B
boynghean_190498
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đối đầu căng thẳng
4 năm về trước, trong lúc sự thất vọng vì đội nhà chơi quá tệ và bị loại ngay từ vòng tứ kết World Cup 2006 (thua Pháp 0-1) vẫn chưa nguôi ngoai, thì báo chí và dư luận ở Brazil tiếp tục nhận thêm một cú sốc nữa khi LĐBĐ Brazil (CBF) bất ngờ chọn cựu thủ quân tuyển “vàng-xanh” (vô địch World Cup 1994) là Dunga vốn không được lòng người dân nước này và có rất ít kinh nghiệm làm HLV để dẫn dắt đội tuyển. Thực ra, Dunga cũng đã từng được đề nghị làm HLV tuyển Brazil thay ông Luxemburgo từ năm 2000 nhưng bất thành chỉ vì không được lòng báo chí, và tất cả đều bắt nguồn từ lúc nhà cầm quân này còn là cầu thủ với triết lý thi đấu thực dụng. Hơn nữa, như bình luận viên Daniel Gallas của BBC thường trú tại Brazil nhận định: “Ở một đất nước như Brazil mà mọi người đều cho rằng mình có thể làm tốt công việc HLV đội tuyển với tôn chỉ là chơi một thứ bóng đá đẹp thì dĩ nhiên chẳng ai ưa một người như Dunga lên làm HLV”.
HLV Dunga (giữa) đang đối mặt với thử thách lớn nhất trong sự nghiệp cầm quân của mình ở World Cup sắp tới - Ảnh: Reuters
Ngay từ trận đầu tiên cầm quân (tháng 8.2006), những lựa chọn trong đội hình của ông Dunga ở trận giao hữu với Na Uy (hòa 1-1) đã khiến dư luận Brazil điên tiết. Với quan điểm chiến thuật thiên về phòng ngự gần giống như người tiền nhiệm từng vô địch World Cup 2002 là Scolari, Dunga không giấu giếm ý định xây dựng một Brazil mới không lãng mạn, không quyến rũ... mà thay vào đó là một lối chơi chỉ biết chiến thắng không cần chơi đẹp. Chính vì vậy, những “vũ công samba” như Ronaldo hay Adriano và phần nào đó là Ronaldinho... đã dần dần không còn là sự lựa chọn số 1. Thay vào đó, Dunga đã chọn những cầu thủ lạ lẫm và chỉ đáp ứng được ý đồ chiến thuật của mình như cầu thủ vô danh Afonso Alves, Andre Santos hoặc Maicon lúc đó vẫn còn ít ai biết đến... Còn với những cầu thủ cũ, Dunga cũng chỉ chọn những người có lối chơi thiên về phòng ngự như Gilberto Silva, Kleberson hay cặp trung vệ Juan và Lucio.
Dù Brazil sau đó giành được 5 chiến thắng liên tiếp trong đó có cả trận thắng trước kình địch Argentina 3-0, nhưng việc thua Bồ Đào Nha 0-2 (đều là những trận giao hữu) đã làm cho báo chí nước này thêm chỉ trích đội tuyển lẫn bản thân HLV Dunga hơn. Tình thế chẳng mấy thoải mái này đeo đuổi đoàn quân samba cho đến tận vòng loại World Cup ở khu vực Nam Mỹ, và mãi đến khi tuyển Brazil kết thúc xong chiến dịch vòng loại với ngôi nhất bảng và đặc biệt là chính thức giành vé đến Nam Phi sau trận thắng trước Argentina với tỷ số 3-1 ngay trên sân khách, thì áp lực mới giảm bớt đôi chút. Tuy nhiên, báo chí Brazil vẫn cứ chỉ trích đội nhà vì đã lấy phương châm chơi phòng ngự giống như của kình địch không đội trời chung là Argentina làm ưu tiên, mà bỏ qua đi lối chơi đẹp vốn đã ăn vào máu của bóng đá nước này.
Trả đũa
Khi Dunga công bố danh sách 23 tuyển thủ đến Nam Phi, báo chí Brazil ngỡ ngàng vì không có Ronaldinho. Chưa hết, đến cả “chú vịt” Pato cũng không có tên. Adriano hay thậm chí là “người ngoài hành tinh” Ronaldo đang “hồi xuân” lại càng không, và dĩ nhiên cả những tài năng trẻ mới nổi mà người dân Brazil ví như là những “Pele mới” như Neymar hay Paulo Henrique Ganso cũng cùng chung số phận ngồi ở nhà xem World Cup qua ti vi. Đến nỗi, tay đua xe thể thức 1 (F1) lừng danh của Brazil, Felipe Massa cũng phải lên tiếng chỉ trích: “Nếu đây là sự thật, thì tôi chẳng thích đội Brazil này một chút nào. Bởi sắp tới đây người ta chỉ thấy một Brazil thực dụng và dù có đoạt chức vô địch thế giới thì cũng chẳng làm một CĐV nào cảm thấy thỏa mãn”. Massa còn chất vấn: “Tôi không hiểu vì sao lại chọn Gilberto (của CLB Cruzeiro) hay Michel Bastos (Lyon), trong khi Marcelo của Real Madrid và Maxwell (Barcelona) chơi tốt hơn ở vị trí hậu vệ trái”.
Tuy nhiên, những chỉ trích của Massa suy cho cùng cũng giống như những gì báo chí Brazil đang bàn tán về đội quân mà ông Dunga đã chọn. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là không thể thay đổi được gì, vì quyết định cuối cùng là của Dunga. Và có cảm giác, đây như là một sự trả đũa của vị HLV này nhắm vào những gì mà báo chí nước này luôn chỉ trích ông suốt từ khi lên nắm quyền đội tuyển hoặc cả trước đó. HLV Dunga chỉ giải thích đơn giản: “Những cầu thủ đã thi đấu suốt chiến dịch vòng loại được ưu tiên, vì họ thể hiện được phẩm chất của mình và đáp ứng được yêu cầu về mặt chiến thuật. Còn những cầu thủ khác bị loại, đơn thuần ở thời điểm này họ không đáp ứng được phong độ như yêu cầu hoặc một số đã lớn tuổi”.
Ngoài ra, ngay sau khi chính thức bước vào đợt tập trung chuẩn bị cho World Cup từ đầu tuần này tại thành phố Curitiba, ông Dunga đã ra lệnh “đóng cửa” với báo chí để khỏi bị làm phiền và mỗi ngày ông chỉ cử 2 cầu thủ ra tiếp chuyện mà thôi. Vì thế, sự căng thẳng giữa HLV này với báo chí Brazil tiếp tục gia tăng. Và trong một chừng mực nào đó, rõ ràng Dunga đang đánh cược vào canh bạc mà ông đã chọn và buộc phải làm được điều tương tự như HLV Scolari (cũng từng bị chỉ trích nhưng không đến mức này) đã dẫn dắt tuyển Brazil đoạt ngôi vô địch thế giới lần thứ 5 tại World Cup 2002, thì mới tránh được cuộc “tàn sát” của báo chí Brazil.
4 năm về trước, trong lúc sự thất vọng vì đội nhà chơi quá tệ và bị loại ngay từ vòng tứ kết World Cup 2006 (thua Pháp 0-1) vẫn chưa nguôi ngoai, thì báo chí và dư luận ở Brazil tiếp tục nhận thêm một cú sốc nữa khi LĐBĐ Brazil (CBF) bất ngờ chọn cựu thủ quân tuyển “vàng-xanh” (vô địch World Cup 1994) là Dunga vốn không được lòng người dân nước này và có rất ít kinh nghiệm làm HLV để dẫn dắt đội tuyển. Thực ra, Dunga cũng đã từng được đề nghị làm HLV tuyển Brazil thay ông Luxemburgo từ năm 2000 nhưng bất thành chỉ vì không được lòng báo chí, và tất cả đều bắt nguồn từ lúc nhà cầm quân này còn là cầu thủ với triết lý thi đấu thực dụng. Hơn nữa, như bình luận viên Daniel Gallas của BBC thường trú tại Brazil nhận định: “Ở một đất nước như Brazil mà mọi người đều cho rằng mình có thể làm tốt công việc HLV đội tuyển với tôn chỉ là chơi một thứ bóng đá đẹp thì dĩ nhiên chẳng ai ưa một người như Dunga lên làm HLV”.
Ngay từ trận đầu tiên cầm quân (tháng 8.2006), những lựa chọn trong đội hình của ông Dunga ở trận giao hữu với Na Uy (hòa 1-1) đã khiến dư luận Brazil điên tiết. Với quan điểm chiến thuật thiên về phòng ngự gần giống như người tiền nhiệm từng vô địch World Cup 2002 là Scolari, Dunga không giấu giếm ý định xây dựng một Brazil mới không lãng mạn, không quyến rũ... mà thay vào đó là một lối chơi chỉ biết chiến thắng không cần chơi đẹp. Chính vì vậy, những “vũ công samba” như Ronaldo hay Adriano và phần nào đó là Ronaldinho... đã dần dần không còn là sự lựa chọn số 1. Thay vào đó, Dunga đã chọn những cầu thủ lạ lẫm và chỉ đáp ứng được ý đồ chiến thuật của mình như cầu thủ vô danh Afonso Alves, Andre Santos hoặc Maicon lúc đó vẫn còn ít ai biết đến... Còn với những cầu thủ cũ, Dunga cũng chỉ chọn những người có lối chơi thiên về phòng ngự như Gilberto Silva, Kleberson hay cặp trung vệ Juan và Lucio.
Dù Brazil sau đó giành được 5 chiến thắng liên tiếp trong đó có cả trận thắng trước kình địch Argentina 3-0, nhưng việc thua Bồ Đào Nha 0-2 (đều là những trận giao hữu) đã làm cho báo chí nước này thêm chỉ trích đội tuyển lẫn bản thân HLV Dunga hơn. Tình thế chẳng mấy thoải mái này đeo đuổi đoàn quân samba cho đến tận vòng loại World Cup ở khu vực Nam Mỹ, và mãi đến khi tuyển Brazil kết thúc xong chiến dịch vòng loại với ngôi nhất bảng và đặc biệt là chính thức giành vé đến Nam Phi sau trận thắng trước Argentina với tỷ số 3-1 ngay trên sân khách, thì áp lực mới giảm bớt đôi chút. Tuy nhiên, báo chí Brazil vẫn cứ chỉ trích đội nhà vì đã lấy phương châm chơi phòng ngự giống như của kình địch không đội trời chung là Argentina làm ưu tiên, mà bỏ qua đi lối chơi đẹp vốn đã ăn vào máu của bóng đá nước này.
Trả đũa
Khi Dunga công bố danh sách 23 tuyển thủ đến Nam Phi, báo chí Brazil ngỡ ngàng vì không có Ronaldinho. Chưa hết, đến cả “chú vịt” Pato cũng không có tên. Adriano hay thậm chí là “người ngoài hành tinh” Ronaldo đang “hồi xuân” lại càng không, và dĩ nhiên cả những tài năng trẻ mới nổi mà người dân Brazil ví như là những “Pele mới” như Neymar hay Paulo Henrique Ganso cũng cùng chung số phận ngồi ở nhà xem World Cup qua ti vi. Đến nỗi, tay đua xe thể thức 1 (F1) lừng danh của Brazil, Felipe Massa cũng phải lên tiếng chỉ trích: “Nếu đây là sự thật, thì tôi chẳng thích đội Brazil này một chút nào. Bởi sắp tới đây người ta chỉ thấy một Brazil thực dụng và dù có đoạt chức vô địch thế giới thì cũng chẳng làm một CĐV nào cảm thấy thỏa mãn”. Massa còn chất vấn: “Tôi không hiểu vì sao lại chọn Gilberto (của CLB Cruzeiro) hay Michel Bastos (Lyon), trong khi Marcelo của Real Madrid và Maxwell (Barcelona) chơi tốt hơn ở vị trí hậu vệ trái”.
Tuy nhiên, những chỉ trích của Massa suy cho cùng cũng giống như những gì báo chí Brazil đang bàn tán về đội quân mà ông Dunga đã chọn. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là không thể thay đổi được gì, vì quyết định cuối cùng là của Dunga. Và có cảm giác, đây như là một sự trả đũa của vị HLV này nhắm vào những gì mà báo chí nước này luôn chỉ trích ông suốt từ khi lên nắm quyền đội tuyển hoặc cả trước đó. HLV Dunga chỉ giải thích đơn giản: “Những cầu thủ đã thi đấu suốt chiến dịch vòng loại được ưu tiên, vì họ thể hiện được phẩm chất của mình và đáp ứng được yêu cầu về mặt chiến thuật. Còn những cầu thủ khác bị loại, đơn thuần ở thời điểm này họ không đáp ứng được phong độ như yêu cầu hoặc một số đã lớn tuổi”.
Ngoài ra, ngay sau khi chính thức bước vào đợt tập trung chuẩn bị cho World Cup từ đầu tuần này tại thành phố Curitiba, ông Dunga đã ra lệnh “đóng cửa” với báo chí để khỏi bị làm phiền và mỗi ngày ông chỉ cử 2 cầu thủ ra tiếp chuyện mà thôi. Vì thế, sự căng thẳng giữa HLV này với báo chí Brazil tiếp tục gia tăng. Và trong một chừng mực nào đó, rõ ràng Dunga đang đánh cược vào canh bạc mà ông đã chọn và buộc phải làm được điều tương tự như HLV Scolari (cũng từng bị chỉ trích nhưng không đến mức này) đã dẫn dắt tuyển Brazil đoạt ngôi vô địch thế giới lần thứ 5 tại World Cup 2002, thì mới tránh được cuộc “tàn sát” của báo chí Brazil.