suy nghĩ là chính.
 
Last edited by a moderator:
B

braga

Bài 4: Với $x=\dfrac{1}{2}$ thì:

$\Rightarrow f\left ( \dfrac{1}{2} \right )=\dfrac{1}{8}+\dfrac{1}{4}a+\dfrac{1}{2}b+c$

$ f\left ( \dfrac{1}{2} \right )=\dfrac{1}{8} + \dfrac{1}{4}(a+2b + 4c)=\dfrac{1}{8} + \dfrac{1}{4}.\left ( -\dfrac{1}{2} \right )=0$

Vậy $\dfrac{1}{2}$ là 1 nghiệm của $f(x)$
 
B

braga

$\fbox{6}.$Hỏi có bao nhiêu số nguyên $n$ sao cho $-1964 \le n \le 2011$ và phân số $\dfrac{n^2+2}{n+9}$ chưa tối giản ?

$\dfrac{n^2+2}{n+9}=\dfrac{(n+9)(n-9)+83}{n+9}=n-9+\dfrac{83}{n+9}$

$83$ là số nguyên tố $\Rightarrow (n+9)\vdots 83$

$\Rightarrow n+9\in \left \{ \pm 1909;\pm 1826;\pm 1743;\pm 1660;\pm 1577;\pm 1490;\pm 1411;\pm 1328;\pm 1245;\pm 1162;\pm 1079;\pm 996;\pm 913;\pm 830;\pm 747;\pm 664;\pm 581;\pm 498;\pm 415;\pm 332;\pm 249;\pm 166;\pm 83 ;1992\right \}$

$\Rightarrow n$ có 47 giá trị



 
Last edited by a moderator:
B

braga

Nhóm 2 ra đề

$\fbox{1}.$ (Dành riêng cho lớp 6) Xét tổng gồm $2008$ số hạng $$S= \dfrac{5}{1.2.3}+ \dfrac{8}{2.3.4}+ \dfrac{11}{3.4.5}+ \cdots + \dfrac{6026}{2008.2009.2010}$$.
So sánh $S$ với $2$.



Bài 1: Ta có, số hạng tổng quát của dãy là:

$\dfrac{3n+2}{n(n+1)(n+2)}=\dfrac{2(n+1)+n}{n(n+1)(n+2)}=\dfrac{2(n+1)}{n(n+1)(n+2)}+\dfrac{n}{n(n+1)(n+2)}$

$=\dfrac{2}{n(n+2)}+\dfrac{1}{(n+1)(n+2)}=\dfrac{1}{n}-\dfrac{1}{n+2}+\dfrac{1}{n+1}-\dfrac{1}{n+2}=\dfrac{1}{n}+\dfrac{1}{n+1}-\dfrac{2}{n+2}$

$\Rightarrow S=1+\dfrac{1}{2}-\dfrac{2}{3}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}-\dfrac{2}{4}+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{4}-\dfrac{2}{5}+...............+\dfrac{1}{2008}$ $+\dfrac{1}{2009}-\dfrac{2}{2010}$

$S=1+\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{2009}-\dfrac{2}{2010}=2-\dfrac{1}{2009}-\dfrac{2}{2010}<2$

Vậy $S<2$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom