[Đức dục - Trí dục] Xoá bỏ ngăn chách giữa cha mẹ và con cái

N

nhockhd22

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một giáo sư tâm lý học người Mỹ đã bỏ ra ba năm nghiên cứu hơn ba vạn thanh thiếu niên và ông đã phát hiện ra rằng, ở những đứa trẻ thường hay tâm sự với cha mẹ về những việc xảy ra hàng ngày thì những đứa trẻ này thường ít có thói hư tật xấu như: bỏ học, nghiện hút, cờ bạc... song cũng có trường hợp trẻ khi dưới 11, có chuyện gì về nhà cũng thổ lộ với cha mẹ, nhưng khi bước sang tuổi 12, 13 thì ngược lại, chúng thường tâm sự trước với thầy, cô giáo, bạn bè và cuối cùng mới đến cha mẹ. Qua những nghiên cứu, tìm tòi, các nhà tâm lý học và các bậc làm cha mẹ đã đúc rút ra 6 phương pháp nhằm xóa bỏ hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.


  • 1.- Hãy để cho con có được khoảng trời tự do:
Ðến một độ tuổi nhất định, con cái chúng ta đều muốn có "khoảng trời riêng của mình", cha mẹ không vào phòng riêng, lục lọi, xem xét các thứ trong phòng. Không để cho trẻ có cảm giác khó chịu, ngột ngạt, căng thẳng khi bị cha mẹ vào phòng, chúng cảm thấy mất tự do. Thanh thiếu niên ngày nay ngày càng muốn có cuộc sóng riêng tư của mình, không thích cha mẹ can thiệp, chúng thường có tình cảm lãnh đạm, trầm tư, thích ở một mình, không chịu ở cùng và đi đâu cùng cha mẹ. Có cha mẹ cảm thấy khó chịu khi con cái luôn tìm cách lẩn tránh mình, thật ra đây là biểu hiện bình thường của con cái khi bước sang tuổi trưởng thành.


  • 2.- Hãy nghe con cái nói:
Ngày càng khôn lớn theo tuổi tác, rất nhiều đứa trẻ cho rằng ngồi nói chuyện với cha mẹ là chuyện khó khăn, ngại ngần, cha mẹ phải giúp con xóa bỏ mặc cảm này. Một biện pháp hữu hiệu là phải đầu tư thời gian, gần gũi và lắng nghe con cái nói. Bữa cơm tối, gia đình đoàn tụ quanh mâm cơm là cơ hội tốt để cha mẹ nói chuyện với con cái, song có bậc cha mẹ lại bỏ qua cơ hội này. Con cái ngày nay thường không thích cùng ăn cơm với cha mẹ. Cha mẹ phải tạo điều kiện để cùng con cái ăn cơm, để tâm nghe con nói. Con cái thấy mình được coi trọng, không khí gia đình cởi mở, chan hòa.


  • 3.- Chỉ nên làm cố vấn, không làm trung gian:

Có lúc cha mẹ đề xướng ý kiến rất hay, con cái lại không nghe, không thích thú, vì cái mà chúng cần không phải là người trung gian mà chỉ là cố vấn cho chúng. Những lúc này, cha mẹ chỉ cần để tâm lắng nghe, để chúng tự làm, không nên bắt tay tham dự vào công việc của chúng hoặc kiến nghị chúng phải thế này thế nọ; nếu chúng làm hỏng cũng không nên can thiệp, phê phán, chỉ trích. Trẻ em không thích người lớn chê chúng là loại người hồ đồ. Cha mẹ phải giúp chúng rút kinh nghiệm.


  • 4.- Trao đổi bình đẳng với con cái:
Dùng phương pháp này trao đổi tâm sự với con cái là cách tốt nhất, khiến cha mẹ và con cái trao đổi cởi mở, bình đẳng, thoải mái, tự nhiên.


  • 5.- Hãy viết ra những điều muốn nói:
Ðã có rất nhiều chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ hãy viết ra những điều mà mình không muốn trực tiếp nói với con cái. Khi viết ra những điều này, lời nói của cha mẹ có trọng lượng hơn vì thông thường người ta cho rằng giấy trắng mực đen đáng tin cậy hơn, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Có bà mẹ phát hiện cô con gái 14 tuổi của mình bắt đầu hò hẹn bạn trai, bà muốn giảng giải cho con biết yêu đương sớm dẫn đến hậu quả xấu; nhưng cứ hễ bà mở miệng nói với con là con gái vội gạt đi: "Cái đó con biết từ lâu rồi". Thế rồi, chẳng còn cách nào khác, bà viết cho con một bức thư, diễn giải cho con mọi điều hay, lẽ phải và để ở đầu giường con, cô gái đã đọc và làm theo lời bà.


  • 6.- Không nên cái gì cũng tra hỏi con cái:
Thông thường con cái không muốn nói với cha mẹ những chuyện liên quan đến mình. Gặp trường hợp này, bạn phải khơi chuyện để con nói ra và coi chuyện con cái nói ra là một món quà cho cha mẹ. Ðã có bà mẹ có cô con gái 15 tuổi, một hôm về nhà khóc thút thít, hỏi không nói, không cho mẹ biết lý do vì sao phải khóc, bà ôm lấy con, ngồi xuống nghế, không nói gì thêm. Một lúc sau, con gái ra khỏi phòng, không khóc nữa, bà mẹ vẫn không biết vì sao con khóc, song bà hiểu rằng, hôm đó, cái mà con gái cần ở bà không phải là những câu tra hỏi, xét nét mà cần sự an ủi động viên. Vài năm sau, khi hai mẹ con có dịp nhắc lại chuyện này, cô con gái không sao nhớ nổi lý do vì sao mình khóc, nhưng lại nhớ rất rõ lúc đó mẹ luôn ở bên mình. Con cái được mẹ luôn ở bên mình là điều quan trọng nhất.
 
E

echcon_dihoc_249

Ne!nhockhd động não chut đi,nói rõ thế ma còn hok hiểu ba túc la bố ,cha đó hiểu chua
 
N

nhockhd22

sặc.Thế thì chịu rùi............................................. THôi bà xem film của bà đi
 
Top Bottom