em hãy chứng minh

T

thaolovely1412

1.Mở bài: Dẫn dắt/ Nêu vấn đề
VD: “Dân ta có một long nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta.” Lời nóiđó của Hồ Chí Minh thực sự có sức thuyết phục chúng ta bởi truyền thống đó đã ghi dấu ấn rất rõ trong các văn bản:..
2.Thân bài:
a. Ý 1: Tinh thần yêu nước thể hiển qua văn bản “Chiếu dời đô”
Vì yêu dân, yêu nước mà Lí Công Uẩn quyết định ra “Chiếu dời đô”:
+Nêu sử sách làm tiền đề: Việc dời đô vừa thuận theo mệnh trời vừa thuận theo lòng dân. Kết quả của việc dời đô là đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
+Đi tới kết luận: khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
→Quyết định đóng đô ở Đại La là quyết đối với vận mệnh của đất Việt. Nó không chỉ thể hiện sự lãnh đạo sang suất của người đứng đầu đát nước mà còn chứng tỏ Lí Công Uẩn là một vị vua rất yêu nước, thương dân. Chính vì thế, kết quả là nước Đại Việt đã có được một mảnh đất để phát triển mãi về sau này.
b. Ý 2:Tinh thần yêu nước được thể hiện qua văn bản “Hịch tướng sĩ”
Vì yêu nước mà Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ”.
+Xuất phát từ tình hình của đất nước, từ lòng yêu nước, lo lắng đến sự tồn vong của dân tộc, Trần Quốc Tuấn đã soạn những điều cốt yếu về binh pháp và viết bài Hịch tướng sĩ để kêu gọi tướng sĩ tiêu diệt tên địch chính mình, ra sức học tập binh thư.
+Trần Quốc Tuấn nêu gương các trung thần để khích lệ lòng yêu nước, xả than vì nước của các tướng sĩ.
+Yêu nước, ông đau lòng tố cáo tội ác của giặc.
+Lòng yêu nước cháy bỏng đã trào ra đầu ngọn bút ‘khi ông bày tỏ nỗi lòng gan ruật của mình:” Ta thường…ta cũng cam lòng”.
→Lòng yêu nước đã biến thành lòng căm thù giặc.
+Đứng trước tình cảnh nước nhà ngàn cân treo sợi tóc, lo lắng cho đất nước vô cùng, Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc cảnh cáo nhũng thói hư tật xấu của đám tướng sĩ: “Nếu có giặc…”. Và hiểm họa trước mắt thật đau xót:” Lúc bấy giờ…”.
+Yêu nước, vì nước. Trần Quốc Tuấn đã ân cần khuyên bảo tướng sĩ không có một lựa chọn nào khác là phải học binh thư, phải từ bỏ tất cả sự hưởng thụ để rèn luyện võ nghệ, binh mã cho một cuộc chiến rất ác liệt sắp xảy ra.
→Tóm lại, bài hịch đã thể hiện cái tôi yêu nước cháy bỏng của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn. Tình yêu đấy đã truyền đến từng trái tim nhỏ bé của tướng sĩ, của nhân dân. Tình yêu ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân Đại Việt để họ tự thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong chính mình. Họ đã ra sức học tập Binh thư, đã chiến đấu anh dũng chống giặc ngoại xâm, và chính họ đã cùng chủ tướng của mình dựng nên một hào khí Đông A vang mãi đến mai sau.
c. Ý 3: Tinh thần yêu nước được thể hiện qua văn bản “Nước Đại Việt ta”
- Mở đầu bài Cáo, với lòng yêu nước tha thiết, Nguyễn Trãi đã khẳgn dịnh dứt khoát và chắc chắn “nhân nghĩa” là “yên dân”, muốn “yên dân” phải “trừ bạo:, tức trừ ngoại xâm. Đằng sau tư tưởng ấy chính là tình yêu với đất nước Đại Việt.
- Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
- Vì yêu nước nên cha ông ta đã “bao đời xây nên đồng lập” để “trừ bạo”, “yên dân”, lập nên nhiều chiến công khi đánh tan “Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã...”. Với các từ mạnh như: thất bại, tiêu vong, bắt sống, giết tươi..., Nguyễn Trãi đã thể hiện một tình yêu tổ quốc sâu sắc, tình yêu đã làm nên sức mạnh cho dân tộc Đại Việt chiến thắng giặc Minh. à “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài Cáo đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của vua tôi nhà Lê đối với đất nước. Tình yêu ấy “Chứng cớ còn ghi”.
d. Ý 4: Tinh thần yêu nước được thể hiện qua văn bản “Bàn luận về phép học”:
- Bài tấu cho ta thấy được thái độ cầu hiền tài, trọng kẻ sĩ của Quang Trung, thấy được tấm lòng vì nước vì dân của La Sơn Phu Tử. Họ đều vì tình yêu đất nước mà hành xử ở đời.
- Ông đã vì nước nên mới gửi vua bản tấu:
+ Nêu mục đích chân chính của việc học. Tác giả dùng câu châm ngốn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức mạnh thuyết phục: “ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo lí”. Khái niệm “học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu. Khái niệm “đạo” vốn trựu tượng, phức tạp được giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng.
+ Soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn.
+ Khẳng định quan điểm đúng đắn trong học tập: Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
+ Khẳng định phương pháp đúng đắn trong học tập: Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao; Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.
e)Viết bài tấu này, Nguyễn Thiếp đã khẳng định ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính: đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. Nếu không yêu nước, lo cho nước nhà, chắc chắn ông không ra giúp vua, giúp nước, và cũng không có những lời vàng ý ngọc này. Tóm lại, văn bản thể hiện tinh thần yêu nước sâu nặng của La Sơn Phu Tử.
f. Bàn luận mở rộng:
- Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập và trong xây dựng, phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong sự kiện lịch sử và ghi dấu ấn trong các văn bản.
- Trạng thái của tinh thần ấy được thể hiện trong các văn bản cũng không hoàn toàn giống nhau. Khi là lòng yêu nước của một vị vua, khi là nỗi lo lắng không nguôi của vị chủ tướng trước sự tồn vong của đất nước, sự an nguy của vương triều, khi thì lại là lòng tự hào dân tộc mãnh liệt của một vì công thần về quá khứ, hiện tại và tương lai vững bền của xã tắc, lúc lại là nỗi trăn trở về phép trị nước của một bậc tôi trung... Nhưng dù trực tiếp hay kín đáo thì đều giống nhau ở mức độ tột cùng của lòng yêu nước. Tinh thần ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử ngàn năm của dân tộc.
3. Kết bài: “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”, “Bàn luận về phép học” đã trở thành những bản anh hùng ca muôn thuở về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, thể hiện chân dưng thời đại, đồng thời cũng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam trongl ịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nguồn: Google ****************************
 
Top Bottom