TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo - tiết 146) (bài soạn)
I. Từ tượng thanh và từ tượng thanh
1/146
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, sự vật, con người
VD: ào ào, lanh lảnh, se sẻ, …
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
VD: lắc lư, lảo đảo, lêu nghêu …
2/146
- Mèo, bò, tắc kè, chim cuốc, …
3/146
- Tác dụng: Giúp miêu tả hình ảnh đám mây sống động hơn, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và cảm nhận hơn.
II. Một số phép tu từ từ vựng
1/147
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Nhân hóa là cách dùng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người để miêu tả làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên sống động gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nói giảm nói tránh là cách nói tế nhị, uyển chuyển nhằm làm giảm cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: là lợi dụng sự đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị .
2/147
a) Ẩn dụ tu từ: Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình.
b) So sánh: Ngợi ca tiếng đàn làm say đắm lòng người của Thuý Kiều.
c) Nói quá: Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng về một nhân vật tài sắc vẹn toàn
d) Nói quá: Nguyễn Du đã cực tả sự xa cách về thân phận ,cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
e) Chơi chữ: Tài năng và tai hoạ nhiều lúc đi liền với nhau.
3/147
a) Điệp từ “còn” ,từ đa nghĩa “say sưa”: Thể hiện tình cảm mạnh mẽ nhưng kín đáo ,tế nhị của chàng trai.
b) Phép nói quá: diễn tả sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) So sánh, điệp ngữ: Miêu tả không gian thanh bình, thơ mộng, cảnh vật dưới đêm trăng thật là đẹp.
d) Nhân hóa: Nhà thơ đã nhân hóa trăng thành người bạn tri kỷ
e) Ẩn dụ tu từ: Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
Đây là bài mình tự soạn để chuẩn bị học ! Mình đã học xong và hy vọng cái này sẽ giúp bạn ! Chúc bạn học tốt !