Đừng bỏ qua nếu bạn muốn đạt 8, 9 các môn khoa học xã hội

HMF Tin tức

Moderator
Cu li diễn đàn
6 Tháng tư 2017
70
564
81
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai bảo học khoa học xã hội thì không có cơ hội học những trường tốt hay kiếm được công việc tốt như học khoa học tự nhiên? Xem ngay bài viết dưới đây để biết những trường đại học lớn chủ yếu xét tuyển bằng các môn khoa học xã hội và làm thế nào để đạt điểm 8, 9 thi THPT QG nhé!

Xem thêm:
Mách học sinh Trung bình-khá cách đạt 8 điểm thi THPT quốc gia 2017
2 tháng cuối cùng, học làm sao để đạt điểm cao nhất?
Học thế nào để thi đỗ trường ĐH Bách Khoa 2017?
Loại bỏ 5 điều sau, K13 chắc chắn đỗ trường mình muốn

[Live Stream] Tư vấn tuyển sinh vào Đại học Bách Khoa Hà Nội 2017

Các trường lớn xét tuyển tổ hợp xã hội và điểm chuẩn tham khảo


Đừng quan tâm đến những câu nói coi thường tổ hợp môn xã hội kiểu như: “Học mấy môn chỉ cần học thuộc lòng ấy thì làm sao mà kiếm nổi một công việc tốt”. Vì có quá nhiều các trường, các ngành tốt để các bạn lựa chọn như:

– Đại học Luật Hà Nội có ngành Luật kinh tế và ngành Luật xét tuyển khối C00 với điểm chuẩn năm 2016 lần lượt là 28, 26.

– Đại học Luật TP.HCM có ngành Luật xét tuyển khối C00 với điểm chuẩn năm 2016 là 24.

– Trường sĩ quan chính trị – Đại học chính trị có ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước (phía Bắc và phía Nam) xét tuyển khối C00 với điểm chuẩn năm 2016 lần lượt là 25, 23.

– Đại học Công đoàn có 3 ngành là Luật, Công tác xã hội, Xã hội học xét tuyển khối C00 với điểm chuẩn 2016 lần lượt là 23, 21, 19.

– Đại học Công nghiệp TP.HCM có ngành Luật kinh tế và Luật quốc tế với điểm chuẩn 2016 lần lượt là 20 và 18.

Một số khó khăn khi chọn tổ hợp khoa học xã hội

Với nhiều thay đổi trong kỳ thi THPT, các bạn ôn tổ hợp khoa học xã hội cũng gặp một số khó khăn nhất định chứ không phải “chỉ cần học thuộc” như nhiều người vẫn nói.

Đề thi đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế nhiều

Khi kết thúc kỳ thi khảo sát THPT Quốc gia 2017 tại Hà Nội, phần lớn học sinh đánh giá các môn thi áp dụng nhiều tình huống thực tế trong đời sống xã hội. “Câu hỏi thực tế chiếm khoảng 40 – 50% trong phần thi Giáo dục công dân.” – Em Phạm Thu Nga (lớp 12D1, THPT Nguyễn Tất Thành) cho biết. Một học sinh khác ở quận Cầu Giấy chia sẻ: “Đề Địa lý có khá nhiều câu biểu đồ ứng dụng thực tế và phải vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để giải thích, phân tích tìm đáp án”.

de-thi-thu-gdcd2-1490166575254-1.jpg

Đề thi khảo sát THPT Quốc gia 2017 môn GDCD tại Hà Nội
Kiến thức rộng, có tính phân loại cao

Môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải liên kết các kiến thức đã học lại với nhau, có tính phân loại cao. “Có những câu đòi hỏi phải liên hệ kiến thức từ các năm trước, kiến thức từ bên ngoài xã hội nên khá khó.” – Vũ Vân Giang (THPT Nguyễn Tất Thành) cho biết. Em Đinh Phạm Linh Chi (THPT Cầu Giấy) cũng đưa ra ý kiến tương tự: “Môn Sử có kiến thức hơi rộng một chút. Đề thi đưa nhiều câu hỏi về sự kiện mà nhiều cái em không nhớ được.”

Ít cơ sở tổ chức ôn luyện tổ hợp khoa học xã hội

Không giống các môn khoa học tự nhiên có vô vàn các lớp luyện, lò luyện thi phục vụ cho việc ôn luyện kiến thức thi THPT QG, các môn khoa học xã hội lại ít có các cơ sở tổ chức ôn luyện tập trung, chuyên sâu. Điều này cũng là một khó khăn lớn với các bạn học sinh.

Giải pháp giúp bạn đạt điểm 8, 9 các môn khoa học xã hội
Với đặc điểm kiến thức trải rộng, nhiều, khó nhớ đồng thời lại đòi hỏi vốn hiểu biết thực tế trong xã hội và đời sống để áp dụng vào làm bài, thì các bạn nhất định phải có một giải pháp ôn luyện hiệu quả.

Khi chỉ còn 2 tháng nữa là kỳ thi sẽ diễn ra, giải pháp PEN – M là giải pháp duy nhất và hữu hiệu nhất giúp các bạn có cách học hiệu quả cho từng môn để giành điểm 8, điểm 9.

Đối với Lịch sử:

+ Biết tóm lược những nội dung quan trọng qua các chuyên đề Sử Việt Nam, Sử thế giới, Đông Âu, Liên Xô…

+ Cách nhớ các sự kiện, mốc thời gian quan trọng, cách làm bài nhanh.

+ Biết cách loại bỏ phương án nhiễu.

Đối với Địa lý:

+ Biết sử dụng hiệu quả At – lat, nhận xét biểu đồ, xử lý bảng số liệu một cách nhanh nhất.

+ Cách vận dụng kiến thức thực tiễn vào trả lời câu hỏi.

Đối với Giáo dục công dân:

+ Tránh mất điểm “oan” những phần dễ, hay bị đánh lừa.

+ Cách vận dụng kiến thức áp dụng vào đời sống.
 
Top Bottom