Toán Đường Tròn

Harriet Xanh

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2017
24
4
21
Tiền Giang
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ 1 điểm ngoài đường tròn (O;R) vẽ 2 tiếp tuyến AB,AC với đường tròn (B,C là tiếp điểm)
a/ CM : A điểm A,O,B,C thuộc đường tròn.
b/ Gọi H là giao điểm OA,BC. CM : HA.HO=HB.HC
c/ Đoạn AO cắt (O) tại I. CM : I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
 

Nữ Thần Mặt Trăng

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
4,472
5,490
779
Hà Nội
THPT Đồng Quan
Từ 1 điểm ngoài đường tròn (O;R) vẽ 2 tiếp tuyến AB,AC với đường tròn (B,C là tiếp điểm)
a/ CM : A điểm A,O,B,C thuộc đường tròn.
b/ Gọi H là giao điểm OA,BC. CM : HA.HO=HB.HC
c/ Đoạn AO cắt (O) tại I. CM : I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
a) $\widehat{OBA}=\widehat{OCA}=90^{\circ}\Rightarrow A, O, B, C$ cùng thuộc đường tròn đường kính $OA$.
b) $OA$ là đường trung trực của $BC\Rightarrow HB=HC\Rightarrow HB.HC=HB^2$.
Mặt khác: $\triangle OAB$ vuông tại $B, BH\perp OA\Rightarrow HA.HO=HB^2$ suy ra đpcm.
c) Dễ thấy $AI$ là phân giác của $\widehat{BAC}$, giờ ta cần c/m $BI$ là phân giác của $\widehat{ABC}$ hoặc $CI$ là phân giác $\widehat{ACB}$.
$\widehat{IBC}+\widehat{OIB}=90^{\circ}$; $\widehat{IBA}+\widehat{OBI}=90^{\circ}$.
Mà $\triangle OIB$ cân tại $O$ $(OI=OB)$ nên $\widehat{OIB}=\widehat{OBI}\Rightarrow \widehat{IBC}=\widehat{IBA}\Rightarrow BI$ là phân giác $\widehat{ABC}$ suy ra đpcm.
 

Hnhh2t1

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng mười hai 2017
126
44
61
Quảng Nam
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu a: vì tứ giác AOBC có tổng 2 góc đối nhau bằng 180 nên AOBC là tứ giác nội tiếp đường tròn => dpcm
b) tam giác HAC đồng dạng HBO => HO/HC = HB/ HA => dpcm
mình thay đổi điếm A , B là tiếp điểm nhé
 
Top Bottom