P
phanminhthien
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
một ít tư liệu vê cai gọi là sự thật trần trụi và bỉ cực của cuộc đời ( chỉ là một ít thôi )...smee xin gọi về, đối với những bai này -smee ko co sư binh luận tranh cãi nào ..đừng
Cúi mặt kiếm sống
Một ngày may mắn của Hiền...
TTCN - “Anh cứ theo em đi, người ta càng giàu lên thì càng có nhiều đồ rơi rớt, bỏ đi cho mình nhặt”. Tôi bất ngờ với trải nghiệm của người bạn lượm ve chai một chữ cắn đôi không biết. Những ngày vác bao lượm rác trên đường phố, tôi dần hiểu thêm những số phận ẩn trong những mặt người đen đủi, quê mùa.
Mỗi sáng mặt trời lên, họ hòa vào dòng người xe tấp nập trong thành phố này, để rồi sau đó cúi mặt xuống đường kiếm sống...
6 giờ sáng, tôi và Nguyễn Văn Đức xuất phát từ đường Rạch Bùng Binh, quận 3. Trước khi đi, anh bạn “cụ non” còn cẩn thận cột một cây gỗ nhỏ trên miệng bao cho tôi cầm. Rồi nhìn xuống chân tôi, nó phì cười: “Anh mang dép nhựa cứng kiểu này chỉ đi bộ một ngày là rách da chân”. Vừa nói nó vừa thảy cho tôi đôi dép xốp mềm mới lượm được ở thùng rác.
Một ngày như mọi ngày
Nhặt nhạnh đủ thứ đồ thiên hạ bỏ đi...
Men theo đường Nguyễn Thông, chúng tôi ra đường Điện Biên Phủ, rồi ngược về ngã bảy, quận 10. Mới “khởi nghiệp”, tôi phải đi sau Đức xem nó nhặt nhạnh những gì bán được để bắt chước. Suốt mấy kilômet, bao rác của tôi vẫn cuộn trong tay, còn bao của “kẻ chuyên nghiệp” cạnh tôi cũng nhẹ tênh với vài vỏ lon bia và một bộ ống dây truyền dịch.
Quẹo đường Lý Thái Tổ, trở xuống Ba Tháng Hai, tai tôi bắt đầu lùng bùng và đôi chân cứ chậm dần lại.
Sốt ruột với cái bao quá nhẹ, Đức bắt đầu săm soi kỹ các thùng rác. Có cây móc nhưng nó cứ dùng tay không thọc vào khua khoắng.
Mới hơn 8 giờ nhưng nhiều bao rác đã bị móc tung tóe. Đức vừa cố lục lọi vừa buồn buồn: “Hồi trước còn ít nhưng bây giờ nhiều người nhặt rác lắm. Người đầu mót của chủ rác, người sau mót lại của người mót trước, rồi người sau nữa... Chỉ lát thôi, đến mũi con chó đói cũng không thể tìm nổi chút gì trong các bao rác này!”.
Đến cái bao rác đen, Đức trúng mánh với cái lọ thủy tinh còn mới nguyên cả nắp. Nó bảo: “Nhìn bao rác sẽ biết thân phận, tính cách chủ nhà. Bao rác của nhà giàu bao giờ cũng lớn hơn bao rác nhà nghèo, bao rác của người dễ tính luôn có nhiều thứ để nhặt hơn người kỹ tính...”. Nhìn Đức tay không sục sạo các bao rác, tôi ái ngại mấy ống kim chích.
Trong hai tuần lễ, nhà báo trẻ Quốc Việt (ngồi) đã đi lượm rác. Cùng ngủ ngồi bên hiên nhà, co ro trong những manh chiếu cũ ở những nhà trọ nghèo tại TP.HCM, anh đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với những phận người đang nhọc nhằn kiếm sống, nhặt nhạnh những đồng xu lẻ, những thứ rơi rớt mà người khác vứt bỏ.
Và anh ray rứt tự hỏi: những con người này đang đứng ở đâu, bên trong, bên lề hay bên ngoài sự đổi thay của đô thị này? Liệu ánh đèn đô thị, hình ảnh của sự phát triển, có hắt bóng vào cuộc đời họ?
Còn nó bình thản: “Nếu có ống chích thì chưa chắc còn đến lượt mình để bị đâm. Người đi trước đã lượm nó rồi”. Đến trước cổng ngôi nhà có bà cụ đang thải ra một xấp giấy báo cũ, nó xin ly nước uống, rồi hào phóng nhường tôi và dặn có gì hay đọc cho nó nghe rồi hãy bán. Nó bảo xấp báo đó bán được khoảng 3.000 đồng. Đó là thu nhập đầu tiên trong ngày của tôi.
Nhìn mặt Đức bơ bơ tỉnh rụi, ít ai nghĩ nó đã trải đời quá nhiều. 9 tuổi đã đi chăn bò thuê (ở Đức Phổ, Quảng Ngãi) và nhặt thêm phân bò kiếm sống. Lần đầu vào TP.HCM, nó ngơ ngác ngủ ở vỉa hè, bị đám bụi đời móc sạch tiền, kể cả chứng minh nhân dân. Thế là từ đó nó ngủ luôn ở vỉa hè vì chẳng còn giấy tờ để thuê phòng trọ. Rồi cảnh sát đi hốt bụi đời nghiện ngập, nó cũng bị gom luôn.
Ở trại, không người thăm nuôi, nó bị đại bàng đánh tơi tả. Khi được thả, nó lại tiếp tục đi lượm ve chai và ngủ ở vỉa hè đường Ba Tháng Hai. Nghèo khổ cùng cực, nó cũng có cách tiết kiệm riêng: suất tắm công cộng ở ga Hòa Hưng là 1.000 đồng, còn tắm giặt là 3.000 đồng, Đức bèn mặc bộ đồ dơ trên người và chỉ mua suất tắm, rồi tranh thủ giặt đồ, vắt thật khô để mặc lại đi ra. Thế nhưng, đôi khi nó còn bị mấy thằng nghiện trấn tiền, cướp luôn bao rác...
Buổi trưa, tôi mời Đức suất cơm 6.000 đồng. Nó giấu cái bao rác ở gốc cây vì sợ chủ quán sẽ đuổi mình ra. Lùa vội cơm vào bụng, chúng tôi lại lê bước sục sạo các bao rác. Vết phồng trên các ngón chân tôi bắt đầu lột da, rỉ nước và các móng tay cũng đã cáu đen như Đức vì lục lọi các bao rác.
Một lát sau, chúng tôi đứng trước thùng rác đầy vỏ lon bia ở một ngôi nhà to đùng, nhưng người chủ nhà béo phệ nhất định không cho nhặt mà đòi bán. Đức kỳ kèo trả giá một, hai ngàn đồng, móc những đồng tiền cắc trong túi áo sũng mồ hôi để mua rác.
Những cuộc đời bên thùng rác
Anh Đoàn Văn Vận đang ngồi cân ve chai cho các "đồng nghiệp" cũ...
Những ngày vác bao theo Đức, tôi dần dần có nhiều “đồng nghiệp”. Họ đến TP.HCM từ khắp các miền quê Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...
Đêm ở bãi rác bên hông chợ Xóm Chiếu, quận 4, tôi nghe cô gái Nguyễn Thị Hiền (quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An) buồn buồn kể chuyện đời mình.
Mới 19 tuổi nhưng Hiền đã có hai con. Lẽ ra cô không phải vào đây lượm rác nếu anh chồng không nghiện ngập. “Anh ấy cứ chích xong là nằm mẹp giường, tỉnh dậy lại chích, rồi lại nằm.
Em buôn bán lặt vặt ở quê không đủ tiền cung phụng nên phải trốn đi để tránh những trận đòn”. Hiền nhặt nhạnh cả thức ăn thừa người ta vứt đi rôi nấu lại ăn đê dành dụm tiền gửi về quê nuôi con.
Bây giờ, Hiền đang trọ cùng bốn chị em ở đường Lê Đức Thọ, Gò Vấp. Căn phòng rộng 21m2 vốn là chuồng heo cũ. Chủ thu 400.000 đồng mỗi tháng nhưng cho họ được nấu nướng. Hiền không sợ khổ mà sợ nhất là ốm đau hay tai nạn.
Vừa rồi, bà Trần Thị Thanh cùng quê với cô đạp xe đi lượm rác đêm với bụng đói, bị xe máy đâm phải, lê lết được về tới phòng trọ co giật một lát thì chết. Gia đình nghèo tới mức không có tiền để vào đưa bà về. Chị em cùng trọ phải bán chiếc xe đạp cũ của bà rồi gom góp thêm tiền mua chiếc quan tài, gửi xe đò chở xác bà về quê!
Anh Trần Văn Đình, 38 tuổi, cựu binh chiến trường Campuchia, thì phải lượm rác để nuôi bốn người con và cha mẹ ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Vợ anh làm nghề đập đá, bị lao phổi và chết đã hơn 10 năm. Mình anh nuôi cả cha mẹ vợ lẫn cha mẹ mình và bốn con nhỏ. Đứa lớn định bỏ học phụ bố. Anh cương quyết không cho: "Tại bố ít học nên bây giờ phải đi lượm rác. Con cũng muốn giống bố à?".
Với niềm tin mãnh liệt đời bố vất đi để gầy dựng đời con, một mình anh lượm rác nuôi tám người. Mỗi ngày anh phải đạp xe lượm rác từ 6g đến tận 24g. Anh tằn tiện đến mức bát đĩa, quần áo, bàn chải đánh răng... của anh đều là đồ từ các thùng rác. Mười ngón tay của anh chai sần và xỉn đen như đáy nồi chỉ vì rác. Khó ai tin nổi người đàn ông chai sạn này có lần ngồi khóc trước một thùng rác khi nhìn thấy một thai nhi trong đó.
Những mảnh đời lượm rác trên đường phố lay lắt tay làm hàm nhai. Người trụ không nổi lại lầm lũi về quê. Cũng có một số người kiên trì vắt kiệt mồ hôi để vượt qua số phận. Ông V.T.C. (quê Thanh Hóa) là thương binh thời chống Mỹ thì lượm ve chai để nuôi con trai học đại học (khoa điện tử - viễn thông Đại học Bách khoa).
Ông thương con đến mức giấu cả thân phận, việc làm của mình với bạn bè của con. Hồi con mới vào thành phố, sáng nào ông cũng theo con đến trường, nhưng chỉ lẽo đẽo đạp xe phía sau cho đến khi con khuất sau cánh cổng mới đạp xe đi làm. Tâm sự với tôi, ông dặn đừng đưa tên cha con ông lên báo. Ông không xấu hổ, chỉ sợ con mặc cảm!
Còn anh Đoàn Văn Vận (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bây giờ đã trở thành ông chủ nhỏ. Nghề lê la nhặt nhạnh thứ người ta vứt đi không giúp anh được nhiều tiền nhưng cho anh nhiều kinh nghiệm sống quí báu, mà đặc biệt là lòng kiên trì vượt qua hoàn cảnh.
Từ lượm rác, anh lên phụ vựa ve chai, rồi trở thành chủ vựa ve chai ở đầu đường Rạch Bùng Binh. Ngày ngày anh vẫn đối diện với bao mặt người đẫm mồ hôi, sẻ chia nhọc nhằn với họ. “Có người đến mượn tiền tôi rồi đi mất, nhưng có nhiều người gửi từng đồng tiền lẻ cho tôi giữ giùm...”.
Cuộc sống vẫn tiếp tục. Đối với những người nhập cư sông bằng nghề lượm rác, mặt trời thì ở quá cao, còn đêm thì quá dài
Cúi mặt kiếm sống
Một ngày may mắn của Hiền...
TTCN - “Anh cứ theo em đi, người ta càng giàu lên thì càng có nhiều đồ rơi rớt, bỏ đi cho mình nhặt”. Tôi bất ngờ với trải nghiệm của người bạn lượm ve chai một chữ cắn đôi không biết. Những ngày vác bao lượm rác trên đường phố, tôi dần hiểu thêm những số phận ẩn trong những mặt người đen đủi, quê mùa.
Mỗi sáng mặt trời lên, họ hòa vào dòng người xe tấp nập trong thành phố này, để rồi sau đó cúi mặt xuống đường kiếm sống...
6 giờ sáng, tôi và Nguyễn Văn Đức xuất phát từ đường Rạch Bùng Binh, quận 3. Trước khi đi, anh bạn “cụ non” còn cẩn thận cột một cây gỗ nhỏ trên miệng bao cho tôi cầm. Rồi nhìn xuống chân tôi, nó phì cười: “Anh mang dép nhựa cứng kiểu này chỉ đi bộ một ngày là rách da chân”. Vừa nói nó vừa thảy cho tôi đôi dép xốp mềm mới lượm được ở thùng rác.
Một ngày như mọi ngày
Nhặt nhạnh đủ thứ đồ thiên hạ bỏ đi...
Men theo đường Nguyễn Thông, chúng tôi ra đường Điện Biên Phủ, rồi ngược về ngã bảy, quận 10. Mới “khởi nghiệp”, tôi phải đi sau Đức xem nó nhặt nhạnh những gì bán được để bắt chước. Suốt mấy kilômet, bao rác của tôi vẫn cuộn trong tay, còn bao của “kẻ chuyên nghiệp” cạnh tôi cũng nhẹ tênh với vài vỏ lon bia và một bộ ống dây truyền dịch.
Quẹo đường Lý Thái Tổ, trở xuống Ba Tháng Hai, tai tôi bắt đầu lùng bùng và đôi chân cứ chậm dần lại.
Sốt ruột với cái bao quá nhẹ, Đức bắt đầu săm soi kỹ các thùng rác. Có cây móc nhưng nó cứ dùng tay không thọc vào khua khoắng.
Mới hơn 8 giờ nhưng nhiều bao rác đã bị móc tung tóe. Đức vừa cố lục lọi vừa buồn buồn: “Hồi trước còn ít nhưng bây giờ nhiều người nhặt rác lắm. Người đầu mót của chủ rác, người sau mót lại của người mót trước, rồi người sau nữa... Chỉ lát thôi, đến mũi con chó đói cũng không thể tìm nổi chút gì trong các bao rác này!”.
Đến cái bao rác đen, Đức trúng mánh với cái lọ thủy tinh còn mới nguyên cả nắp. Nó bảo: “Nhìn bao rác sẽ biết thân phận, tính cách chủ nhà. Bao rác của nhà giàu bao giờ cũng lớn hơn bao rác nhà nghèo, bao rác của người dễ tính luôn có nhiều thứ để nhặt hơn người kỹ tính...”. Nhìn Đức tay không sục sạo các bao rác, tôi ái ngại mấy ống kim chích.
Trong hai tuần lễ, nhà báo trẻ Quốc Việt (ngồi) đã đi lượm rác. Cùng ngủ ngồi bên hiên nhà, co ro trong những manh chiếu cũ ở những nhà trọ nghèo tại TP.HCM, anh đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với những phận người đang nhọc nhằn kiếm sống, nhặt nhạnh những đồng xu lẻ, những thứ rơi rớt mà người khác vứt bỏ.
Và anh ray rứt tự hỏi: những con người này đang đứng ở đâu, bên trong, bên lề hay bên ngoài sự đổi thay của đô thị này? Liệu ánh đèn đô thị, hình ảnh của sự phát triển, có hắt bóng vào cuộc đời họ?
Còn nó bình thản: “Nếu có ống chích thì chưa chắc còn đến lượt mình để bị đâm. Người đi trước đã lượm nó rồi”. Đến trước cổng ngôi nhà có bà cụ đang thải ra một xấp giấy báo cũ, nó xin ly nước uống, rồi hào phóng nhường tôi và dặn có gì hay đọc cho nó nghe rồi hãy bán. Nó bảo xấp báo đó bán được khoảng 3.000 đồng. Đó là thu nhập đầu tiên trong ngày của tôi.
Nhìn mặt Đức bơ bơ tỉnh rụi, ít ai nghĩ nó đã trải đời quá nhiều. 9 tuổi đã đi chăn bò thuê (ở Đức Phổ, Quảng Ngãi) và nhặt thêm phân bò kiếm sống. Lần đầu vào TP.HCM, nó ngơ ngác ngủ ở vỉa hè, bị đám bụi đời móc sạch tiền, kể cả chứng minh nhân dân. Thế là từ đó nó ngủ luôn ở vỉa hè vì chẳng còn giấy tờ để thuê phòng trọ. Rồi cảnh sát đi hốt bụi đời nghiện ngập, nó cũng bị gom luôn.
Ở trại, không người thăm nuôi, nó bị đại bàng đánh tơi tả. Khi được thả, nó lại tiếp tục đi lượm ve chai và ngủ ở vỉa hè đường Ba Tháng Hai. Nghèo khổ cùng cực, nó cũng có cách tiết kiệm riêng: suất tắm công cộng ở ga Hòa Hưng là 1.000 đồng, còn tắm giặt là 3.000 đồng, Đức bèn mặc bộ đồ dơ trên người và chỉ mua suất tắm, rồi tranh thủ giặt đồ, vắt thật khô để mặc lại đi ra. Thế nhưng, đôi khi nó còn bị mấy thằng nghiện trấn tiền, cướp luôn bao rác...
Buổi trưa, tôi mời Đức suất cơm 6.000 đồng. Nó giấu cái bao rác ở gốc cây vì sợ chủ quán sẽ đuổi mình ra. Lùa vội cơm vào bụng, chúng tôi lại lê bước sục sạo các bao rác. Vết phồng trên các ngón chân tôi bắt đầu lột da, rỉ nước và các móng tay cũng đã cáu đen như Đức vì lục lọi các bao rác.
Một lát sau, chúng tôi đứng trước thùng rác đầy vỏ lon bia ở một ngôi nhà to đùng, nhưng người chủ nhà béo phệ nhất định không cho nhặt mà đòi bán. Đức kỳ kèo trả giá một, hai ngàn đồng, móc những đồng tiền cắc trong túi áo sũng mồ hôi để mua rác.
Những cuộc đời bên thùng rác
Anh Đoàn Văn Vận đang ngồi cân ve chai cho các "đồng nghiệp" cũ...
Những ngày vác bao theo Đức, tôi dần dần có nhiều “đồng nghiệp”. Họ đến TP.HCM từ khắp các miền quê Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...
Đêm ở bãi rác bên hông chợ Xóm Chiếu, quận 4, tôi nghe cô gái Nguyễn Thị Hiền (quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An) buồn buồn kể chuyện đời mình.
Mới 19 tuổi nhưng Hiền đã có hai con. Lẽ ra cô không phải vào đây lượm rác nếu anh chồng không nghiện ngập. “Anh ấy cứ chích xong là nằm mẹp giường, tỉnh dậy lại chích, rồi lại nằm.
Em buôn bán lặt vặt ở quê không đủ tiền cung phụng nên phải trốn đi để tránh những trận đòn”. Hiền nhặt nhạnh cả thức ăn thừa người ta vứt đi rôi nấu lại ăn đê dành dụm tiền gửi về quê nuôi con.
Bây giờ, Hiền đang trọ cùng bốn chị em ở đường Lê Đức Thọ, Gò Vấp. Căn phòng rộng 21m2 vốn là chuồng heo cũ. Chủ thu 400.000 đồng mỗi tháng nhưng cho họ được nấu nướng. Hiền không sợ khổ mà sợ nhất là ốm đau hay tai nạn.
Vừa rồi, bà Trần Thị Thanh cùng quê với cô đạp xe đi lượm rác đêm với bụng đói, bị xe máy đâm phải, lê lết được về tới phòng trọ co giật một lát thì chết. Gia đình nghèo tới mức không có tiền để vào đưa bà về. Chị em cùng trọ phải bán chiếc xe đạp cũ của bà rồi gom góp thêm tiền mua chiếc quan tài, gửi xe đò chở xác bà về quê!
Anh Trần Văn Đình, 38 tuổi, cựu binh chiến trường Campuchia, thì phải lượm rác để nuôi bốn người con và cha mẹ ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Vợ anh làm nghề đập đá, bị lao phổi và chết đã hơn 10 năm. Mình anh nuôi cả cha mẹ vợ lẫn cha mẹ mình và bốn con nhỏ. Đứa lớn định bỏ học phụ bố. Anh cương quyết không cho: "Tại bố ít học nên bây giờ phải đi lượm rác. Con cũng muốn giống bố à?".
Với niềm tin mãnh liệt đời bố vất đi để gầy dựng đời con, một mình anh lượm rác nuôi tám người. Mỗi ngày anh phải đạp xe lượm rác từ 6g đến tận 24g. Anh tằn tiện đến mức bát đĩa, quần áo, bàn chải đánh răng... của anh đều là đồ từ các thùng rác. Mười ngón tay của anh chai sần và xỉn đen như đáy nồi chỉ vì rác. Khó ai tin nổi người đàn ông chai sạn này có lần ngồi khóc trước một thùng rác khi nhìn thấy một thai nhi trong đó.
Những mảnh đời lượm rác trên đường phố lay lắt tay làm hàm nhai. Người trụ không nổi lại lầm lũi về quê. Cũng có một số người kiên trì vắt kiệt mồ hôi để vượt qua số phận. Ông V.T.C. (quê Thanh Hóa) là thương binh thời chống Mỹ thì lượm ve chai để nuôi con trai học đại học (khoa điện tử - viễn thông Đại học Bách khoa).
Ông thương con đến mức giấu cả thân phận, việc làm của mình với bạn bè của con. Hồi con mới vào thành phố, sáng nào ông cũng theo con đến trường, nhưng chỉ lẽo đẽo đạp xe phía sau cho đến khi con khuất sau cánh cổng mới đạp xe đi làm. Tâm sự với tôi, ông dặn đừng đưa tên cha con ông lên báo. Ông không xấu hổ, chỉ sợ con mặc cảm!
Còn anh Đoàn Văn Vận (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bây giờ đã trở thành ông chủ nhỏ. Nghề lê la nhặt nhạnh thứ người ta vứt đi không giúp anh được nhiều tiền nhưng cho anh nhiều kinh nghiệm sống quí báu, mà đặc biệt là lòng kiên trì vượt qua hoàn cảnh.
Từ lượm rác, anh lên phụ vựa ve chai, rồi trở thành chủ vựa ve chai ở đầu đường Rạch Bùng Binh. Ngày ngày anh vẫn đối diện với bao mặt người đẫm mồ hôi, sẻ chia nhọc nhằn với họ. “Có người đến mượn tiền tôi rồi đi mất, nhưng có nhiều người gửi từng đồng tiền lẻ cho tôi giữ giùm...”.
Cuộc sống vẫn tiếp tục. Đối với những người nhập cư sông bằng nghề lượm rác, mặt trời thì ở quá cao, còn đêm thì quá dài